Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116 Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 116 sách Cánh diều tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Thực hành tiếng Việt trang 116, hướng dẫn cách soạn bài chi tiết.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116

Các bạn học sinh lớp 8 tham khảo để có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116

Câu 1. Tìm từ ghép Hán Việt trong các cụm từ dưới đây (ở Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn). Chỉ ra nghĩa của mỗi từ ghép Hán Việt tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó:

các bậc trung thần nghĩa sĩ, lưu danh sử sách, binh thư yếu lược.

Gợi ý:

Từ ghép Hán Việt: trung thần, nghĩa sĩ, sử sách, binh thư, yếu lược

  • trung thần: trung là dốc lòng, thần là bề tôi
  • nghĩa sĩ: nghĩa là lẽ phải, sĩ là học trò, người có học vấn
  • sử sách: sử là lịch sử, sách là thẻ tre viết chữ
  • binh thư: binh là binh lính, thư là sách
  • yếu lược: yếu: điểm quan trọng, lược: tóm tắt

Câu 2. Tìm các thành ngữ trong những câu dưới đây. Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ tìm được và nghĩa của mỗi tiếng trong các thành ngữ đó.

Tham khảo thêm:   2 cách làm bánh thuẫn hấp và nướng ngon giòn, mềm tại nhà

a. Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ, chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão… (Trần Quốc Tuấn)

b. Muốn cho người ta tin theo thì phải có danh chính ngôn thuận. (Nguyễn Huy Tưởng)

c. Ta sẽ chiêu binh mãi mã cầm quân đi đánh giặc. (Nguyễn Huy Tưởng)

d. Dân gian ai chẳng có lòng trung quân ái quốc. (Nguyễn Huy Tưởng)

Gợi ý:

a. bách niên giai lão: cùng trăm tuổi, cùng già đi

  • bách: trăm
  • niên: năm
  • giai: cùng, đều
  • lão: già

b. danh chính ngôn thuận: danh nghĩa đúng đắn, lời nói không sai trái

  • danh: tiếng
  • chính: đúng đắn
  • ngôn: lời nói
  • thuận: không trái

c. chiêu binh mãi mã: gọi binh lính, mua ngựa chiến để chuẩn bị chiến tranh

  • chiêu: vẫy, gọi lại
  • binh: binh lính
  • bãi: mua
  • mã: ngựa

d. trung quân ái quốc: trung thành với vua, yêu nước

  • trung: dóc lòng, hết lòng
  • quân: vua
  • ái: yêu
  • quốc: nước

Câu 3. Ghép các thành ngữ, tục ngữ (in đậm) ở cột bên trái với nghĩa phù hợp ở cột bên phải:

Thành ngữ, tục ngữ

Nghĩa

a. Dã tâm của quân giặc đã hai năm rõ mười. (Nguyễn Huy Tưởng)

1. Khi đất nước có giặc, bổn phận của người đàn bàn là phải đứng lên đánh giặc.

b. Chữ để phải quang minh chính đại như ban ngày. (Nguyễn Huy Tưởng)

2. chịu đựng nắng mưa, sương gió qua nhiều năm.

c. Hầu muốn luyện cho mình thành một người có thể dãi gió dầm mưa. (Nguyễn Huy Tưởng)

3. có sức mạnh phi thường, có thể làm được những việc to lớn

d. Họ nhìn lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng, lòng họ bừng bừng, tay họ như có thể xoay trời chuyển đất. (Nguyễn Huy Tưởng)

4. ngay thẳng, đúng đắn, rõ ràng, không chút mờ ám

e. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh (Tục ngữ)

5. (sự việc) quá rõ ràng, sáng tỏ, không còn nghi ngờ gì nữa

Tham khảo thêm:   Lợi ích, tác dụng bất ngờ của quả nhãn đối với sức khoẻ

Gợi ý:

a – 5

b – b

c – 2

d – 3

e – 1

Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn.

Gợi ý:

Qua “Hịch tướng sĩ”, tôi đã có được cảm nhận về tinh thần yêu nước. Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285) nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược (Sách tóm tắt những điều cốt yếu về binh pháp) do chính ông biên soạn, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lược. Chúng ta có thể thấy rõ được tấm lòng yêu nước cũng như tài năng của Trần Quốc Tuấn – vị tướng giặc thiên tài của dân tộc. Đầu tiên, Trần Quốc Tuấn đưa ra những tấm gương thể hiện sự trung thành của các vị tướng thời trước. Sau đó ông nêu lên tội ác của quân giặc, bộc lộ nỗi lòng của mình trước hoàn cảnh của đất nước. Ông chỉ ra sự sai trái trong hành động, suy nghĩ của các tướng sĩ. Cuối cùng là lời kêu gọi tướng sĩ học tập theo “Binh thư yếu lược”. Với lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng và dẫn chứng xác thực, bài hịch đã tạo nên một sức mạnh to lớn, khơi gợi lòng yêu nước và khích lệ tinh thần tướng sĩ.

Tham khảo thêm:   Hoá học 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối Giải Hoá học lớp 9 trang 33

Từ Hán Việt: binh pháp (phép dùng binh trong chiến tranh), tài năng (năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và có sáng tạo trong công việc)

Xem thêm: Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116 Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 116 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *