Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính Soạn văn 9 tập 1 bài 10 (trang 131) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình Ngữ Văn lớp 9.

Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Hôm nay, Wikihoc.com muốn giới thiệu bài Soạn văn 9: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, đến học sinh. Mời tham khảo ngay sau đây.

Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 1

Soạn văn Bài thơ về tiểu đội xe không kính chi tiết

I. Tác giả

– Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

– Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.

– Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.

– Thơ ông tập trung thể hiện hình ảnh các người lính và cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

– Giọng thơ của Phạm Tiến Duật trẻ trung, sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

– Phạm Tiến Duật được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001 và được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012.

– Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970)
  • Ở hai đầu núi (thơ, 1981)
  • Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983)
  • Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994)
  • Nhóm lửa (thơ, 1996)
  • Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997)
  • Tuyển tập Phạm Tiến Duật (in xong đợt đầu ngày ngày 17 tháng 11 năm 2007, khi Phạm Tiến Duật đang ốm nặng).
  • Vừa làm vừa ghi (tập tiểu luận, 2003)…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác năm 1969.

– Bài thơ nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969, được đưa vào tập “Vầng trăng và quầng lửa” (1970).

2. Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Như sa như ùa vào buồng lái”. Tư thế hiên ngang của người lính lái xe.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”. Tinh thần lạc quan của người lính lái xe trước hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Tình động đội của những người lính.
  • Phần 4. Còn lại. Lòng yêu nước, quyết tâm chiến đầu vì miền Nam, vì tổ quốc.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Tư thế hiên ngang của người lính lái xe

– Câu thơ mở đầu: “Không có kính không phải vì xe không có kính” – điệp ngữ “không có… không… không có…” như muốn nhấn mạnh hình ảnh những chiếc xe không kính.

– Các động từ mạnh “giật”, “rung” kết hợp với hình ảnh “bom” khắc họa sự khốc liệt nơi chiến trường.

=> Giải thích nguồn gốc của những chiếc xe không kính. Vốn là những chiếc xe vận tải chở hàng hóa, đạn dược ra mặt trận, nhưng lại bị bom đạn của kẻ thù bắn phá nên kính xe vỡ đi trở thành những chiếc xe không kính.

– Trước hoàn cảnh đó, tư thế của người lính lái xe: “Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Cho thấy tư thế hiên ngang, chủ động sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy. Trong mưa bom, bão đạn nhưng họ vẫn nhìn thẳng về con đường phía trước.

– Những chiếc xe không kính khiến cho những khó khăn càng thêm khắc nghiệt hơn:

  • Gió vào xoa mắt đắng: những chiếc xe không kính khiến cho bụi đường bay vào mắt – từ “đắng” được sử dụng theo lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm nổi bật sự khắc nghiệt về thể xác.
  • Con đường chạy thẳng vào tim, sao trời, cánh chim. Tất cả như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Không có kính khiến mội khoảng cách bị xóa bỏ.
  • Nhưng người lính vẫn không sợ hãi mà hiên ngang đối mặt với mọi thứ.

2. Tinh thần lạc quan của người lính lái xe trước hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn

– Họ phải đối mặt với khó khăn khi chiếc xe không có kính, nhưng thái độ thật thản nhiên như một điều bình thường: “ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo”.

– Cách nói “không có… ừ thì” cho thấy một thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn của người lính.

– Hành động của người lính trước khó khăn: “phì phèo châm điếu thuốc”, “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” hay “gió lùa khô mau thôi”: cho thấy sự ngang tàng cũng như một tinh thần vui vẻ, yêu đời bất chấp những gian khổ phải đối mặt.

3. Tình động đội của những người lính

– Hình ảnh “những chiếc xe họp thành tiểu đội”: những chiếc xe từ trong mưa bom, bão đạn đã tập hợp lại thành một tiểu đội xe không kính. Họ là những đồng đội cùng chung một lý tưởng.

– Họ “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”: chi tiết phản ánh chân thực tình cảm của người lính, qua cái bắt tay người lính tiếp thêm cho nhau sức mạnh, động lực để tiếp tục những chặng đường phía trước.

– “Bếp Hoàng Cầm dựng đứng giữa trời”: Cuộc chiến tranh khốc liệt khiến họ phải dựng bếp ăn giữa trời, gợi nên một cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vất vả.

– “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”: Họ gắn bó giống như những người thân trong gia đình, gắn bó với nhau thân thiết như tình cảm ruột thịt. Giọng thơ đầy hồn nhiên, vui vẻ.

– Trên hành trình không ấy, họ chỉ có thể nghỉ ngơi trên những chiếc võng. Giấc ngủ chập chờn không yên.

– Những vẫn lạc quan: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”: Điệp từ “lại đi” giống như nhịp bước hành quân của người lính trên đường hành quân.

– Hình ảnh “trời xanh thêm”: tinh thần lạc quan, yêu đời hướng về tương lai phía trước.

4. Lòng yêu nước, quyết tâm chiến đầu vì miền Nam, vì tổ quốc

Tham khảo thêm:   3 cách làm cá viên chiên nước mắm ăn vặt ăn cơm đều ngon

– Hai câu đầu vẫn là những khó khăn từ những chiếc xe: không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước…

– Nhưng khó khăn ấy chẳng thể cản nổi ý chí của người lính: xe vẫn cứ chạy vì miền Nam phía trước, vì niềm tin tất thắng và nước nhà sẽ thống nhất.

– Chỉ cần trong xe có một trái tim: hình ảnh “một trái tim” là hình ảnh hoán dụ, chỉ người lính. Trái tim họ luôn căng tràn sự sống, cũng như sôi sục lòng căm thù giặc sâu sắc. Trái tim còn tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, lòng trung thành với Đảng và tình yêu nước sâu đậm của người lính.

Tổng kết: 

– Nội dung: Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm nơi chiến trường.

– Nghệ thuật: Ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn…

Soạn văn Bài thơ về tiểu đội xe không kính ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo?

– Nhan đề có điểm khác lạ: Khi đọc nội dung, người đọc chắc hẳn biết được đó là một “bài thơ”. Vậy mà Phạm Tiến Duật lại đưa vào nhan đề là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Hai chữ “bài thơ” đã cho ta thấy rõ cách khai thác, cách nhìn hiện thực cuộc sống của tác giả. Không chỉ viết về những chiếc xe không kính hay hay hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu nói về chất thơ từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ của những người lính lái xe.

– Hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo:

  • Những chiếc xe không kính vốn không phải vì không có kính, mà trải qua những năm tháng bom rơi, bão đạn khiến kính của chúng bị vỡ đi.
  • Không chỉ một chiếc xe mà là “tiểu đội” – đơn vị quân đội nhỏ nhất: Đây không phải là một trường hợp hy hữu mà là hoàn cảnh chung của những chiếc xe vận chuyển trên tuyến đường Trường Sơn. Tiểu đội xe không kính được tác giả khắc họa cũng chỉ là một trong rất nhiều tiểu đội như vậy.

=> Nổi bật lên sự khốc liệt của chiến tranh, sự hiểm nguy nơi chiến trường và tinh thần lạc quan của người lính lái xe.

Xem thêm: Ý nghĩa nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Câu 2. Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Em hãy phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ.

* Tư thế của người lính khi đối mặt với khó khăn:

– Tư thế của người lính lái xe: “Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”: Cho thấy tư thế hiên ngang, chủ động sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy. Trong mưa bom, bão đạn nhưng họ vẫn nhìn thẳng về con đường phía trước.

– Những chiếc xe không kính khiến cho những khó khăn càng thêm khắc nghiệt hơn:

  • Gió vào xoa mắt đắng
  • Con đường chạy thẳng vào tim
  • Sao trời, đột ngột cánh chim

=> Tất cả như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Nhưng người lính vẫn không sợ hãi mà hiên ngang đối mặt với mọi thứ.

* Tinh thần lạc quan:

– Họ phải đối mặt với khó khăn khi chiếc xe không có kính: “ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo”.

– Nhưng thái độ trước những khó khăn: “không có… ừ thì” cho thấy một thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn của người lính.

– Hình ảnh người lính “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” hay “gió lùa khô mau thôi”: cho thấy một tinh thần vui vẻ, yêu đời bất chấp những gian khổ phải đối mặt.

* Tình đồng đội ngắn bó:

– Họ “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”: chi tiết phản ánh chân thực tình cảm của người lính, qua cái bắt tay người lính tiếp thêm cho nhau sức mạnh, động lực để tiếp tục những chặng đường phía trước.

– “Bếp Hoàng Cầm dựng đứng giữa trời”: Cuộc chiến tranh khốc liệt khiến họ phải dựng bếp ăn giữa trời, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vất vả.

– “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”: Họ gắn bó giống như những người thân trong gia đình, gắn bó với nhau thân thiết như tình cảm ruột thịt.

– Trên hành trình không ấy, họ chỉ có thể nghỉ ngơi trên những chiếc võng.

– Những vẫn lạc quan: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”: Điệp từ “lại đi” giống như nhịp bước hành quân của người lính trên đường hành quân.

– Hình ảnh “trời xanh thêm”: tinh thần lạc quan, yêu đời hướng về tương lai phía trước.

* Ý chí, tình yêu dành cho tổ quốc:

– Hai câu đầu vẫn là những khó khăn từ những chiếc xe: không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước…

– Nhưng khó khăn ấy chẳng thể cản nổi ý chí của người lính: xe vẫn cứ chạy vì miền Nam phía trước, vì niềm tin tất thắng và nước nhà sẽ thống nhất.

– Chỉ cần trong xe có một trái tim: hình ảnh “một trái tim” là hình ảnh hoán dụ, chỉ người lính. Trái tim họ luôn căng tràn sự sống, cũng như sôi sục lòng căm thù giặc sâu sắc. Trái tim còn tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, lòng trung thành với Đảng và tình yêu nước sâu đậm của người lính.

Câu 3. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ này. Những yếu tố đó đã góp phần như thế nào trong việc khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn.

– Ngôn ngữ thơ giàu tính khẩu ngữ, giọng thơ tự nhiên, khỏe khoắn.

– Ngôn ngữ, giọng điệu góp phần thể hiện vẻ đẹp của những người lính lái xe: ngang tàn, hóm hỉnh và lạc quan, yêu đời.

Câu 4. Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ? So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này và ở bài Đồng chí.

* Thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ qua hình ảnh người lính trong bài thơ hiện lên với vẻ đẹp:

  • Tư thế ung dung, hiên ngang
  • Tinh thần lạc quan, yêu đời
  • Coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm
Tham khảo thêm:  

* So sánh:

– Giống nhau: Họ đều mang trong mình tình yêu dành cho quê hương đất nước, tinh thần chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp, tình đồng đội gắn bó sâu sắc.

– Khác nhau:

a. Đồng chí:

  • Những người lính kháng chiến chống Pháp
  • Xuất thân từ tầng lớp nông dân
  • Ca ngợi tình đồng đội, đồng chí

b. Bài thơ về tiểu đội xe không kính:

  • Những người lính kháng chiến chống Pháp
  • Xuất thân chủ yếu từ tầng lớp trí thức, tiểu tư sàn
  • Khắc họa hình ảnh người lính lái xe.

II. Luyện tập

Những cảm giác, ấn tượng của người lái xe trong chiếc xe không kính trên đường ra trận đã được tác giả diễn tả hết sức cụ thể, sinh động. Em hãy phân tích khổ thơ thứ hai để làm rõ điều ấy.

Gợi ý: Những chiếc xe không kính khiến cho những khó khăn càng thêm khắc nghiệt hơn:

– Gió vào xoa mắt đắng: những chiếc xe không kính khiến cho bụi đường bay vào mắt – từ “đắng” được sử dụng theo lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm nổi bật sự khắc nghiệt về thể xác.

– Con đường chạy thẳng vào tim, sao trời, cánh chim. Tất cả như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Không có kính khiến mội khoảng cách bị xóa bỏ.

– Nhưng người lính vẫn không sợ hãi mà hiên ngang đối mặt với mọi thứ.

Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 2

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo?

– Nhan đề có điểm khác lạ: Khi đọc nội dung, người đọc chắc hẳn biết được đó là một “bài thơ”. Vậy mà Phạm Tiến Duật lại đưa vào nhan đề là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Hai chữ “bài thơ” đã cho ta thấy rõ cách khai thác, cách nhìn hiện thực cuộc sống của tác giả. Không chỉ viết về những chiếc xe không kính hay hay hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu nói về chất thơ từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ của những người lính lái xe.

– Hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo: Những chiếc xe không kính vốn không phải vì không có kính, mà trải qua những năm tháng bom rơi, bão đạn khiến kính của chúng bị vỡ đi. Không chỉ một chiếc xe mà là “tiểu đội” – đơn vị quân đội nhỏ nhất: Đây không phải là một trường hợp hy hữu mà là hoàn cảnh chung của những chiếc xe vận chuyển trên tuyến đường Trường Sơn. Tiểu đội xe không kính được tác giả khắc họa cũng chỉ là một trong rất nhiều tiểu đội như vậy.

Câu 2. Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Em hãy phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ.

* Tư thế của người lính khi đối mặt với khó khăn:

– Tư thế của người lính lái xe: “Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”: Cho thấy tư thế hiên ngang, chủ động sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy. Trong mưa bom, bão đạn nhưng họ vẫn nhìn thẳng về con đường phía trước.

– Những chiếc xe không kính khiến cho những khó khăn càng thêm khắc nghiệt hơn:

  • Gió vào xoa mắt đắng
  • Con đường chạy thẳng vào tim
  • Sao trời, đột ngột cánh chim

=> Tất cả như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Nhưng người lính vẫn không sợ hãi mà hiên ngang đối mặt với mọi thứ.

* Tinh thần lạc quan:

– Họ phải đối mặt với khó khăn khi chiếc xe không có kính: “ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo”.

– Nhưng thái độ trước những khó khăn: “không có… ừ thì” cho thấy một thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn của người lính.

– Hình ảnh người lính “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” hay “gió lùa khô mau thôi”: cho thấy một tinh thần vui vẻ, yêu đời bất chấp những gian khổ phải đối mặt.

* Tình đồng đội ngắn bó:

– Họ “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”: chi tiết phản ánh chân thực tình cảm của người lính, qua cái bắt tay người lính tiếp thêm cho nhau sức mạnh, động lực để tiếp tục những chặng đường phía trước.

– “Bếp Hoàng Cầm dựng đứng giữa trời”: Cuộc chiến tranh khốc liệt khiến họ phải dựng bếp ăn giữa trời, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vất vả.

– “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”: Họ gắn bó giống như những người thân trong gia đình, gắn bó với nhau thân thiết như tình cảm ruột thịt.

– Trên hành trình không ấy, họ chỉ có thể nghỉ ngơi trên những chiếc võng.

– Những vẫn lạc quan: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”: Điệp từ “lại đi” giống như nhịp bước hành quân của người lính trên đường hành quân.

– Hình ảnh “trời xanh thêm”: tinh thần lạc quan, yêu đời hướng về tương lai phía trước.

* Ý chí, tình yêu dành cho tổ quốc:

– Hai câu đầu vẫn là những khó khăn từ những chiếc xe: không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước…

– Nhưng khó khăn ấy chẳng thể cản nổi ý chí của người lính: xe vẫn cứ chạy vì miền Nam phía trước, vì niềm tin tất thắng và nước nhà sẽ thống nhất.

– Chỉ cần trong xe có một trái tim: hình ảnh “một trái tim” là hình ảnh hoán dụ, chỉ người lính. Trái tim họ luôn căng tràn sự sống, cũng như sôi sục lòng căm thù giặc sâu sắc. Trái tim còn tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, lòng trung thành với Đảng và tình yêu nước sâu đậm của người lính.

Câu 3. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ này. Những yếu tố đó đã góp phần như thế nào trong việc khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn.

  • Ngôn ngữ thơ giàu tính khẩu ngữ, giọng thơ tự nhiên, khỏe khoắn.
  • Ngôn ngữ, giọng điệu góp phần thể hiện vẻ đẹp của những người lính lái xe: ngang tàn, hóm hỉnh và lạc quan, yêu đời.

Câu 4. Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ? So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này và ở bài Đồng chí.

– Thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ qua hình ảnh người lính trong bài thơ hiện lên với vẻ đẹp: Tư thế ung dung, hiên ngang; Tinh thần lạc quan, yêu đời; Coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm.

Tham khảo thêm:  

– Giống nhau: Họ đều mang trong mình tình yêu dành cho quê hương đất nước, tinh thần chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp, tình đồng đội gắn bó sâu sắc.

– Khác nhau:

  • Đồng chí: Những người lính kháng chiến chống Pháp; Xuất thân từ tầng lớp nông dân; Ca ngợi tình đồng đội, đồng chí.
  • Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Những người lính kháng chiến chống Pháp; Xuất thân chủ yếu từ tầng lớp trí thức, tiểu tư sàn; Khắc họa hình ảnh người lính lái xe.

II. Luyện tập

Những cảm giác, ấn tượng của người lái xe trong chiếc xe không kính trên đường ra trận đã được tác giả diễn tả hết sức cụ thể, sinh động. Em hãy phân tích khổ thơ thứ hai để làm rõ điều ấy.

Gợi ý:

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái”

– Những chiếc xe không kính khiến cho những khó khăn càng thêm khắc nghiệt hơn:

  • Gió vào xoa mắt đắng: những chiếc xe không kính khiến cho bụi đường bay vào mắt – từ “đắng” được sử dụng theo lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm nổi bật sự khắc nghiệt về thể xác.
  • Con đường chạy thẳng vào tim, sao trời, cánh chim. Tất cả như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Không có kính khiến mội khoảng cách bị xóa bỏ.
  • Nhưng người lính vẫn không sợ hãi mà hiên ngang đối mặt với mọi thứ.

Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 3

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1.

– Nhan đề có điểm khác lạ: Khi đọc nội dung, ai cũng biết rõ đây là một tác phẩm thuộc thể loại thơ ca. Nhưng tác giả lại để hai chữ “bài thơ” vào nhan đề. Tưởng chừng như thừa, nhưng thực chất Phạm Tiến Duật muốn thông qua hai chữ này để nhấn mạnh vào chất thơ được toát lên từ hiện thực chiến trường khốc liệt. Tiếp đến, nhan đề cũng nêu ra được hình ảnh trung tâm của tác phẩm, “những chiếc xe không kính”.

– Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo vì: Những chiếc xe này vốn không phải vì không có kính, mà trải qua những năm tháng bom rơi, bão đạn khiến kính của chúng bị vỡ đi. Không chỉ một chiếc xe mà là “tiểu đội” – đơn vị quân đội nhỏ nhất. Đây không phải là một trường hợp hy hữu mà là hoàn cảnh chung của những chiếc xe vận chuyển trên tuyến đường Trường Sơn. Từ đó ca ngợi tinh thần của người lính lái xe nơi chiến trường khốc liệt.

Câu 2.

– Tư thế của người lính lái xe “Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”: Sự hiên ngang, chủ động sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy.

– Khi phải đối mặt với khó khăn, người lính lái xe vẫn giữ được tinh thần lạc quan: “không có… ừ thì” cho thấy một thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn của người lính.

– Hình ảnh người lính “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” hay “gió lùa khô mau thôi”: cho thấy một tinh thần vui vẻ, yêu đời bất chấp những gian khổ phải đối mặt.

– Những người lính “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”: Tình cảm đồng đội gắn bó, cái bắt tay như tiếp thêm động lực chiến đấu.

– “Bếp Hoàng Cầm dựng đứng giữa trời”: Cuộc chiến tranh khốc liệt khiến họ phải dựng bếp ăn giữa trời, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vất vả.

– “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”: Gắn bó như người thân trong một gia đình, gắn bó với nhau thân thiết như tình cảm ruột thịt.

– Ý chí kiên cường, quyết tâm vì đất nước “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”.

– “Chỉ cần trong xe có một trái tim”: Lòng căm thù giặc, nhiệt huyết cách mạng sục sôi.

Câu 3.

– Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ:

  • Giàu tính khẩu ngữ
  • Giọng thơ tự nhiên, khỏe khoắn mà hài hước, dí dỏm

– Tác dụng: Góp phần thể hiện vẻ đẹp của những người lính lái xe: ngang tàn, hóm hỉnh và lạc quan, yêu đời.

Câu 4.

* Cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ qua hình ảnh người lính trong bài thơ: Hiện lên với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan yêu đời…

* So sánh:

– Giống nhau: Họ đều mang trong mình tình yêu dành cho quê hương đất nước, tinh thần chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp, tình đồng đội gắn bó sâu sắc.

– Khác nhau:

  • Đồng chí: Những người lính kháng chiến chống Pháp; Xuất thân từ tầng lớp nông dân; Ca ngợi tình đồng đội, đồng chí.
  • Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Những người lính kháng chiến chống Pháp; Xuất thân chủ yếu từ tầng lớp trí thức, tiểu tư sàn; Khắc họa hình ảnh người lính lái xe.

II. Luyện tập

Những cảm giác, ấn tượng của người lái xe trong chiếc xe không kính trên đường ra trận đã được tác giả diễn tả hết sức cụ thể, sinh động. Em hãy phân tích khổ thơ thứ hai để làm rõ điều ấy.

Gợi ý:

Những cảm giác, ấn tượng của người lái xe trong chiếc xe không kính trên đường ra trận đã được tác giả diễn tả hết sức cụ thể, sinh động qua khổ thơ thứ hai:

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái”

Với những chiếc xe không kính, sự khó khăn của những chặng đường dường như tăng lên gấp bội. Đó là “gió vào xoa mắt đắng” – xe không kính có kính chắn gió khiến cho bụi đường bay vào mắt. Từ “đắng” được sử dụng theo lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm nổi bật sự khắc nghiệt về thể xác. Nhưng không có kính hóa ra lại hay. Nhờ không có kính mà sao trời, cánh chim “như sa, như ùa” vào buồng lái. “Sao và chim” đã trở thành người bạn đường của họ. Đặc biệt nhất là hình ảnh “nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim” tả rất đúng cảm giác của người lái xe không kính, đồng thời còn nói được sự gắn bó của họ đối với con đường Trường Sơn, con đường đánh Mỹ để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Khổ thơ tuy ngắn gọn, nhưng tác giả đã sử dụng những hình ảnh giàu tính biểu tượng góp phần diễn tả cảm giác, ấn tượng của người lính lái xe trên đường ra trận.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính Soạn văn 9 tập 1 bài 10 (trang 131) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *