Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Bố của Xi-mông Soạn văn 9 tập 2 bài 30 (trang 140) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Qua Bố của Xi-mông, nhà văn Mô-pa-xăng đã nhắc nhở mỗi người về lòng yêu thương bạn bè, mở rộng ra là yêu thương con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lầm lỡ của người khác. Tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.

Soạn bài Bố của Xi-mông
Soạn bài Bố của Xi-mông

Wikihoc.com sẽ cung cấp bài Soạn văn 9: Bố của Xi-mông, cung cấp những kiến thức hữu ích cho các bạn học sinh khi tìm hiểu về tác phẩm.

Soạn bài Bố của Xi-mông – Mẫu 1

Soạn văn Bố của Xi-mông chi tiết

I. Tác giả

– Guy đơ Mô-pa-xăng sinh năm 1850, mất năm 1893.

– Ông là một nhà văn người Pháp.

– Cuộc đời ngắn ngủi chỉ hơn bốn mươi năm nhưng ông đã để lại số lượng tác phẩm đồ sộ.

– Các tác phẩm của ông phản ánh sâu sắc nhiều phương diện của xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.

– Một số tác phẩm: Một cuộc đời (1883), Ông bạn đẹp (1885)… và hơn 300 truyện ngắn.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Văn bản bố của Xi-mông trích trong truyện ngắn cùng tên.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài”: Tâm trạng của Xi-mông sau khi bị bạn học trêu là không có bố.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “bỏ đi rất nhanh”: Cuộc gặp gỡ của Xi-mông và bác thợ rèn.
  • Phần 3. Còn lại. Câu chuyện ở trường vào sáng hôm sau.

3. Tóm tắt

Chị Blăng-sốt bị một người đàn ông lừa dối, sinh ra Xi-mông. Chính vì vậy, Xi-mông trở thành một cậu bé không có bố. Khi đến trường, cậu bị bạn bè trêu chọc. Cậu buồn bực, lang thang ra bờ sông, chỉ muốn chết đi cho xong. Ở đây, cậu đã gặp bác thợ rèn Phi-líp. Bác đã nghe Xi-mông kể chuyện cậu bị bắt nạt. Bác Phi-líp đã hứa sẽ cho cậu bé một ông bố, rồi đưa Xi-mông về nhà. Về đến nhà, Xi-mông nằng nặc đòi bác thợ rèn làm bố của mình khiến cho chị Blăng-sốt cảm thấy ngượng ngùng. Xi-mông hỏi và biết được tên bác thợ rèn là Phi-líp. Ngày hôm sau đến trường, khi bọn trẻ trêu chọc, Xi-mông đã tự tin nói rằng mình có bố, bố của mình tên là Phi-líp. Cậu đưa con mắt thách thức chúng, sẵn sàng chịu hành hạ còn hơn là bỏ chạy cho đến khi thầy giáo giải thoát cho Xi-mông trở về nhà.

Xem thêm: Tóm tắt văn bản Bố của Xi-mông

4. Nhan đề

– Xi-mông là một cậu bé mồ côi, không có bố. Trong truyện, sau khi bị bạn bè trêu chọc, Xi-mông đã lang thang ra bờ sông, chỉ muốn chết đi cho xong, thì tình cờ gặp được bác thợ rèn Phi-líp. Nhân vật bác Phi-líp là một người đàn ông hiền lành, tốt bụng. Sự xuất hiện của bác giống như ông bụt trong truyện cổ tích, đem đến sự kì diệu trong cuộc sống cho bé Xi-mông.

– Đồng thời qua đó, nhan đề gắn đã thể hiện được khát vọng được sống trong một gia đình hoàn chỉnh, có được tình yêu thương của bố mẹ, của Xi-mông.

Tham khảo thêm:   Cách tải GTA San Andreas miễn phí cho PC Windows 10

III. Đọc – Hiểu văn bản

1. Nhân vật Xi-mông

a. Hoàn cảnh của Xi-mông:

– Được sinh ra do sự lầm lỡ của chị Blăng-sốt, điều đó khiến em không có bố.

– Đến khi đi học, đến trường thương bị bạn bè trêu chọc.

b. Tâm trạng của Xi-mông ở bờ sông:

– Xi-mông ra bờ sông: buồn bực, chán nản và chỉ muốn chết đi cho xong.

– Hình ảnh chú nhái con gợi nhớ về một thứ đồ chơi, nghĩ đến nhà và cảm thấy nhớ mẹ.

– Xi-mông bật khóc, người rung lên. Cậu bé quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ.

=> Nỗi đau còn được thể hiện qua tiếng nói ngắt quãng và biểu lộ cảm xúc.

c. Tâm trạng của Xi-mông khi gặp bác Phi-líp và về nhà gặp mẹ:

– Gặp bác Phi-líp: trả lời bác bằng tiếng nức nở, ngắt quãng, đớn đau.

  • Chúng nó đánh cháu… vì… cháu… cháu không có bố.
  • Cháu… cháu không có bố.

=> Tâm trạng buồn tủi, xấu hổ, nhắc lại việc không có bố một cách đau đớn đến tuyệt vọng của Xi-mông.

– Theo bác Phi-líp về nhà:

  • Vui vẻ nghĩ rằng bác Phi-líp sẽ tìm cho mình một người bố.
  • Khi nhìn thấy mẹ liền ôm lấy cổ mẹ, khóc và nhắc lại ý định tự tử.
  • Bày tỏ mong muốn bác Phi-líp sẽ làm bố của mình.

=> Xi-mông im lặng, hoàn toàn tin vào lời bác Phi-líp. Hành động của em chứng tỏ sự khao khát muốn có bố. Em sung sướng, trọng đại khi bác Phi-líp nhận làm bố.

d. Xi-mông sáng hôm sau đến trường:

– Em hãnh diện, chủ động trả lời, như quạt, như ném đá vào mặt bọn bạn: “Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp!”

– Xi-mông im lặng, tin tưởng sắt đá, thách thức và sẵn sàng chịu hành hạ.

=> Xi-mông là một nhân vật có hoàn cảnh đặc biệt đáng thương nhưng lại đáng yêu. Tình cờ cuộc sống đã cho em người bố chân chính để em có niềm tin và nghị lực bước vào đời.

2. Các nhân vật khác

a. Blăng-sốt (mẹ Xi-mông)

– Là một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết nhưng bị lừa dối.

– Hình dáng, tư thế chị trước ngôi nhà gọn gàng, sạch sẽ khiến người ta không dám bỡn cợt.

– Đỏ mặt, xấu hổ khi nghe lời con hỏi bác Phi-líp.

b. Bác thợ rèn Phi-líp

– Nghề nghiệp: thợ rèn

– Ngoại hình: cao lớn, râu tóc đen, quăn; giọng nói ồm ồm, bàn tay chắc nịch.

– Hành động:

  • Đặt bàn tay lên vai Xi-mông, hỏi han và an ủi cậu bé.
  • Hứa với Xi-mông sẽ cho cậu một ông bố.
  • Đưa Xi-mông về nhà an toàn.

=> Thông điệp tác giả gửi tới: Hãy cảm thông, thương yêu và chia sẻ với bè bạn nhất là những người có hoàn cảnh éo le.

Tổng kết:

– Nội dung: Qua tác phẩm Bố của Xi-mông, nhà văn đã nhắc nhở mỗi người về lòng yêu thương bạn bè, mở rộng ra là yêu thương con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lầm lỡ của người khác.

– Nghệ thuật: miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả thật sâu sắc, tinh tế…

Soạn văn Bố của Xi-mông ngắn gọn

Câu 1. Hãy xác định từng phần nếu chia bài văn trên thành bốn phần căn cứ vào diễn biến của truyện: nỗi tuyệt vọng của Xi-mông; Phi-líp gặp Xi-mông và nói sẽ cho em một ông bố; Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em; Xi-mông đến trường nói với các bạn là có bố và tên bố em là Phi-líp.

Tham khảo thêm:  

Văn bản được chia thành bốn đoạn:

  • Phần 1. Từ đầu đến “chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài” : Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Người ta sẽ cho cháu… một ông bố”: Bác thợ rèn Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “bỏ đi rất nhanh”: Bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em
  • Phần 4. Còn lại: Xi-mông đến trường, khoe với các bạn em có ông bố là Phi-líp.

Câu 2. Xi-mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc họa như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn.

– Xi-mông đau đớn vì: bị bạn bè trêu trọc là đứa không có bố.

– Nỗi đau ấy được nhà văn khắc họa:

  • Ý nghĩ: Em nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ
  • Sự bộc lộ tâm trạng: vô cùng buồn bã trước những lời trêu ghẹo của bạn bè: “Em lại khóc, người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ ”, “những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang, choán ngợp lấy em”…
  • Cách nói năng: Cậu bé nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng xen lẫn tiếng nấc “ – Chúng nó đánh cháu… vì… cháu… cháu… không có bố… không có bố”, “Cháu… cháu không có bố”.

Câu 3. Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối với khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt.

– Chị Blăng-sốt bị một người đàn ông lừa dối, sinh ra Xi-mông.

– Ngôi nhà của chị tuy nhỏ, quét vôi trắng, sạch sẽ, cuộc sống có khó khăn, nghèo đói nhưng chị sống đúng đắn, nghiêm túc.

– Chị khiến người lạ cảm giác không thể bỡn cợt được: “ cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình”.

– Khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố, chị vô cùng đau đớn: “ Đôi má thiếu phụ đỏ bừng và, tê tái đến tận xương tuỷ, chị ôm con hôn lấy hôn để, trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi”

Câu 4. Nêu lên diễn biến tâm trạng của Phi-líp qua các giai đoạn: khi gặp Xi- mông; trên đường đưa Xi-mông về nhà; khi gặp chị Blăng-sốt; lúc đối đáp với Xi-mông.

– Khi gặp Xi-mông: tiến đến bên hỏi han, hứa sẽ Xi-mông một ông bố và đưa cậu về nhà.

– Trên đường đưa Xi-mông về nhà: thầm nghĩ rằng mẹ của chú bé đã có một tuổi thanh xuân lầm lỡ thì rất có thể lại lỡ lầm.

– Khi gặp chị Blăng-sốt: bỗng tắt nụ cười và trở nên lúng túng, e dè, nói năng ấp úng. Phi-líp hiểu rằng không thể bỡn cợt được với cô gái nghiêm nghị, đứng đắn.

– Khi đối đáp với Xi-mông: coi như là một chuyện đùa, nhận làm bố của em. Nhưng chính sự hồn nhiên, ngây thơ của Xi-mông đã làm cho Phi-líp cảm mến em. Hành động nhấc bổng em lên và hôn vào hai má em chứng tỏ điều đó.

=> Diễn biến tâm trạng của bác Phi-líp vừa phức tạp, vừa bất ngờ.

Soạn bài Bố của Xi-mông – Mẫu 2

Câu 1. Hãy xác định từng phần nếu chia bài văn trên thành bốn phần căn cứ vào diễn biến của truyện: nỗi tuyệt vọng của Xi-mông; Phi-líp gặp Xi-mông và nói sẽ cho em một ông bố; Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em; Xi-mông đến trường nói với các bạn là có bố và tên bố em là Phi-líp.

  • Phần 1. Từ đầu đến “ chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài” : Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “ Người ta sẽ cho cháu… một ông bố ”: Bác thợ rèn Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “bỏ đi rất nhanh”: Bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em
  • Phần 4. Còn lại: Xi-mông đến trường, khoe với các bạn em có ông bố là Phi-líp.
Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 6 Unit 3: Looking Back Soạn Anh 6 trang 34 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 2. Xi-mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc họa như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn.

– Xi-mông đau đớn vì bị bạn bè trêu chọc và đánh vì không cậu có bó.

– Nỗi đau ấy được nhà văn khắc họa:

  • Suy nghĩ, hành động: Xi-mông lang thang ra bờ sông, chỉ muốn chết đi cho xong.
  • Lời nói: Nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng xen lẫn tiếng nấc “ Chúng nó đánh cháu… vì… cháu… cháu… không có bố… không có bố”…
  • Tâm trạng buồn bã: “Em lại khóc, người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ ”, “những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang, choán ngợp lấy em”…

Câu 3. Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối với khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt.

– Một cô gái đẹp nhất vùng, đức hạnh nhưng bị lừa dối.

– Hình ảnh ngôi nhà “quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ”: sống đứng đắn, nghiêm túc.

– Cảm nhận của bác công nhân “ cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị một kẻ khác lừa dối ”.

– Thái độ khi nghe con bị bạn bè bắt nạt: “ Đôi má thiếu phụ đỏ bừng và, tê tái đến tận xương tuỷ, chị ôm con hôn lấy hôn để, trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi”.

Câu 4. Nêu lên diễn biến tâm trạng của Phi-líp qua các giai đoạn: khi gặp Xi- mông; trên đường đưa Xi-mông về nhà; khi gặp chị Blăng-sốt; lúc đối đáp với Xi-mông.

– Khi gặp Xi-mông: Đến bên hỏi han, hứa sẽ Xi-mông một ông bố và đưa cậu về nhà.

– Trên đường đưa Xi-mông về nhà: Nhận ra Xi-mông là con của chị Blăng-sốt, thầm nghĩ “một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể lỡ lầm lần nữa”.

– Khi gặp chị Blăng-sốt: Lúng túng, bối rối và hiểu rằng không thể bỡn cợt được với “cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình”.

– Khi đối đáp với Xi-mông: Coi như là một chuyện đùa, nhận làm bố của em. Nhưng chính sự hồn nhiên, ngây thơ của Xi-mông đã làm cho Phi-líp cảm mến em. Hành động nhấc bổng em lên và hôn vào hai má em chứng tỏ điều đó.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Bố của Xi-mông Soạn văn 9 tập 2 bài 30 (trang 140) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *