Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự Soạn văn 9 tập 1 bài 14 (trang 192) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong chương trình học của môn Ngữ văn lớp 9, học sinh sẽ được tìm hiểu về người kể chuyện trong một văn bản tự sự.

Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự
Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự

Wikihoc.com muốn giới thiệu bài Soạn văn 9: Người kể chuyện trong văn bản tự sự, mời bạn đọc tham khảo.

Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự – Mẫu 1

I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự

1. Đọc đoạn trích trong SGK

2. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi

a. Đoạn trích kể về cuộc chia tay của anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kỹ sư.

b.

– Người kể chuyện không phải là một trong ba nhân vật trên.

– Những dấu hiệu cho biết các nhân vật trong truyện không phải là người kể chuyện:

  • Chuyện được kể theo ngôi thứ ba.
  • Hành động của các nhân vật trong truyện đều được miêu tả một cách khách quan.

– Nếu là một trong ba nhân vật trên là người kể chuyện thù lời văn sẽ thay đổi: người kể xưng tôi,

c. Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”… chính là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh.

d. Căn cứ vào: chủ thể đứng ra kể chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn.

Tổng kết:

– Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba. Đó là ngôi kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.

– Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể.

II. Luyện tập

Gợi ý:

a.

– Người kể chuyện trong đoạn trích “Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng” là ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi” – cũng chính là cậu bé Hồng (nhân vật chính của truyện).

– Ngôi kể này có:

  • Ưu điểm: giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lý tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”.
  • Hạn chế: trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật.
Tham khảo thêm:  

b.

* Nhân vật anh thanh niên:

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Tôi nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Tôi chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. Thấy trên bàn còn chiếc khăn xoa của cô kỹ sư:

– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Để cô không mất công trở lại bàn, tôi lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn từ tôi và quay vội đi.

– Chào anh! – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay tôi rồi lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

Tôi nắm lấy đôi bàn tay của cô gái, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Còn cô nhìn thẳng vào mắt tôi, nhẹ nhàng nói:

– Chào anh.

* Nhân vật ông họa sĩ:

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Anh chàng giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Tôi khẽ tặc lưỡi, rồi đứng dậy. Còn cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến cạnh tôi.

– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Người thanh niên vừa vào, đã kêu lên. Để cô gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Đi đến bậy cửa, tôi quay lại nói với chàng thanh niên:

– Chào anh. Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

Nói xong, tôi liền đi ra ngoài, để anh thanh niên và cô kỹ sư nói lời tạm biệt.

* Nhân vật cô kĩ sư:

Bỗng nhiên, tôi nghe thấy tiếng kêu của người thanh niên ấy:

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Rồi anh chạy ra nhà phía sau, nhanh chóng trở vào, trên tay còn cầm một cái làn. Bác họa sĩ đứng dậy. Tôi thấy vậy cũng đứng lên theo, đặt lại chiếc ghế, đi đến cạnh bác.
Anh thanh niên lại kêu lên:

– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách đem tới đưa cho tôi. Tôi bối rối, nhận lấy chiếc khăn rồi quay mặt đi.

Khi đến bậu cửa, bác họa sĩ quay lại chụp lấy tay anh rồi lắc mạnh. Bác nói:

– Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

Tôi nhìn thấy mà cảm thấy thật xúc động. Tôi cũng lặng lẽ bước đến chỗ anh, chìa tay ra cho anh nắm. Cái nắm tay đầy cẩn trọng, nhẹ nhàng. Tôi nhìn thẳng vào mắt anh, có một cảm giác thật kì lạ. Tôi khẽ nói với anh:

Tham khảo thêm:  

– Chào anh.

Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự – Mẫu 2

I. Luyện tập

Gợi ý:

a.

– Người kể chuyện trong đoạn trích “Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng” là ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi” – cũng chính là cậu bé Hồng (nhân vật chính của truyện).

– Ngôi kể này có:

  • Ưu điểm: giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lý tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”.
  • Hạn chế: trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật.

b.

* Nhân vật anh thanh niên:

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Tôi nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Tôi chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. Thấy trên bàn còn chiếc khăn xoa của cô kỹ sư:

– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Để cô không mất công trở lại bàn, tôi lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn từ tôi và quay vội đi.

– Chào anh! – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay tôi rồi lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

Tôi nắm lấy đôi bàn tay của cô gái, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Còn cô nhìn thẳng vào mắt tôi, nhẹ nhàng nói:

– Chào anh.

* Nhân vật ông họa sĩ:

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Anh chàng giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Tôi khẽ tặc lưỡi, rồi đứng dậy. Còn cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến cạnh tôi.

– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Người thanh niên vừa vào, đã kêu lên. Để cô gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Đi đến bậy cửa, tôi quay lại nói với chàng thanh niên:

– Chào anh. Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

Nói xong, tôi liền đi ra ngoài, để anh thanh niên và cô kỹ sư nói lời tạm biệt.

* Nhân vật cô kĩ sư:

Bỗng nhiên, tôi nghe thấy tiếng kêu của người thanh niên ấy:

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Rồi anh chạy ra nhà phía sau, nhanh chóng trở vào, trên tay còn cầm một cái làn. Bác họa sĩ đứng dậy. Tôi thấy vậy cũng đứng lên theo, đặt lại chiếc ghế, đi đến cạnh bác.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp 15 loại rau rừng ngon và phổ biến nhất ở Việt Nam

Anh thanh niên lại kêu lên:

– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách đem tới đưa cho tôi. Tôi bối rối, nhận lấy chiếc khăn rồi quay mặt đi.

Khi đến bậu cửa, bác họa sĩ quay lại chụp lấy tay anh rồi lắc mạnh. Bác nói:

– Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

Tôi nhìn thấy mà cảm thấy thật xúc động. Tôi cũng lặng lẽ bước đến chỗ anh, chìa tay ra cho anh nắm. Cái nắm tay đầy cẩn trọng, nhẹ nhàng. Tôi nhìn thẳng vào mắt anh, có một cảm giác thật kì lạ. Tôi khẽ nói với anh:

– Chào anh.

II. Bài tập ôn luyện

Đóng vai Thúy Vân kể lại đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.

Gợi ý:

Nhà gia đình viên ngoại họ Vương có hai người con gái đầu lòng. Đó là tôi – Thúy Vân và chị gái tôi – Thúy Kiều. Trong vùng, ai nấy cũng đều ngưỡng một chị em tôi bởi sắc đẹp và tài năng của cả hai. Chúng tôi mỗi người một tính cách, một vẻ đẹp nhưng đều “mười phân vẹn mười”.

Vẻ đẹp của tôi được mọi người nhận xét là đoan trang, cao quý. Khuôn mặt tròn như ánh trăng đêm rằm, đôi lông mày hơi đậm và nở nang. Mái tóc mềm mại khiến mây thua, làn da trắng khiến tuyết nhường. Và tôi thích nhất là nụ cười tươi tắn như hoa, cùng với giọng nói trong như ngọc của mình. Vẻ đẹp của tôi đã làm say mê biết bao chàng trai trong vùng, cũng khiến cho biết bao cô gái phải thầm ngưỡng mộ.

Nhưng chị Kiều cũng chẳng hề thua kém tôi. Về sắc đẹp, không ai có thể vượt qua chị. Về tài năng, họa may mới có người hơn. Vẻ đẹp của chị có thể làm khuynh thành đảo quốc. Một vẻ đẹp khiến cho thiên nhiên cũng phải đố kị. Đôi mắt trong như làn nước hồ mùa thu, đôi lông mày đẹp như dáng núi mùa xuân. Vẻ tươi trẻ, xuân sắc khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn. Đâu chỉ xinh đẹp, chị còn rất mực tài năng. Vốn thông minh từ nhỏ, chị đã am hiểu hết cầm – kỳ – thi – họa. Đặc biệt nhất phải kể đến tài năng đánh đàn của chị. Tiếng đàn vang lên như có hồn, khiến người nghe cảm nhận được nỗi ai oán, sầu thương. Chị thường nói với tôi tiếng đàn chính là những dự cảm về cuộc đời của chị trong tương lai. “Một thiên bạc mệnh” với những nhiều bất trắc. Điều đó khiến tôi hết sức lo âu.

Tuy sống một cuộc sống hết mực phong lưu của tiểu thư con nhà khuê các. Và cũng ở cái tuổi “cập kê” – trai gái phải dựng vợ gả chồng nhưng chị em tôi vẫn rất mực giữ gìn khuôn phép. Chúng tôi sống yên bình bên người thân, bỏ ngoài tai những lời “ong bướm” của chốn phàm tục.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự Soạn văn 9 tập 1 bài 14 (trang 192) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *