Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Đường về quê mẹ Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 47 sách Cánh diều tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Đường về quê mẹ do Đoàn Văn Cừ sáng tác. Tài liệu Soạn văn 8: Đường về quê mẹ, sẽ được Wikihoc.com giới thiệu.

Soạn bài Đường về quê mẹ
Soạn bài Đường về quê mẹ

Các bạn học sinh lớp 8 có thể tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Chúng tôi sẽ đăng tải chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Đường về quê mẹ

1. Chuẩn bị

– Đoạn Văn Cừ (1913 – 2004), quê ở Nam Định.

– Trước Cách mạng tháng Tám, ông dạy học, tham gia phong trào công nhân Nhà máy sợi Nam Định năm 1936. Ông đã tham gia phong trào Thơ mới với bút pháp tả chân mang đậm chất lãng mạn, sở trường viết về cảnh trí và đời sống thôn quê.

– Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Hội đồng Nhân dân tỉnh Nam Định. Năm 1948 ông tham gia Việt Minh trong Kháng chiến chống Pháp làm công tác văn nghệ, phiên dịch, công tác địch vận Liên khu III. Từ năm 1959 ông là cán bộ biên tập Nhà xuất bản Phổ Thông (Bộ Văn hoá). Từ năm 1971 ông là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Hà Nam Ninh (gồm ba tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1974 ông công tác tại Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam Ninh (nay là huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Ông gần như sống ẩn dật ở quê trong những năm cuối đời và mất tại đây.

Tham khảo thêm:  

– Một số tác phẩm: Thôn ca I (1944); Quân dân Nam Định anh dũng chiến đấu (1953), Thôn ca II (1960), Dọc đường xuân (1979), Đường về quê mẹ (1987), Tuyển tập Đoàn Văn Cừ (1992)…

2. Đọc hiểu

Câu 1. Ở các khổ 2, 4: Thiên nhiên và con người hiện lên như thế nào?

Thiên nhiên và con người hiện lên với vẻ giản dị, mộc mạc và bình yên.

Câu 2. Em hiểu nghĩa của từ ngữ “mang đi” trong dòng 20 là gì?

Từ ngữ “mang đi” có thể được hiểu là trôi qua, tàn phai theo thời gian.

Câu 3. Xác định thể thơ, vần và nhịp của bài thơ.

– Thể thơ: Bảy chữ

– Vần chân (ngần – thân, đề – đê – bề, đầu – nâu, vàng – lang – bàng)

– Nhịp: 4/3

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bài thơ là lời của ai? Nếu ấn tượng chung của em về tác phẩm?

– Bài thơ là lời của nhân vật “tôi” – người con.

– Ấn tượng chung về tác phẩm: Bài thơ gợi nhắc về những kỉ ức đẹp đẽ của tuổi thơ với hình ảnh người mẹ thảo hiền.

Câu 2. Hãy chỉ ra bố cục của bài thơ và đặt tên cho từng phần.

Bố cục gồm 3 phần:

  • Phần 1. Khổ 1: Giới thiệu hoàn cảnh về thăm quê.
  • Phần 2. Khổ 2 và 3, 4: Kỉ niệm về quê hương.
  • Phần 3. Khổ 5 và 6: Hình ảnh người mẹ và tình cảm với quê hương.
Tham khảo thêm:   Review kem chấm mụn Nhật Bản Dalacin T Gel 1%: Công dụng và cách dùng

Câu 3. Liệt kê các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ. Qua đó, hãy nêu nhận xét của em về màu sắc, đường nét của bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của con người được thể hiện trong tác phẩm.

– Các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ:

  • Thiên nhiên: rặng đề, dòng sông, cồn xanh, bãi mía, xóm chợ, trời xanh, cò trắng.
  • Con người: người lao động hăng say làm việc, trang phục, tính cách của người mẹ.

– Bài thơ giống như một bức tranh với đường nét hài hòa, màu sắc tươi mới. Vẻ đẹp tâm hồn con người bình dị, mộc mạc.

Câu 4. Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng và tình cảm gì của nhà thơ?

Bài thơ thể hiện nỗi nhớ, tình yêu thương dành cho người mẹ và niềm trân trọng quá khứ của nhà thơ.

Câu 5. Em thích nhất hình ảnh, chi tiết nào trong bài thơ? Hãy tưởng tượng và miêu tả bằng lời hoặc vẽ lại bức tranh thể hiện chi tiết, hình ảnh đó.

Ví dụ về hình ảnh người mẹ hiện lên với nét đẹp mộc mạc, thôn quê:

“Thúng cắp bên hông, nón đội đầu,
Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu
Trông u chẳng khác thời con gái
Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Đường về quê mẹ Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 47 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 2 Trắc nghiệm Giáo dục công dân 11 bài 2

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *