Văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ được tìm hiểu trong chương trình học môn văn lớp 6, thuộc sách Cánh Diều, tập 1.
Tài liệu Soạn văn 6: Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ, được giới thiệu đến bạn đọc. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ – Mẫu 1
Câu 1. Thông tin chính mà văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp cho người đọc là gì? Dựa vào đâu mà người đọc dễ dàng nhận ra thông tin chính ấy?
- Thông tin chính mà văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp cho người đọc là diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Dựa vào nhan đề, phần sa pô và nội dung của văn bản.
Câu 2. Nội dung sa pô có liên quan gì đến nhan đề của văn bản?
Nội dung phần sa pô giải thích vắn tắt về chiến dịch Điện Biên Phủ, bao gồm ý nghĩa, thời gian diễn ra và kết quả của chiến dịch.
Câu 3. Văn bản trên cung cấp những thông tin cụ thể nào? Cách trình bày các thông tin ấy giống nhau ở chỗ nào? Em có nhận xét gì về cách trình bày ấy (màu sắc, hình ảnh, cỡ chữ, các kí hiệu…)?
– Những thông tin cụ thể được cung cấp:
- Ý nghĩa: chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954.
- Thời gian diễn ra: 56 ngày đêm.
- Diễn biến: ba đợt với khoảng thời gian từng đợt, hành động cụ thể
- Kết quả chiến dịch: đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thắng lợi hoàn toàn.
=> Cách trình bày: ngắn gọn, khoa học, dễ hiểu và sinh động (sử dụng hình ảnh, sơ đồ, kí hiệu,… để minh họa cho bài viết).
Câu 4. Vì sao thông tin cụ thể về Đợt 3 lại được in đậm?
Đợi 3 có ý nghĩa quan trọng trong cả chiến dịch, kết thúc trận đánh.
Câu 5. Cách trình bày thông tin của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ có gì khác so với văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập?
- Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập: trình bày theo trình tự thời gian
- Văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ: trình bày theo cấu trúc mở đầu – diễn biến và kết quả
Soạn bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ – Mẫu 2
2.1 Chuẩn bị
– Thời điểm là ngày 6 tháng 5 năm 2019, nơi xuất hiện văn bản là trên báo. Thời điểm đó có ý nghĩa: Trước ngày kỷ niệm chiến thắng Chiến dịch Điện Biên Phủ 1 ngày.
– Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc: Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ.
– Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản:
- Đợt 1 (13 đến 17/3): Tiêu diệu 2 cứ điểm là Him Lam và Độc Lập.
- Đợt 2 (30/3 đến 30/4): Kiểm soát các cao điểm, khu trung tâm Điện Biên Phủ.
- Đợt 3 (1 đến 7/5): Tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 7/5, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.
– Đồ họa thông tin (infographic) thường dùng trong văn bản thông tin, là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin (dữ liệu, kiến thức) một cách ngắn gọn.
– Các cách trình bày sắp xếp thông tin theo trình tự: nguyên nhân – kết quả, giả thiết – kết quả, mở đầu – diễn biến – kết thúc…
2.2 Đọc hiểu
– Từ diễn biến trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết được triển khai theo trình tự: mở đầu – diễn biến – kết thúc
– Các sự kiện chính:
- Đợt 1 (13 đến 17/3): Tiêu diệu 2 cứ điểm là Him Lam và Độc Lập.
- Đợt 2 (30/3 đến 30/4): Đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất và quyết liệt nhất; Ta kiểm soát các cao điểm, khu trung tâm Điện Biên Phủ còn địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần cao độ.
- Đợt 3 (1 đến 7/5): Tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 7/5, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.
2.3 Trả lời câu hỏi
Câu 1. Thông tin chính mà văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp cho người đọc là gì? Dựa vào đâu mà người đọc dễ dàng nhận ra thông tin chính ấy?
- Thông tin chính: Diễn biến, kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Dựa vào: Nội dung chính nằm ở phần nhan đề và sa pô được trình bày nổi bật, dễ nhận ra.
Câu 2. Nội dung sa pô có liên quan gì đến nhan đề của văn bản?
Nội dung phần sa pô: Giải thích vắn tắt về chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 3. Văn bản trên cung cấp những thông tin cụ thể nào? Cách trình bày các thông tin ấy giống nhau ở chỗ nào? Em có nhận xét gì về cách trình bày ấy (màu sắc, hình ảnh, cỡ chữ, các kí hiệu…)?
– Những thông tin cụ thể được cung cấp:
- Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954.
- Thời gian diễn ra: 56 ngày đêm.
- Diễn biến: gồm có 3 đợt.
- Kết quả: đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thắng lợi hoàn toàn.
Câu 4. Vì sao thông tin cụ thể về Đợt 3 lại được in đậm?
Vì đây là đợt tấn công cuối cùng, có vai trò quyết định đến kết quả của cả chiến dịch.
Câu 5. Cách trình bày thông tin của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ có gì khác so với văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập?
- Các trình bày văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập: thời gian.
- Cách trình bày văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ: mở đầu – diễn biến và kết quả
Soạn bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ – Mẫu 3
3.1 Tác phẩm
– Bài viết được đăng trên infographic.vn.
– Tóm tắt: Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 của quân và dân ta. Ba đợt tiến công diễn ra trong năm mươi sáu ngày đêm. Đợt 1 (từ 13 đến 17 tháng 3), ta tiêu diệt hai cứ điểm được tổ chức phòng ngự tốt nhất của địch là Him Lam và Độc Lập, mở toang cánh cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến xuống lòng chảo và khu trung tâm. Đợt 2 (từ 30 tháng 3 đến 30 tháng 4), đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất quyết liệt nhất, gay go nhất. Ta đã kiểm soát các điểm cao, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn các loại sống của ta. Quân địch rơi vào thể bị động mất tinh thần cao độ. Đợt 3 (từ 1 đến 7 tháng 5), quân ta tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 7 tháng 5 năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.
Xem thêm: Tóm tắt văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ
3.2 Đọc – hiểu văn bản
a. Phần mở đầu: Giải thích vắn tắt về chiến dịch Điện Biên Phủ.
b. Nội dung chính: Diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ
- Đợt 1 (13 đến 17/3): Tiêu diệu 2 cứ điểm là Him Lam và Độc Lập.
- Đợt 2 (30/3 đến 30/4): Đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất và quyết liệt nhất; Ta kiểm soát các cao điểm, khu trung tâm Điện Biên Phủ còn địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần cao độ.
- Đợt 3 (1 đến 7/5): Tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 7/5, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ – Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 95 sách Cánh Diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.