Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Đại cáo bình Ngô – Cánh diều 10 Ngữ văn lớp 10 trang 10 sách Cánh diều tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bình Ngô đại cáo là một tác phẩm giàu giá trị lịch sử và văn học. Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, học sinh sẽ được tìm hiểu về tác giả Nguyễn Trãi, tác phẩm “Đại cáo bình Ngô”.

Soạn bài Đại cáo bình Ngô
Soạn bài Đại cáo bình Ngô

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 10: Đại cáo bình Ngô, mời tham khảo nội dung chi tiết bên dưới.

Soạn bài Đại cáo bình Ngô

1. Chuẩn bị

Hoàn cảnh ra đời: “Bình Ngô đại cáo” do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo sau khi đánh thắng quân Minh, được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (1428). Bài cáo được coi như một bản Tuyên ngôn độc lập của đất nước ta lúc bấy giờ.

2. Đọc hiểu

Câu 1. Chỉ ra ý chính của đoạn văn và tác dụng của nghệ thuật đối trong các câu văn biền ngẫu.

  • Ý chính: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa của dân tộc Đại Việt.
  • Tác dụng: Khẳng định nền độc lập của Đại Việt, cũng như ý thức về chủ quyền lãnh thổ và niềm tự hào của tác giả.

Câu 2. Những tư tưởng, sự việc khách quan nào được khẳng định làm căn cứ triển khai toàn bộ nội dung bài Đại Cáo?

Tư tưởng nhân nghĩa kết hợp với chân lý về độc lập dân tộc: Nền độc lập của dân tộc ta được xác định qua nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ riêng biệt, phong tục Bắc Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, lịch sử lâu đời trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần, hào kiệt đời nào cũng có. Các từ ngữ “từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia” đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại Việt.

Câu 3. Nghĩa quân gặp những khó khăn nào và điều gì đã giúp họ vượt qua?

  • Khó khăn về quân trang, lương thực: lương hết mấy tuần, quân không một đội.
  • Điều giúp họ vượt qua: Tinh thần của quân và dân một lòng gắng chí, quyết tâm (Ta gắng chí khắc phục gian nan); đồng lòng, đoàn kết chống lại kẻ thù (dựng cần trúc, hòa nước sông).

Câu 4. Nhịp điệu câu văn diễn tả cuộc chiến đấu và các chiến công ở đây có gì đặc biệt?

Tham khảo thêm:   Điểm qua 10 bộ phim hay nhất của 'mỹ nam' Cha Eun Woo

Mạnh mẽ, hào hùng.

Câu 5. Cách thể hiện khí thế chiến thắng của quân ta và thất bại của quân Minh ở đây có gì khác so với khi nói về giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa?

Không khí chiến trận máu lửa, sục sôi với những chiến thắng giòn giã liên tiếp của quân ta cũng như sự thất bại nhục nhã, ê chề của địch.

Câu 6. Tính chất hùng tráng, hào sảng được đoạn văn thể hiện thế nào qua việc sử dụng hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu, câu văn, biện pháp nghệ thuật so sánh…?

Nhịp điệu dồn dập, ngôn từ mạnh mẽ, câu văn ngắn, sử dụng biện pháp tu từ cường điệu, so sánh.

Câu 7. Phần kết đã thể hiện tư tưởng, khát vọng gì của dân tộc và với một cảm xúc nghệ thuật như thế nào?

Mong muốn đất nước, vũ trụ đang vận động theo hướng tươi sáng, tốt đẹp hơn. Từ đó thấy được niềm tin tưởng, lạc quan về sự nghiệp xây dựng đất nước.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Tìm hiểu bài Đại cáo bình Ngô theo yêu cầu:

a. Tóm tắt nội dung cơ bản của từng phần theo mẫu sau:

Phần 1

Nêu tư tưởng nhân nghĩa, khẳng định độc lập dân tộc và những bằng chứng làm sáng tỏ cho điều đó.

Phần 2

Tố cáo tội ác của giặc Minh.

Phần 3

Kể lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa.

Phần 4

Lời tuyên bố độc lập.

b. Chỉ ra mối liên hệ giữa các phần trên và cho biết: Bài Đại cáo viết về vấn đề gì?

Các phần trên có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung. Bài Đại cáo đã tố cáo tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và từ đó khẳng định nền độc lập chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc.

Câu 2. Tư tưởng nổi bật được thể hiện xuyên suốt trong Đại cáo bình Ngô là gì? Hãy làm sáng tỏ tư tưởng ấy.

Tư tưởng nổi bật được thể hiện xuyên suốt trong Đại cáo bình Ngô là tư tưởng nhân nghĩa:

– Khái niệm “nhân nghĩa” trong cuộc sống: phạm trù tư tưởng của Nho giáo chỉ mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí.

– Quan niệm của Nguyễn Trãi về “nhân nghĩa”:

  • Kế thừa tư tưởng Nho giáo là “yên dân”: làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, hạnh phúc.
  • Tư tưởng mới đó là “trừ bạo”: vì nhân dân diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.

=> Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã khẳng định được sự chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn. Từ đó tạo cơ sở vững chắc cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Tham khảo thêm:   Riềng và tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của củ riềng

– Tư tưởng nhân nghĩa kết hợp với chân lý về độc lập dân tộc: Nền độc lập của dân tộc ta được xác định qua các dẫn chứng: Nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ riêng biệt, phong tục Bắc Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, lịch sử lâu đời trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần, hào kiệt đời nào cũng có. Các từ ngữ “từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia” đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại Việt.

=> Khẳng định dân tộc Đại Việt là quốc gia độc lập, đó là chân lý không thể chối cãi.

– Thái độ của tác giả:

  • So sánh các triều đại của Đại Việt ngang hàng với các triều đại của Trung Hoa.
  • Gọi các vị vua Đại Việt là “đế”: Trước nay hoàng đế phương Bắc chỉ xem vua nước Việt là Vương, sự ngang hàng không chỉ về triều đại mà còn về con người. Thể hiện ý thức về chủ quyền độc lập cao độ của tác giả.
  • Sử dụng phép liệt kê, dẫn ra những kết cục của kẻ chống lại chân lý: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã… Đó chính là lời cảnh cáo đanh thép, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào bởi những chiến công của nhân dân Đại Việt.

Câu 3. Chọn một đoạn tiêu biểu trong bài Đại cáo, phân tích để thấy được tác dụng của nghệ thuật lập luận, lựa chọn hình ảnh, ngôn từ, nghệ thuật đối và nhịp điệu của câu biểu ngẫu.

Đoạn từ “Vừa rồi… Trời đất chẳng dung tha”:

– Tội ác đối với đất nước: Các từ “nhân, thừa cơ” cho thấy sự cơ hội, thủ đoạn của giặc Minh, chúng mượn chiêu bài “phù Trần diệt Hồ” để gây chiến tranh xâm lược nước ta.

=> Vạch trần luận điệp bịp bợm, cướp nước của giặc Minh.

– Tội ác với nhân dân:

  • Khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tan, vùi con đỏ dưới hầm tai vạ, dối trời lừa dân…
  • Bóc lột bằng thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật nước ta: nặng thuế khóa sạch không đầm núi
  • Phá hoại môi trường, tiêu diệt sự sống: nát cả đất trời,
  • Bóc lột sức lao động, phá hoại sản xuất: người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc…, kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng…

=> Sử dụng biện pháp liệt kê tố cáo những tội ác dã man của giặc. Đồng thời cho thấy hình ảnh đáng thương, tội nghiệp, khổ đau của nhân dân. Từ đó thể hiện sự xót xa, đau đớn, thương cảm đối với nhân dân, sự căm phẫn đối với kẻ thù của tác giả.

Tham khảo thêm:  

Câu 4. Hãy phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo qua các dẫn chứng cụ thể.

– Vai trò của yếu tố biểu cảm: Giúp cho bài cao trở nên thuyết phục hơn, tác động mạnh mẽ đến tình cảm của người đọc.

– Dẫn chứng:

  • Ta đây: Núi Lam Sơn dấy nghĩa/Chốn hoang dã nương mình/Ngẫm thù lớn há đội trời chung/ Căm giặc nước thề không cùng sống/
  • Đau lòng nhức nhối/ Quên ăn vì giận/ Trằn trọc trong cơn mộc mị/ Băn khoăn một nỗi đồ hồi
  • Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông.
  • Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối/ Phần vì giận quân thù ngang dọc, phần vì lo vận nước khó khăn.
  • Ta gắng chí khắc phục gian nan.
  • Ghê gớm thay/Thảm đạm thay
  • Than ôi! Một cỗ nhung y chiến thắng,
  • Nên công oanh liệt ngàn năm…

Câu 5. Quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Đại cáo như thế nào? Phân tích ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được thể hiện trong quan niệm ấy.

Quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Đại cáo: Khẳng định quốc gia, dân tộc nào cũng có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt.

Câu 6. Liên hệ với những hiểu biết ở phần Kiến thức ngữ văn và văn bản Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp, hãy xác định:

a. Ý nghĩa của tác phẩm Đại cáo bình Ngô đối với thời đại Nguyễn Trãi.

Tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt.

b. Vì sao Đại cáo bình Ngô được coi là “bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai” của dân tộc?

Bình Ngô đại cáo được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” của dân tộc vì bài cáo đã khẳng định được quyền lãnh thổ và nền độc lập của nước nhà.

Câu 7. Theo em, bài học lịch sử nào được Nguyễn Trãi nêu lên trong Đại cáo bình Ngô vẫn còn ý nghĩa sâu sắc đối với thời đại ngày nay?

Bài học lịch sử về việc giữ gìn chủ quyền, lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Đại cáo bình Ngô – Cánh diều 10 Ngữ văn lớp 10 trang 10 sách Cánh diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *