Bạn đang xem bài viết Say trà có nguy hiểm không, cách xử lý ra sao? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Nhận biết tình trạng say trà

Nhận biết tình trạng say trà

Triệu chứng nhận biết đầu tiên đối với hiện tượng say trà đó là chóng mặt, buồn nôn, vã mồ hôi, tay lạnh, người mệt mỏi và cực kỳ khó chịu. Có trường hợp nặng hơn sẽ bị hạ đường huyết dẫn đến ngất lịm đi.

Vì sao lại bị say trà?

Nguyên nhân bị say trà thường do: bạn thỉnh thoảng mới uống hoặc bạn uống với liều lượng quá nhiều. Trong trà có 3 chất có khả năng khiến bạn bị say trà: Catechin, Theanine và Caffein. Cả 3 chất này đều tốt cho cơ thể, nhưng một số người không hợp nên dễ xảy ra tình trạng say trà.

Còn với một số người lâu lâu mới uống, hoặc không có thói quen uống nhiều mà nay uống vượt mức sẽ dẫn tới hiện tượng say trà.

Với những người uống trà nhiều nhưng họ không bị say (đặc biệt là những người ngoài Bắc), lý do là vì họ đã quen với trà, quen với liều lượng đó mỗi ngày. Còn với một số người lâu lâu mới uống, hoặc không có thói quen uống nhiều mà nay uống vượt mức sẽ dẫn tới hiện tượng say trà.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Mời trầu Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 40 sách Cánh diều tập 2

Cách xử lý khi bị say trà

Khi bị say trà, bạn cần lưu ý những điều sau:

– Nghỉ ngơi hoàn toàn.

– Uống nước lọc thật nhiều.

– Xoa ấm bàn tay, bàn chân sau đó xoa bóp vùng Thái Dương, Ấn Đường để giảm đi sự khó chịu.

– Uống nước gừng +chanh và đường để giúp ổn định nhịp tim.

– Ăn kẹo, mứt hoặc bánh để khắc phục tình trạng hạ đường huyết.

Ăn kẹo, mứt hoặc bánh để khắc phục tình trạng hạ đường huyết.

Lưu ý, khi bị say trà không nên cố gắng làm việc hoặc chạy xe. Như vậy sẽ xảy ra tình trạng ngất do hạ đường huyết. Nếu nghỉ ngơi và làm đủ mọi cách rồi vẫn không khỏi, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được hỗ trợ và điều trị.

Lưu ý khi uống trà

– Không nên uống trà được pha quá đậm đặc hoặc uống quá nhiều.

– Với những người có bệnh tim mạch, bệnh về huyết áp không nên hoặc hạn chế uống trà.

Những thời điểm không nên uống trà

– Khi đang sốt cao không nên uống trà, vì chúng khiến thân nhiệt của bạn tăng cao và làm giảm tác dụng của thuốc hạ sốt.

– Khi bị suy nhược thần kinh không nên uống trà vào buổi chiều hoặc tối. Chúng sẽ khiến bạn mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.

– Với những người bệnh gan, nếu uống quá nhiều trà sẽ khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng.

Những phụ nữ đang mang thai, nếu uống trà đặc nhiều sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai.

– Những phụ nữ đang mang thai, nếu uống trà đặc nhiều sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Hôm nay tôi cô đơn quá

– Trà có thể khiến lượng Axit có trong dạ dày được tiết ra nhiều hơn. Do đó, nếu đang bị viêm loét dạ dày, bạn cần kiêng cử thức uống này.

– Không nên uống trà khi đang say rượu, bởi chúng khiến tim và gan của bạn làm việc mệt mỏi, gây nguy hại đến 2 bộ phận này.

Tham khảo ngay: 9 mẹo chữa chóng mặt đau đầu đơn giản mà hiệu quả tức thì

Tóm lại, say trà không khiến bạn mất mạng nhưng nó làm bạn khó chịu trong một thời gian ngắn. Nếu không biết cách xử lý kịp thời sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do đó, hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.

Bạn sẽ quan tâm:

  • Những nguy hại khi uống trà lúc đói bụng
  • Những nguy hiểm khi uống quá nhiều trà xanh
  • Những sai lầm nguy hiểm khi uống trà sai cách

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Say trà có nguy hiểm không, cách xử lý ra sao? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *