Việc tìm hiểu được cách tính bán kính hình tròn sẽ giúp tính được chu vi, cũng như diện tích của hình. Vậy nên, để hiểu rõ hơn về định nghĩa, công thức và cách tính bán kính hãy cùng tham khảo chi tiết trong bài viết sau đây.
Bán kính của hình tròn là gì?
Bán kính của hình tròn được biết đến chính là khoảng cách từ tâm hình tròn đến một điểm bất ký trên đường tròn. Được ký hiệu bằng chữ r.
Công thức và cách tính đường kính của hình tròn
Như định nghĩa trên, bán kính chính là khoảng cách từ tâm đến đường tròn. Suy ra, công thức tính bán kính sẽ bằng 1/2 độ dài của đường kính.
Ngoài ra, để có thể tính được bán kính hình tròn thì các em có 3 cách cơ bản để tính dựa vào đường kính (d), chu vi (c) và số PI, diện tích (s). Cụ thể:
Tính bán kính khi biết diện tích hình tròn
Với dữ kiện bài toán cho biết diện tích hình tròn, ta áp dụng công thức tính diện tích S = r x 2 x 3.14.
Từ đó, ta suy ra được công thức tính bán kính của hình tròn bằng căn bậc hai của diện tích chia cho số pi. Cụ thể: r = căn (S/3.14)
Trong đó:
-
S : Là diện tích hình tròn.
-
r : Là bán kính hình tròn.
-
Số pi = 3.14
Ví dụ: Cho hình tròn, biết diện tích bằng 12.56. Tính bán kính hình tròn.
Áp dụng công thức tính bán kính từ diện tích, ta được r = căn (12.56/3.14) = 2 (cm)
Đáp số: r = 2cm.
Tính bán kính khi biết chu vi hình tròn
Đây là một trong những cách tính, cũng như là dạng toán cơ bản khi học kiến thức về bán kính của hình tròn. Cụ thể, nếu bài toán đưa ra yêu cầu bắt tính bán kính nhưng chỉ cho dữ kiện về chu vi, từ công thức tính chu vi hình trònC = d x 3.14 = 2r x 3.14.
Từ đó, các em sẽ suy ra công thức tính bán kính hình tròn tương ứng là: r = C/(2 x 3.14).
Trong đó:
-
C : Là chu vi của hình tròn
-
d : Là đường kính hình tròn.
-
r : Là bán kính hình tròn.
-
Số Pi = 3.14.
Ví dụ: Cho chu vi hình tròn bằng 12.56cm, tính bán kính của hình tròn.
Cách giải: Áp dụng công thức tính chu vi hình tròn và suy ra công thức tính bán kính, ta được r = 12.56/(2 x 3.14) = 2 (cm).
Đáp số: r = 2cm
Tính bán kính khi biết đường kính hình tròn
Với dạng bài toán cho biết đường kính của hình tròn, yêu cầu tính bán kính cũng khá đơn giản. Bởi vì bán kính chính là 1/2 của đường kính. Công thức tính chính là d = 2r => r = d/2.
Trong đó:
-
r : Là bán kính hình tròn.
-
d : Là đường kính hình tròn.
Ví dụ: Cho hình tròn, biết đường kính hình tròn là 10cm. Tính bán kính hình tròn đó.
Áp dụng công thức tính d = 2r = 10 => r = d/2 = 10/2 = 5 (cm).
Đáp số: r = 5cm.
Tính đường bán hình tròn để làm gì?
Với bán kính hình tròn thường được áp dụng trong hầu hết các công thức liên quan tới hình tròn từ chu vi, diện tích, đường tròn hay phương trình đường tròn.
Ngoài ra, tùy thuộc vào dữ kiện bài toán đưa ra khác nhau, mà giá trị bán kính sẽ có tác dụng riêng.
Bài tập về tính bán kính của hình tròn để bé tự luyện
Sau khi đã nắm được phần lý thuyết khi tính bán kính của hình tròn, dưới đây là một số bài tập liên quan mà các em có thể áp dụng, luyện tập:
Mẹo giúp bé làm bài tập tính bán kính hình tròn hiệu quả
Đối với các bé học cấp 1, thường các bài tập liên quan tới bán kính của hình tròn chưa quá phức tạp. Nhưng cũng sẽ có nhiều dạng nâng cao trong quá trình học, làm bài tập, thi cử.
Vậy nên, để giúp con học tốt và vững kiến thức này, bố mẹ có thể tham khảo những bí quyết sau đây:
Xây dựng nền tảng học toán vững chắc cho bé cùng Wikihoc Math
Khi học toán, bé không chỉ học mỗi toán hình mà còn rất nhiều kiến thức khác. Khi con đã có niềm đam mê với toán học, chắc chắn quá trình học sẽ tiếp thu mọi kiến thức nhanh chóng.
Vậy nên, để có thể tạo niềm hứng thú cho trẻ khi học toán, con có niềm đam mê khi học toán, hãy tham khảo Wikihoc Math để đồng hành cùng trẻ.
Đây là một trong những ứng dụng học toán tiếng Anh hàng đầu tại Việt Nam, được xây dựng nền tảng toán học dựa trên chương trình GDPT mới nhất. Để qua đó, giúp bé dễ dàng học và theo sát được kiến thức trên trường của con.
Cụ thể, khi học cùng Wikihoc Math các em sẽ được học thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Điển hình như:
-
Học thông qua phương pháp tích cực: Kích thích sự sáng tạo, con tích cực đặt câu hỏi để hiểu tận gốc vấn đề được đưa ra trong Toán học.
-
Học thông qua trò chơi: Vừa chơi vừa học mà hiệu quả vượt bậc. Con hứng thú, tự giác học không cần ba mẹ nhắc nhở.
-
Học cùng sách bài tập bổ trợ nâng cao: Giúp con phát triển các kỹ năng vận động tinh và vận động thô thông qua việc giải quyết các bài toán trong thực tế.
Đặc biệt, tất cả các nội dung bài học đều được đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Wikihoc nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng để phân chia thành các bài học, cấp độ khác nhau. Qua đó bố mẹ sẽ dễ dàng lựa chọn được cấp độ phù hợp với trẻ, tương ứng với những chuyên đề toán tương ứng để bé dễ dàng học, ghi nhớ, tư duy và áp dụng hiệu quả nhất.
Giúp con nắm vững kiến thức liên quan tới bán kính hình tròn
Để có thể giúp bé chinh phục được các bài toán liên quan tới bán kính của hình tròn, hay bất kỳ bài tập nào thì việc nắm vững kiến thức cơ bản rất quan trọng.
Đối với kiến thức của bán kính chủ yếu liên quan tới đường kính, chu vi, diện tích, số pi, đặc điểm hình tròn,… Vậy nên, bố mẹ cần chắc chắn bé đã nắm vững kiến thức này. Cũng như biết con đang yếu phần nào, có kiến thức nào bé chưa hiểu cần phải củng cố kịp thời.
Học đi đôi với hành
“Học đi đôi với hành” luôn là lời khuyên mà bất kỳ ai cũng nên áp dụng. Bởi vì nếu con đã nắm vững lý thuyết mà không áp dụng vào thực hành thì rất dễ nhanh quên, cũng như không hiểu được bản chất của bài toán.
Chính vì vậy, với dạng toán bán kính của hình tròn thì bố mẹ cũng có thể cho bé thực hành nhiều hơn thông qua việc cùng con làm bài tập nhiều hơn, tìm hiểu nhiều thông tin trên internet, áp dụng lý thuyết trong thực tiễn, chơi trò chơi, học nhóm, trải nghiệm hoạt động học toán cùng Wikihoc Math,…
Đảm bảo, với việc được thực hành thường xuyên bé sẽ dễ ghi nhớ, tiếp thu kiến thức và tư duy một cách tốt hơn thay vì chỉ học thụ động quá sách vở.
Một số lưu ý khi làm bài tập tính bán kính của hình tròn
Đối với bài tập tính bán kính hình tròn thường có nhiều loại khác nhau. Để giúp con đạt điểm cao khi gặp dạng toán này, các em cần lưu ý một số đặc điểm như sau:
-
Đọc kỹ đề bài: Nhiều bé thường mắc sai lầm khi đọc qua loa đề bài, dẫn tới việc tính toán sai. Nên bố mẹ cần yêu cầu con đọc kỹ đề bài, để xem có những dữ kiện nào, để lựa chọn công thức và áp dụng tính toán chính xác.
-
Sử dụng máy tính bỏ túi: Đối với bài toán tính bán kính dựa vào diện tích sẽ có căn bậc 2, nên với nhiều bé sẽ là dạng toán khó. Nên để tính căn bậc 2, bé có thể dùng máy tính bỏ túi để có thể tính toán đúng chuẩn nhất.
-
Chú ý đơn vị đo: Đây là một trong những điểm đánh lạc hướng của bé, dễ khiến bé làm bài tập sai. Nên khi làm bài tập cần chú ý xem đơn vị đo của dữ kiện là gì, yêu cầu tính bán kính đơn vị đo như thế nào? Để từ đó quy đổi đơn vị và tiến hành tính toán theo yêu cầu chính xác.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan tới toán bán kính hình tròn. Đây cũng là dạng toán thường gặp từ cấp 1 cho đến cấp 3, thậm chí ứng dụng trong thực tế. Chính vì vậy bố mẹ hãy cùng bé tìm hiểu, áp dụng và thực hành để giúp con chinh phục dạng toán này hiệu quả nhất.