Bạn đang xem bài viết Riềng và tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của củ riềng tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Ngoài dùng để làm tăng hương vị và mùi thơm cho các món ăn thì trong Đông y riềng cũng được xem như là một loại dược liệu chữa bệnh với tên gọi cao lương khương. Bênh cạnh đó thì trong y học hiện đại tinh chất riềng cũng được sử dụng nhiều để điều trị một số loại bệnh.

Củ riềng là củ gì?

Củ riềng là củ gì?

Riềng là một cây thuộc họ gừng, thường dùng phần củ, hạt và lá. Củ riềng được hình thành do rễ riềng phình to, khi còn non sẽ có màu đỏ nâu đến khi già ngả sang màu vàng nhạt.

Lớp vỏ ngoài khá dày cứng, có nhiều mắt được chia thành nhiều đốt với kích thước không đồng đều bao bọc phần thịt ruột thường có màu trắng hoặc hơi vàng, rất thơm, vị cay nóng và có nhiều sợi xơ.

Tác dụng chữa bệnh của củ riềng

Tăng khả năng tình dục ở đàn ông

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết củ riềng có thể làm tăng khả năng giường chiếu cũng như kích thích sản sinh tinh trùng.

Bên cạnh đó theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), vì riềng là loại củ có vị cay, tính ấm nên có thể chữa chứng khó tiêu, hắc lào, lang ben, tiêu chảy, viêm họng, giảm đờm, và đau xương khớp.

Tăng khả năng tình dục ở đàn ông

Hạn chế lão hóa da

Trong một nghiên cứu được công bố trên Costerics and Toilettries, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chiết xuất của riềng giúp làm tăng sản sinh axit hyaluronic, một chất có tác dụng dưỡng ẩm, hạn chế nếp nhăn.

Kết quả là những người tham gia nghiên cứu có sự thay đổi rõ rệt như da tăng độ đàn hồi và trở nên rạng rỡ hơn.

Ngoài ra thì chiết xuất riềng cũng giúp làm giảm các bệnh về da như chàm, bỏng ngứa và nấm.

Hạn chế lão hóa da

Chống ung thư

Theo báo cáo của nghiên cứu F.A Alasmary và cộng sự, so với thuốc vinblastine thì hoạt tính chống ung thư của riềng cao nhất đối với ung thư biểu mô phổi và ung thư biểu mô trực tràng.

Bên cạnh đó thì chiết suất riềng cũng cho kết quả khả quan đối với các dòng ung thư khác như biểu mô đại tràng, biểu mô cổ tử cung và ung thư tuyến tiền liệt.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp những món ăn Pháp ngon trứ danh

Chống ung thư

Kháng khuẩn

Trong nghiên cứu đặc tính kháng khuẩn của riềng (2006) của Tomoko Suzuki và các công sự cho rằng các loại tinh dầu từ củ riềng có thể loại bỏ vi khuẩn, nấm men, và ký sinh trùng nhờ vào chất terpinen-4-ol, một loại chất có tính kháng khuẩn mạnh.

Kháng khuẩn

Một số bài thuốc từ củ riềng

Dưới đây là một số bài thuốc được chia sẻ từ bác sĩ Hoàng Sơn:

Trị hắc lào

Thái lát 100g riềng già, ngâm với 200ml rượu hoặc cồn 70 độ. Bôi hỗn hợp trên từ 2-3 lần/ngày vào phần da bị hắc lào.

Rượu riềng Trị hắc làoRượu riềng Trị hắc lào

Trị viêm họng, ho, đầy hơi

Thái riềng thành từng lát mỏng sau đó muối chua, khi dùng ngậm chung với muối hoặc nhai nhỏ rồi nuốt dần.

Làm thuốc xoa bóp

Phơi khô và thái nhỏ 20g riềng,16g thiên niên kiện, 24g quế, 20g thạch xương bồ, 16g trần bì. Sau đó đổ ngập rượu vào ngâm trong 10 ngày.

Khi sử dụng lấy bông nhúng vào thuốc sau đó xoa lên chỗ đau, kếp hợp day bấm nhẹ. Thuốc này có thể dùng khi bị đau xương, trật ngã, sưng đau khớp, đau nhức cục bộ,…

Rượu riềng làm thuốc xoa bópRượu riềng làm thuốc xoa bóp

Trị phong thấp

Riềng, vỏ quít, hạt tía tô mỗi loại 60g, sấy khô sau đó tán nhỏ. Dùng từ 5-7 ngàymỗi lần khoảng 4g pha với một chén nước sôi để nguội hoặc rượu, một ngày uống 2 lần.

Củ riềng trị phong thấpBài thuốc từ củ riềng trị phong thấp

Chữa đau bụng do lạnh

Củ riềng 20g, búp ổi 60g, nụ sim 8g mang đi sấy khô rồi tán tất cả nguyên liệu thành bột. Ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội. Hoặc sấy khô củ riềng 200g, hậu phác 80g và quế 120g. Sắc 12g nguyên liệu với 200ml nước, đến khi còn 50ml thì tắt bếp để nguội rồi uống trong ngày. Dùng trong 2 – 4 ngày.

Chữa sốt rét

Trộn bột riềng 300g, bột thảo quả 100g, bột quế khô 100g với mật ong. Sau đó vo thành viên to bằng hạt bắp. Dùng 15 viên mỗi ngày trước khi lên cơn. Hoặc tẩm củ riềng với 40g dầu vừng sao, gừng khô nướng 35g tán nhỏ, hòa mật lợn rồi vo viên bằng hạt bắp, uống ngày 15 – 20 viên.

Trị chứng đầy bụng, khó tiêu

Thái lát củ riềng rồi mang đi muối chua. Khi ăn có thể ngậm với vài hạt muối, hoặc nhai nhuyễn rồi nuốt. Dùng 2-3 lần/ngày.

Tham khảo thêm:   15 cách phối đồ đi học siêu xinh dành cho nữ từ học sinh tới sinh viên

Riềng trị chứng đầy bụng, khó tiêuBài thuốc từ củ riềng trị chứng đầy bụng, khó tiêu

Chữa đau dạ dày do hư hàn

Đau dạ dày do hư hàn là tình trạng đau nhiều khi gặp lạnh, đau có thời gian nhất định, đầy bụng, đại tiện lỏng, nôn nước trong, mạch trầm, sợ lạnh, ăn uống không ngon, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng):

Cách làm: Sắc củ riềng, bách hợp, đan sâm mỗi vị 30g, hương phụ mỗi vị 8g, ô dược 10g, sa nhân 4g, đinh hương 7g cùng 3 bát nước. Sắc đến khi còn 1 bát, uống 2 lần trong ngày. Dùng trong 5 ngày.

Chữa lang ben

Củ riềng 100g, 1 quả chanh tươi, lá và củ chút chít 100g. Giã nát  củ riêng, lá và củ chút chít, chanh vắt lấy nước rồi đun nóng. Khi dùng lấy bông y tế thấm dịch thuốc bôi đều lên vùng tổn thương, ngày bôi 2 lần. Dùng trong 5 – 7 ngày.

Chữa buồn nôn, ăn không tiêu hoặc đau bụng thổ tả

Tán nhỏ hạt riềng rồi uống 6 – 10g.

Chữa tỳ vị hư hàn, đại tiện phần lỏng, đau bụng sôi bụng

Riềng 12g, bạch truật 12g, lá lốt 16g, lá ổi 16g, sinh khương 6g. Cho các vị vào ấm đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát. Chia uống làm 2 – 3 lần trong ngày.

Củ riềng chữa tỳ vị hư hàn, đại tiện phần lỏng, đau bụng sôi bụngBài thuốc từ củ riềng chữa tỳ vị hư hàn, đại tiện phần lỏng, đau bụng sôi bụng

Chữa quấy khóc ở trẻ em, tiêu chảy nhiều lần, phân có lẫn bọt

Liên nhục 10g, hoài sơn 10g, bạch truật 10g, củ riềng 6g, biển đậu 10g, trần bì 6g, hậu phác 4g, sinh khương 4g. Cho các vị vào ấm đổ nước 2 bát, sắc đến khi còn 1 bát, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.

Chữa đau bụng, nôn mửa, ngộ độc thức ăn

Có những trường hợp đau bụng dữ dội kèm theo đại tiện lỏng, rối loại điện giải, cơ thể có biểu hiện mất nước, mạch nhanh, huyết áp dưới mức bình thường.

Cách làm: Củ riềng 16g, biển đậu 12g, hoàng liên 10g, hoài sơn 16g, bạch truật 12g, liên nhục 12g, sinh khương (nướng) 10g, chích thảo 10g, thảo quả 10g, bán hạ chế 8g, quế 6g. Cho các vị vào ấm, đổ nước 3 bát, sắc còn 1,5 bát, chia làm 3 lần uống (cách 2 giờ uống 1 lần).

Chữa chứng “Ngũ Canh tả” do tỳ thận dương hư

Đây là tình trạng đi ngoài lúc 5h sáng, khi muốn đi thì phải đi ngay, không ngừng lại được, phân lỏng, chân tay và bụng lạnh, cơ thể yếu mệt.

Tham khảo thêm:   Mệnh Hỏa hợp cây gì? 10 loại cây phong thủy cho mệnh Hỏa mang lại tài lộc

Cách làm: Củ riềng phơi khô 16g, cẩu tích 12g, ngũ gia bì 12g, sơn thù 12g, hoài sơn 16g, cố chỉ 10g, đỗ trọng (sao muối) 12g, khởi tử 10g, bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, hậu phác 12g, bán hạ chế 10g, trần bì 10g, sinh khương 6g, quế 10g, chích thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, 10 – 12 ngày là một liệu trình.

Củ riềng, gừng và nghệ

Củ riêng, củ gừng và củ nghệ đều là những gia vị quen thuộc dùng trong nấu ăn. Tuy nhiên, hình dạng 3 loại củ này tương đối giống nhau, dễ gây nhầm lẫn.

Về hương vị: Củ riềng có vị rõ ràng, cay nhiều, củ gừng vị ngọt, cho cảm giác vị tươi và hơi cay, còn nghệ có vị cay nồng và đắng nhất.

Củ riềng, gừng và nghệCủ gừng, riềng và nghệ

Về lợi ích cho sức khỏe:

  • Cả 3 loại củ đều mang đến những lợi ích tương đối giống nhau. Cả gừng và nghệ đều có hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, giúp giảm đau khớp, kháng viêm.
  • Cả 3 củ đều có khả năng ngăn ngừa và phòng chống một số bệnh ung thư.
  • Củ riềng là loại củ duy nhất trong 3 loại được có thể giúp tăng khả năng sinh sản ở nam giới. Ngược lại, củ gừng thì giúp cơ thể chống buồn nôn và làm rỗng dạ dày.

Tác dụng phụ của củ riềng

Một nghiên cứu trên động vật đã cho thấy: Khi dùng củ riêng với liều 2.000mg/kg trọng lượng cơ thể có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như đi tiểu nhiều, tiêu chảy, mất khẩu vị, giảm năng lượng, hôn mê và thậm chí là tử vong.

Những tác dụng phụ trên không xuất hiện nếu dùng với liều lượng nhỏ hơn 300mg/kg trọng lượng cơ thể.

Tuy vậy, thông tin về độ an toàn và tác dụng phụ tiềm ẩn khi bổ sung thêm thực phẩm chức năng có riềng ở người vẫn chưa đầy đủ.

Trên đây là tất cả những thông tin về củ riềng, lợi ích và cách sử dụng củ riêng chữa bệnh. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

>> Những tác dụng tuyệt vời của gừng trong nấu nướng

>> Liều thuốc từ gừng trị cảm lạnh cùng nhiều căn bệnh khác

>> Củ sắn là gì? Ăn củ sắn có tác dụng gì?

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Riềng và tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của củ riềng tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *