Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm Soạn Lý 9 trang 17, 18 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Vật lí 9 Bài 6 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu trong sách giáo khoa trang 17, 18 bài Bài tập vận dụng định luật Ôm thuộc chương 1 Điện học.

Soạn Vật lí 9 bài 6 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa gồm cả lý thuyết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm giải Vật lý 9 bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn và nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Vật lý lớp 9.

Giải Vật lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm

  • Giải bài tập Vật lí 9 trang 17, 18
  • Lý thuyết Bài tập vận dụng định luật Ôm
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Dàn ý 12 câu đầu thơ Trao duyên (6 Mẫu + Sơ đồ tư duy) Lập dàn ý 12 câu đầu bài Trao duyên

Giải bài tập Vật lí 9 trang 17, 18

Bài 1 (trang 17 SGK Vật lí 9)

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.1, trong đó R1 = 5 Ω. Khi K đóng, vôn kế chỉ 6 V, ampe kế chỉ 0,5 A.

Tóm tắt

R1 = 5Ω

I = 0,5A

UAB = 6V

a) Tính Rtd

b) Tính R2

Gợi ý đáp án

a) tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

b) tính điện trở R2.

Trả lời

Cách 1:

a) Áp dụng định luật Ôm, ta tính được điện trở tương đương của đoạn mạch:

R = UAB /I = 6/0,5 = 12Ω

b) Vì đoạn mạch gồm hai điện trở ghép nối tiếp nên ta có:

R = R1 + R2 → R2 = R – R1 = 12 – 5 = 7Ω

Cách 2: Áp dụng cho câu b.

Trong đoạn mạch nối tiếp, cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm.

I = I1 = I2 = 0,5 A

→ hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là: U1 = I1.R1 = 0,5.5 = 2,5V

Mà UAB = U1 + U2 = 6V → U2 = 6 – 2,5 = 3,5V

→ R2 = U2 /I2 = 3,5 / 0,5 = 7Ω.

Bài 2 (trang 17 SGK Vật lí 9)

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.2, trong đó R1 = 10 Ω, ampe kế A1 chỉ 1,2 A, ampe kế A chỉ 1,8 A

a) Tính hiệu điện thế UAB của đoạn mạch.

b) Tính điện trở R2.

Áp dụng điều kiện: trong mạch điện mắc song song thì:

eqalign{
& {U_{AB}} = {U_1} = {U_2} cr
& {I_{AB}} = {I_1} + {I_2} cr}

Trả lời

Ta có:

+ Số chỉ của ampe kế A1 là cường độ dòng điện qua điện trở R1

+ Số chỉ của ampe kế A là cường độ dòng điện của toàn mạch

Ta thấy mạch điện gồm R1 và R2 mắc song song với nhau nên ta có:

Tham khảo thêm:   5 cách trị gàu bằng những nguyên liệu có sẵn tại nhà, ai thử cũng thành công

eqalign{
& {U_{AB}} = {U_1} = {U_2} cr
& {I_{AB}} = {I_1} + {I_2} cr}

Vậy

a) Do R_1//R_2 nên ta có U_{AB}=U_1=U_2

Mặt khác, ta có: U_1=I_1.R_1

Suy ra:

{U_{AB}} = {U_1} = {R_1}.{I_1} = 10.1,2 = 12V

b) Cường độ dòng điện chạy qua R_2{I_2} = {rm{ }}I{rm{ }}-{rm{ }}{I_1} = {rm{ }}1,8{rm{ }}-{rm{ }}1,2{rm{ }} = {rm{ }}0,6{rm{ }}A.

Điện trở {R_2} = displaystyle{{{U_{AB}}} over {{I_2}}} = {{12} over {0,6}} = 20Omega .

Bài 3 (trang 18 SGK Vật lí 9)

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.3, trong đó R1 = 15 Ω, R2 = R3 = 30 Ω, UAB = 12 V.

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.

b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

Trả lời

a) Từ sơ đồ mạch điện ta thấy, R2 mắc song song với R3 xong cả hai mắc nối tiếp với R1

GọiR_{23}là điện trở tương đương của R2 và R3, ta có:

dfrac{1}{{{R_{23}}}} = dfrac{1}{{{R_2}}} + dfrac{1}{{{R_3}}}

to {R_{23}} = displaystyle{{{R_2}{R_3}} over {{R_2} + {R_3}}} = {{30.30} over {30 + 30}} = 15Omega

Ta có: điện trở tương đương của đoạn mạch là

{R_{td}} = {R_1} + {rm{ }}{R_{23}} = 15 + 15 = 30Omega

b) Cường độ dòng điện qua điện trở R1 chính là cường độ dòng điện qua mạch chính,

{I_1} = displaystyle{{{U_{AB}}} over {{R_{td}}}} = {{12} over {30}} = 0,4A.

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R1

U_{AM}={U_1} = {R_1}.{I_1} = {rm{ }}15.0,4{rm{ }} = {rm{ }}6{rm{ }}V.

+Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R2 và R3 l

U_{MB}={U_2} = {U_3} = U_{AB}-U_{MB}={rm{ }}12{rm{ }} - {rm{ }}6{rm{ }} = {rm{ }}6{rm{ }}V.

+ Cường độ dòng điện qua R2 là:

{I_2} = displaystyle{rm{ }}{{{U_2}} over {{R_2}}} = {6 over {30}} = 0,2A.

Cường độ dòng điện qua R3 là: {I_3}=displaystyle{{{U_3}} over {{R_3}}} = {6 over {30}} = 0,2A

Lý thuyết Bài tập vận dụng định luật Ôm

1. Định luật Ôm là gì?

Định luật Ohm là một định luật vật lý về sự phụ thuộc vào cường độ dòng điện của hiệu điện thế và điện trở. Nội dung của định luật cho rằng cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó, với vật dẫn điện có điện trở là một hằng số.

Tại sao lại gọi là định luật ôm, Ohm?

Tham khảo thêm:  

Định luật Ohm được đặt tên theo nhà vật lý học người Đức, Georg Ohm, được phát hành trên một bài báo năm 1827, mô tả các phép đo điện áp và cường độ dòng điện qua một mạch điện đơn giản gồm nhiều dây có độ dài khác nhau, Ông trình bày một phương trình phức tạp hơn một chút so với trên để giải thích kết quả thực nghiệm của mình (xem phần Lịch sử dưới đây). Phương trình trên là dạng hiện đại của định luật Ohm.

2. Vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp

Đối với đoạn mạch có n điện trở mắc nối tiếp:

Cường độ dòng điện: IAB = I1 = I2 = … = In

Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch: UAB = U1 + U2 + … + Un

Điện trở tương đương: RAB = R1 + R2 + … + Rn

3. Vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch mắc song song

Đối với đoạn mạch có n điện trở mắc song song:

Cường độ dòng điện: IAB = I1 + I2 + … + In

Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch: UAB = U1 + U2 + … + Un

3. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm P, Q bất kỳ trên mạch điện

Nếu P, Q cùng nằm trên một mạch rẽ: UPQ = IPQ.RPQ

Nếu P, Q không cùng nằm trên một mạch rẽ: UPQ = UPM + UMQ

Với M là một điểm cùng nằm trên đoạn mạch rẽ chứa P, chứa Q.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm Soạn Lý 9 trang 17, 18 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *