Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Các phương châm hội thoại Soạn văn 9 tập 1 bài 1 (trang 8) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kiến thức về các phương châm hội thoại rất cần thiết trong giao tiếp. Chính vì vậy, trong chương tình Ngữ văn lớp 9, các em học sinh sẽ được học về các phương châm hội thoại.

Soạn bài Các phương châm hội thoại
Soạn bài Các phương châm hội thoại

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Các phương châm hội thoại. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn bài Các phương châm hội thoại – Mẫu 1

I. Lí thuyết

1. Phương châm về lượng

– Khi giao tiếp cần nói có nội dung, nội dung cần đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp.

– Nội dung không được thừa hay thiếu để tránh người nghe không hiểu hoặc hiểu lầm ý của người nói.

2. Phương châm về chất

Khi giao tiếp cần tuân thủ phương châm về chất: Không nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc những điều không có bằng chứng xác thực.

II. Bài tập ôn luyện

Câu 1. Xác định các câu trên đã vi phạm phương châm nào?

a. Con gà là một loại gia cầm được nuôi ở nhà

b.

– Ba ơi, mặt trời mọc phía nào vậy ạ?

– Mặt trời mọc đằng Tây, con à!

Câu 2. Đặt câu với các từ: nói có sách, mách có chứng; nói dối; nói mò.

Gợi ý:

Câu 1.

a. Phương châm về lượng (gia cầm – nuôi ở nhà)

b. Phương châm về chất (Mặt trời mọc đằng Tây)

Câu 2.

  • Tôi nói có sách, mách có chứng.
  • Cậu ta đã nói dối cô việc bị ốm.
  • Anh ta nói mò mà cũng đúng.

Soạn văn Các phương châm hội thoại – Mẫu 2

I. Phương châm về lượng

1. Đọc đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi

– Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời là “ở dưới nước” thì câu trả lời không đáp ứng được điều An muốn biết (đó là An Ba học ở trung tâm dạy bơi nào, địa chỉ cụ thể ở đâu…).

– Cần trả lời như: Tớ học bơi ở Cung văn hóa Hà Nội… (Phải làm rõ địa chỉ nơi dạy bơi).

– Bài học: Khi giao tiếp, cần nói có nội dung, tránh lạc đề khiến người khác khó hiểu.

2. Đọc truyện cười trong SGK và trả lời câu hỏi

* Truyện gây cười ở chỗ: Anh chàng có áo lợn cưới hỏi một đằng, Anh chàng có mới trả lời một nẻo. Cả hai đều muốn khoe khoang của cải của mình.

* Cần hỏi và trả lời như sau:

– Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Unit 6: Looking Back Soạn Anh 7 trang 68 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

– Tôi chẳng thấy con lợn nào cả.

* Yêu cầu: Nội dung giao tiếp không thừa, cũng không được thiếu.

Tổng kết: Khi giao tiếp cần tuân thủ phương châm về lượng:

– Khi giao tiếp cần nói có nội dung, nội dung cần đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp.

– Nội dung không được thừa hay thiếu để tránh người nghe không hiểu hoặc hiểu lầm ý của người nói.

II. Phương châm về chất

Đọc truyện trong SGK và trả lời câu hỏi.

– Truyện cười trên phê phán tính khoác lác của con người.

– Trong giao tiếp: Cần tránh nói những điều mà người khác sẽ không tin hay không có chứng cứ xác thực.

Tổng kết: Khi giao tiếp cần tuân thủ phương châm về chất: Không nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc những điều không có bằng chứng xác thực.

III. Luyện tập

Câu 1. Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong những câu sau:

a. Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.

– Câu trên vi phạm phương châm về lượng khi thừa nội dung.

– Gia súc: Vốn để chỉ những vật nuôi ở nhà, nên cụm từ “nuôi ở nhà” là không nội dung thừa.

b. Én là một loài chim có hai cánh.

– Câu trên vi phạm phương châm về lượng khi thừa nội dung.

– Tất cả các loài chim đều có hai cánh, nên cụm từ “có hai cánh” là nội dung thừa.

Câu 2. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.

– Điền:

a. Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng.

b. Nói sai sự thật một cách có ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối.

c. Nói một cách hú họa, không có căn cứ là nói mò.

d. Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng, nói cuội.

e. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là nói trạng.

– Các từ trên đều chỉ phương châm hội thoại về chất.

Câu 3. Đọc truyện cười trong SGK và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ.

– Trong truyện, phương châm hội thoại về lượng đã không được tuân thủ.

– Anh chàng trong câu chuyện đã hỏi một câu hỏi vô nghĩa. Nếu người bà của người bạn không nuôi được bố của anh ta, thì làm gì có anh ta ở hiện tại.

Câu 4. Vận dụng phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:

a. như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm…

Cách diễn đạt trên nhằm tuân thủ phương châm về chất khi người nói không chắc chắn về vấn đề được nói đến.

b. như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết.

Cách diễn đạt trên nhằm tránh vi phạm phương châm về lượng, khi nói đến những vấn đề quen thuộc, người khác đã biết thì không cần nhắc lại khiến cho nội dung bị thừa.

Câu 5. Giải thích nghĩa của các thành ngữ và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào:

Tham khảo thêm:   Cập nhật bảng giá sữa NAN chính hãng mới nhất 2022

– ăn đơm nói đặt: vu khống, điều cho người khác

– ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ, hú họa.

– ăn không nói có: bịa đặt ra những điều không có thật.

– cãi chày cãi cối: cố tranh cãi dù không có lý lẽ

– khua môi múa mép: những người khoác lác, ba hoa

– nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, không đúng sự thật

– hứa hươu, hứa vượn: lời hứa nói ra rồi để đấy chứ không làm.

Cách thành ngữ trên đều vi phạm phương châm về chất (nói những điều không có chứng cứ xác thực).

IV. Bài tập ôn luyện

Đọc truyện cười sau và cho biết truyện đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

Nói có đầu có đuôi

Lão nhà giàu nọ có anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói ấy, gặp đâu nói đó, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Lão mới gọi anh ta bảo:

– Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày nói cái gì thì phải nói cho có đầu có đuôi nghe không?

Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ.

Một hôm lão mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói:

– Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tàu, người Tàu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông, và áo ông đang cháy…

Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

Gợi ý:

– Anh chàng trong câu chuyện đã vi phạm phương châm về lượng.

– Anh ta đã nói thừa nội dung (quá trình hình thành nên cái áo) khi muốn thông báo cho ông chủ cái áo của ông ta bị cháy: “…con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tàu, người Tàu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông…”

=> Yếu tố gây cười cho câu chuyện.

Soạn bài Các phương châm hội thoại – Mẫu 3

I. Luyện tập

Câu 1. Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong những câu sau:

a. Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.

– Vi phạm phương châm về lượng.

– Gia súc: chỉ những vật nuôi ở nhà, cụm từ “nuôi ở nhà” là nội dung bị thừa.

b. Én là một loài chim có hai cánh.

– Vi phạm phương châm về lượng

– Các loài chim đều có hai cánh, nên cụm từ “có hai cánh” là nội dung thừa.

Câu 2. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.

a. nói có sách, mách có chứng.

b. nói dối.

c. nói mò.

Tham khảo thêm:   Học cách phân biệt các loại đào tươi đang bán trên thị trường

d. nói nhăng, nói cuội.

e. nói trạng.

=> Các từ trên đều chỉ phương châm hội thoại về chất.

Câu 3. Đọc truyện cười trong SGK và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ.

– Trong truyện, phương châm hội thoại về lượng đã không được tuân thủ.

– Anh chàng trong câu chuyện đã hỏi một câu hỏi vô nghĩa. Nếu người bà của người bạn không nuôi được bố của anh ta, thì làm gì có anh ta ở hiện tại.

Câu 4. Vận dụng phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:

a. như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm…

Cách diễn đạt trên nhằm tuân thủ phương châm về chất khi người nói không chắc chắn về vấn đề được nói đến.

b. như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết.

Cách diễn đạt trên nhằm tránh vi phạm phương châm về lượng, khi nói đến những vấn đề quen thuộc, người khác đã biết thì không cần nhắc lại khiến cho nội dung bị thừa.

Câu 5. Giải thích nghĩa của các thành ngữ và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào:

– ăn đơm nói đặt: vu khống, điều cho người khác

– ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ, hú họa.

– ăn không nói có: bịa đặt ra những điều không có thật.

– cãi chày cãi cối: cố tranh cãi dù không có lý lẽ

– khua môi múa mép: những người khoác lác, ba hoa

– nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, không đúng sự thật

– hứa hươu, hứa vượn: lời hứa nói ra rồi để đấy chứ không làm.

=> Cách thành ngữ trên đều vi phạm phương châm về chất (nói những điều không có chứng cứ xác thực).

II. Bài tập ôn luyện

Câu 1. Các câu sau vi phạm phương châm nào?

a. Từ nãy đến giờ, cậu ta cứ nói nhăng, nói cuội.

b.

– Hoàng ơi, cậu đi học lúc mấy giờ?

– Tớ đi học vào lúc sáu giờ khi em trai tớ vẫn chưa ngủ dậy!

Câu 2. Đọc truyện sau và cho biết nhân vật trong truyện đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

Trứng vịt muối

Hai anh em nhà nọ vào quán ăn cơm. Nhà quán dọn cơm trứng vịt muối cho ăn. Người em hỏi anh:

– Cùng là trứng vịt mà sao quả này lại mặn nhỉ?

– Chú hỏi thế người ta cười cho đấy. – Người anh bảo. – Quả trứng vịt muối mà cũng không biết.

– Thế trứng vịt muối ở đâu ra?

Người anh ra vẻ thông thạo, bảo:

– Chú mày kém thật! Có thế mà cũng không biết. Con vịt muối thì nó đẻ ra trứng vịt muối chứ sao.

(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)

Gợi ý:

Câu 1.

a. Phương châm về chất

b. Phương châm về lượng (thừa nội dung: khi em trai tớ vẫn chưa ngủ dậy)

Câu 2.

Nhân vật người anh đã vi phạm phương châm về chất. Người anh đã nói đến một vấn đề không đúng với thực tế: con vịt muối thì để ra trứng vịt muối.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Các phương châm hội thoại Soạn văn 9 tập 1 bài 1 (trang 8) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *