Bạn đang xem bài viết ✅ Khoa học lớp 5 Bài 36: Hỗn hợp Giải bài tập Khoa học lớp 5 trang 74 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học 5 Bài 36: Hỗn hợp giúp các em học sinh lớp 5 tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết quan trọng, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học 5 trang 74, 75.

Qua đó, giúp các em biết cách tạo một hỗn hợp gia vị, kể tên một số hỗn hợp mà mình biết, để ngày càng học tốt môn Khoa học lớp 5. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 36 của chủ đề Vật chất và năng lượng. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải bài tập Khoa học 5 trang 74, 75

Thực hành

Tạo một hỗn hợp gia vị

– Chuẩn bị theo nhóm:

  • Vật liệu: muối tinh, mì chính (bột ngọt), hạt tiêu (đã xay nhỏ) để riêng.
  • Dụng cụ: thìa nhỏ, chén nhỏ.

– Cách tiến hành:

  • Quan sát và nếm riêng từng chất. Nêu nhận xét, ghi vào báo cáo.
  • Dùng thìa nhỏ lấy từng chất cho vào chén nhỏ (liều lượng tuỳ theo mỗi nhóm) rồi trộn đều. Trong quá trình làm có thể nếm thử và gia giảm các chất cho hợp khẩu vị.
  • Quan sát và nếm hỗn hợp gia vị đã được tạo thành. Nêu nhận xét và ghi vào báo cáo.
Tham khảo thêm:   Soạn bài Những người bạn tốt trang 64 Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 - Tuần 7

MẪU BÁO CÁO

Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp
1. Muối tinh:
2. Mì chính (bột ngọt):
3. Hạt tiêu (đã xay nhỏ):

Trả lời:

Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp
1. Muối tinh: Các hạt có màu trắng, vị mặn. Hỗn hợp màu trắng, đen lẫn lộn; vị mặn, ngọt, cay.
2. Mì chính (bột ngọt): Các hạt màu trắng có hình chữ nhật, có vị ngọt.
3. Hạt tiêu (đã xay nhỏ): Mịn, màu đen, có vị cay.

Liên hệ thực tế và trả lời

– Theo bạn, không khí là một chất hay một hỗn hợp?

– Kể tên một số hỗn hợp khác mà bạn biết.

Trả lời:

– Không khí là một hỗn hợp. Thành phần cơ bản gồm: oxi 21%, nito 78%, 1% còn lại là CO2, các khí hiếm như Ar, Ne, He,…

– Một số hỗn hợp khác: Nước chấm bánh cuốn, bún chả, hỗn hợp cát lấy từ lòng sông (lẫn cát và sỏi).

Trò chơi học tập

Mỗi hình dưới đây ứng với việc sử dụng phương pháp nào để tách các chất ra khỏi hỗn hợp?

Sàng, sảy

Trả lời:

  • Hình 1: Làm lắng
  • Hình 2: Sàn, sảy
  • Hình 3: Lọc

Thực hành

Tách các chất ra khỏi hỗn hợp:

– Bạn cần chuẩn bị những gì và làm như thế nào để tách:

  • Cát trắng ra hỗn hợp nước và cát trắng.
  • Dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước.
  • Gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn sạn.
Tham khảo thêm:  

– Sau khi có đủ đồ dùng cần thiết, bạn sẽ làm thế nào để tách các chất ra khỏi hỗn hợp?

– Hãy thực hiện như bạn đã dự kiến (có thể làm trên lớp hoặc ở nhà).

Trả lời:

  • Để tách hỗn hợp nước và cát trắng: Đổ hỗn hợp vào một thùng chứa nước và đợi một thời gian cho cát lắng xuống phía dưới.
  • Để tách hỗn hợp nước và dầu ăn: Ta đổ hỗn hợp vào dụng cụ chứa nước, sau một thời gian váng dầu nhẹ sẽ nổi lên trên, ta dùng thìa để hớt lấy váng này.
  • Đổ hỗn hợp gạo và sạn vào rá, đãi gạo trong chậu nước để các hạt sạn ở dưới.

Lý thuyết Hỗn hợp

Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó.

Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo. Đường lẫn cát, muối lẫn cát, không khí, nước và các chất rắn không tan,…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Khoa học lớp 5 Bài 36: Hỗn hợp Giải bài tập Khoa học lớp 5 trang 74 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *