Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Tự đánh giá: Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường? Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 81 sách Cánh diều tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Chim bồ câu là một loài động vật đã rất gần gũi và quen thuộc với con người. Chúng có một đặc điểm thú vị là không bị lạc đường. Trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 8, học sinh sẽ được tìm hiểu văn bản Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường?

Soạn bài Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường
Soạn bài Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường

Hôm nay, Wikihoc.com mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 8: Tự đánh giá: Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường?.

Tự đánh giá: Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường?

Câu 1. Mục đích chính của văn bản trên là gì?

A. Giải thích hiện tượng chim bồ câu có khả năng nhớ đường trở về tổ cực kì tốt

B. Giới thiệu về hiện tượng chim bồ câu ngày xưa có trí thông minh tuyệt vời

C. Thuyết minh cách thức đưa thư ngày xưa bằng việc sử dụng chim bồ câu

D. Giới thiệu về kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Ốc-xpho về chim bồ câu

Câu 2. Câu văn nào sau đây nêu lên vấn đề chính được giải thích trong văn bản?

A. Chim bồ câu có khả năng nhớ đường trở về tổ cực kì tốt…

Tham khảo thêm:   Văn khấn nhập trạch: Bài cúng, văn khấn về nhà mới chuẩn nhất

B. Ban ngày, bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời.

C. Dù bị đưa tới một nơi rất xa xôi, chúng vẫn có thể tự tìm đường về nhà.

D. Vì sao bồ câu lại sở hữu khả năng tuyệt diệu này?

Câu 3. Câu văn nào giải thích khái quát về trí nhớ tuyệt vời của bồ câu?

A. Ban ngày, bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời.

B. Mấu chốt của khả năng tìm được đường về nhà là trong não bộ của bồ câu có một hệ thống chỉ đường tinh vi.

C. Nhưng vào ngày trời râm không có Mặt Trời hoặc buổi tối, chúng chủ yếu định hướng bằng từ trường Trái Đất.

D. Các nhà khoa học ở Đại học O-xphớt phát hiện ra rằng thông qua đường bay, bồ câu có thể nhớ được các kiến trúc tiêu biểu để tìm được đường về.

Câu 4. Đoạn văn “Ban ngày, bồ câu chủ yếu […] về tổ ở một cự li xa.” được trình bày theo cách nào?

A. Diễn dịch

B. Quy nạp

C. Song song

D. Phối hợp

Câu 5. Nhận xét nào khái quát được cách tìm đường về nhà của chim bồ câu?

A. Bồ câu có thể nhớ được các kiến trúc tiêu biểu để tìm được đường về.

B. Bồ câu có thể dựa vào nhiều cách để tìm được đường về nhà.

C. Bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời.

D. Bồ câu chủ yếu định hướng bằng từ trường Trái Đất để trở về nhà.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Phân tích nguyên lý tảng băng trôi trong Ông già và biển cả (Dàn ý + 4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 12

Câu 6. Vì sao văn bản trên được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên?

Câu 7. Hiện tượng mà văn bản nói tới có gì đặc sắc cần giải thích?

Câu 8. Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

Câu 9. Em biết thêm được điều gì từ văn bản giải thích nêu trên?

Câu 10. Viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu những điều em thích về chim bồ câu.

Gợi ý:

Câu 1. A

Câu 2. A

Câu 3. B

Câu 4. C

Câu 5. B

Câu 6.

– Nội dung văn bản là giải thích nguyên nhân chim bồ câu tìm được đường về nhà.

– Hình thức: đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để giải thích cho hiện tượng, câu văn ngắn gọn, ngôn ngữ dễ hiểu, sử dụng các thuật ngữ khoa học…

Câu 7. Hiện tượng mà văn bản nói tới vấn đề: trí nhớ siêu phàm của loài chim bồ câu giúp chúng tìm được đường về nhà mà không phải loài nào cũng có được.

Câu 8.

– Bố cục văn bản gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “khả năng tuyệt diệu này?”: giới thiệu khái quát về khả năng của loài bồ câu.
  • Phần 2. Tiếp đến “một cự li xa”: lí giải nguyên nhân giúp chim bồ câu tìm được đường về nhà.
  • Phần 3. Còn lại: phát hiện mới lạ của các nhà khoa học Ốc-xpho về bồ câu.

Câu 9.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp 9 cách chế biến yến mạch thơm ngon bổ dưỡng để ăn sáng

Em đã biết thêm những kiến thức hữu ích về loài chim bồ câu.

Câu 10. 

Gợi ý:

Trong thế giới loài chim, em rất yêu thích chim bồ câu. Có rất nhiều lí do để yêu thích loài chim này, trước hết là bởi ngoại hình đẹp đẽ của nó. Chim bồ câu có thân hình nhỏ nhắn. Bộ lông của chúng thường có màu trắng muốt hoặc đen xám. Cái đầu tròn với đôi mắt bé xíu như hạt đỗ. Những chiếc chân nhỏ, có móng vuốt khá sắc. Tiếp đến, chim bồ câu còn được coi là sứ giả của hòa bình và tình yêu thương Chúng đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ cho tình hữu nghị của thế giới. Ngoài ra, loài chim bồ câu còn rất thông minh, chúng có một trí nhớ tuyệt vời. Chính bởi vậy, xa xưa, loài chim này thường được con người huấn luyện để trao đổi thư từ khi chưa có những phương tiện thông tin liên lạc hiện đại như máy tính, điện thoại,… Như vậy, bồ câu là một loài chim có ích, gắn bó với cuộc sống của con người.

Xem thêm: Đoạn văn nêu những điều em thích về chim bồ câu

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tự đánh giá: Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường? Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 81 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *