Bạn đang xem bài viết Cây lan chỉ: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cây lan chi có nhiều công dụng trong cuộc sống. Hôm nay Wikihoc.com sẽ bật mí cho các bạn cây lan chi – loại cây trồng có công dụng chữa bệnh cực hay nhé!

Cây lan chi là cây gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa cây lan chi

Cây lan chi được gọi với nhiều tên khác nhau như cỏ lan chi, cây dây nhện, cây lan móc,… thuộchọ Asphodelaceae với tên khoa học là Chlorophytum Bichetii. Loài cây này có nguồn gốc ở Châu Phi sau đó được nhân giống ở nhiều nơi có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Thái Lan,…

Đây là loại cây thân thảo, có đặc điểm là mọc thành bụi nhỏ với chiều cao từ 40 – 50cm. Cây lan chi chỉ có 1 thân rễ ngắn phát triển thành củ thịt phình to có thể tách ra khỏi thân.

Cây lan chi còn được gọi với nhiều tên như cây dây nhện, cỏ lan chiCây lan chi còn được gọi với nhiều tên như cây dây nhện, cỏ lan chi

Cây lan chi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh chóng. Hoa lan chi mọc thành cụm và thường nhỏ. Hoa lan chi có màu tím nhạt, 6 cánh, có loại có hoa màu trắng. Đây là loại cây ưa bóng mát. Nếu ở nơi có nhiều ánh sáng, nhiệt độ quá cao thì lá sẽ bị héo, khô và mất màu xanh tươi mà thường chuyển sang vàng.

Ý nghĩa phong thuỷ cây lan chi

Theo ông bà xưa quan niệm, cây lan chi là biểu tượng cho sự bền bỉ, kiên cường. Sự mạnh mẽ, dẻo dai, không bị khuất phục bởi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Cây lan chi có ý nghĩa to lớn trong phong thủy, có thể giúp gia chủ xua đuổi tà ma, vận xấu. Cây lan chi được xem là tấm bùa hộ mệnh thần kỳ, không chỉ mang lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình mà còn đem đến nhiều may mắn, tài lộc trong sự nghiệp cho gia chủ.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít trang 58 Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 - Tuần 6

Cây cỏ lan chi hợp với người mệnh Thủy vì cây có màu xanh mướt, mang đến thành công, may mắn và tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra, cây cỏ lan chi còn hợp với người tuổi Mùi. Cho nên bạn nào tuổi Mùi thì đừng e ngại khi trồng loại cây này vì sẽ đem đến cho bạn nhiều điều may mắn trong cuộc sống.

Ý nghĩa phong thuỷ cây lan chiÝ nghĩa phong thuỷ cây lan chi

Đặc điểm, phân loại cây lan chi

Cây lan chi có 2 loại là lan chi lá dài và lan chi lá sọc. Đối với lan chi lá dài thì lá cây thoạt nhìn giống như lá hẹ, không đẹp bằng lan chi lá sọc. Cho nên lan chi lá sọc được nhiều người ưa chuộng hơn, đặc biệt trong trang trí nhà cửa. Loại lan chi lá sọc có lá mọc sát đất, có màu xanh và có hai dải màu trắng dọc theo mép lá. Bên cạnh đó, hình dạng lá là hình giáo, kéo dài ở đầu.

Đặc điểm, phân loại cây lan chiĐặc điểm, phân loại cây lan chi

Tác dụng của cây lan chi

Tác dụng đối với sức khoẻ

Cây lan chi mang đến nhiều lợi ích trong cuộc sống con người. Trong y học, cây lan chi có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ,… bởi phần rễ độc nhất vô nhị. Ngoài ra, thân lan chi còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng tán viêm,… Thêm vào đó, giã nhuyễn thân cây lan chi để đắp lên các vết thương sẽ có công dụng làm lành nhanh chóng.

Ngoài tác dụng chữa bệnh, cây lan chi còn có công dụng thanh lọc không khí thần kỳ. Cây có thể hấp thụ tới 95% khí cacbonic, xử lý các chất độc hại do các thiết bị điện thải ra, biến đổi các chất gây ung thư trong không khí thành đường như Aldehyde formic. Thêm vào đó cây lan chi còn có tác dụng trang trí nhà cửa hoặc làm quà tặng cho người thân, bạn bè.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 4: Viết mở bài và kết bài tả cái trống trường em (12 mẫu) Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật - Tuần 14

Công dụng của cây lan chi trong y họcCây lan chi có nhiều công dụng trong y học

Cách trồng và chăm sóc cây lan chi

Cách trồng cây lan chi tại nhà

Đất trồng cây lan chi phải là đất xốp, có nhiều chất dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt. Bạn nên chọn đất mùn có độ pH từ 6 – 7.5. Bên cạnh đó, bạn nên trộn thêm phân chuồng, xơ dừa hay tro trấu để tăng độ dinh dưỡng cho đất cũng như hỗ trợ thoát nước.

Khi đã có được loại đất hoàn hảo, thì bạn tiến hành trồng cây. Bạn có thể trồng cây trong chậu hoặc trồng trong vườn nhà mình. Lưu ý là bạn đặt cây vào giữa chậu hoặc giữa hố đất đã đào. Sau đó bạn nhẹ nhàng ấn đất để cây cố định, đứng thẳng rồi sau đó tưới nước vừa phải để cây có thể tiếp đất và phát triển tốt.

Bạn không nên tưới quá nhiều nước khi mới trồng cây xuống vì rễ cây chưa bám đất và hút nước bình thường sẽ dễ dẫn đến tình trạng úng rễ, chết cây.

Kỹ thuật trồng cây lan chiKỹ thuật trồng cây lan chi

Cách chăm sóc cây lan chi

Khi đã hoàn thành bước trồng cây thì bạn cần lưu ý một số kỹ thuật chăm sóc cây lan chi như:

  • Ánh sáng

Cây lan chi là loại cây ưa mát, ánh sáng 1 phần cho nên bạn đặt cây ở nơi có ánh sáng nhẹ, vừa đủ để cây không bị héo, khô.

  • Đất trồng

Cây không kén đất nhưng đất trồng phải là đất mùn, có nhiều chất dinh dưỡng và phải thoát nước tốt, có độ pH từ 6 – 7.5.

  • Nước

Đất phải được giữ ẩm để cây lan chi có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Không nên sử dụng nước bị nhiễm phèn để tưới cây, bạn nên thay bằng nước mưa hoặc nước trong lu, khạp của nhà.

Kỹ thuật chăm sóc cây lan chiKỹ thuật chăm sóc cây lan chi

  • Nhiệt độ

Cây lan chi phát triển tốt ở nhiệt độ từ 18 – 24 độ C, phù hợp với những nước có khí hậu nhiệt đới.

  • Bón phân

Cây sẽ bị vàng lá, héo nếu không có đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn nên bón phân 2 tuần 1 lần trong mùa sinh trưởng. Cây lan chi là thực vật có hoa vì vậy bạn bón 1 ít phân đạm. Khi nhiệt độ xuống quá thấp khoảng dưới 4 độ C thì phải ngưng tưới và bón phân.

  • Phòng sâu bệnh
Tham khảo thêm:   Khẩu trang 3D Mask có gì đặc biệt mà nhiều người tìm mua đến thế

Cây lan chi thường hay gặp tình trạng thối rễ. Đề phòng ngừa bệnh này thì bạn phải điều chỉnh lượng phân bón, lượng nước và để nơi thông gió, như vậy cây sẽ tránh được tình trạng vàng lá, sâu bệnh.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây lan chi

Bạn có thể mua cây lan chi ở những nơi bán cây cảnh hoặc cửa hàng bán hoa uy tín để có được chậu lan chi chất lượng. Bên cạnh đó, nếu bạn có thắc mắc hay thiếu thông tin trong cách trồng và chăm sóc cây lan chi thì có thể hỏi người bán. Họ sẽ hướng dẫn cho bạn một cách tận tình. Hiện nay trên thị trường một chậu lan chi có giá khoảng 20.000 đồng/chậu.

Khi chăm sóc thấy cây con bắt đầu mọc rễ thì có thể mang ra ngoài trời tuy nhiên tránh ánh nắng trực tiếp, tránh bóng râm. Luôn đảm bảo cây trồng có đất đủ ấm và thoát nước tốt.

Đối với cây trồng ở văn phòng và trong nhà thì cần tưới nước cho cây 2 lần/tuần và thay nước 1 tuần/lần.

Mua cây lan chi ở đâu và giá bao nhiêu?Mua cây lan chi ở nơi bán cây cảnh uy tín

7 hình ảnh đẹp về cây lan chỉ

Hình ảnh đẹp về cây lan chỉHình ảnh đẹp về cây lan chỉ

Hình ảnh đẹp về cây lan chỉHình ảnh đẹp về cây lan chỉ

Hình ảnh đẹp về cây lan chỉHình ảnh đẹp về cây lan chỉ

Hình ảnh đẹp về cây lan chỉHình ảnh đẹp về cây lan chỉ

Hình ảnh đẹp về cây lan chỉHình ảnh đẹp về cây lan chỉ

Hình ảnh đẹp về cây lan chỉHình ảnh đẹp về cây lan chỉ

Hình ảnh đẹp về cây lan chỉHình ảnh đẹp về cây lan chỉ

Như vậy Wikihoc.com đã bật mí cho các bạn cây lan chi – loại cây trồng có công dụng chữa bệnh cực hay. Hy vọng qua bài viết trên các bạn có thêm nhiều thông tin cần thiết về cây lan chi rồi nhé!

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây lan chỉ: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *