Bạn đang xem bài viết Ra máu báo bao lâu thì sinh? Ra máu báo sắp sinh có nhiều không? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Hiện tượng máu báo màu nâu trong giai đoạn sắp dinh thường khiến các mẹ lo lắng, cuống cuồng vào bệnh viện vì tưởng mình đã sắp sinh. Thực ra thì không phải lúc nào cũng vậy. Vậy thì ra máu báo bao lâu thì sinh? Cùng Wikihoc.com khám phá qua bài viết sau đây theo tham vấn của Thạc sĩ – Bác sĩ Huỳnh Kim Dung, khoa Sản – Phụ khoa, Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ nhé!

3 giai đoạn của quá trình chuyển dạ

Quá trình sinh con gồm 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Cổ tử cung (là vùng cơ giữa tử cung và âm đạo) giãn rộng ra.
  • Giai đoạn 2 (đẻ): Em bé được đẩy ra khỏi tử cung, đi qua cổ tử cung, qua âm đạo và ra ngoài.
  • Giai đoạn 3: Nhau thai được đưa ra ngoài.

Đây là những giai đoạn chuyển dạ trên các giấy tờ khoa học, thực tế không phải mẹ bầu nào cũng có những dấu hiệu chuyển dạ giống nhau.

Tham khảo thêm:   Chuyên đề hàm số bậc nhất Tài liệu ôn tập môn Toán lớp 9

3 giai đoạn của quá trình chuyển dạ3 giai đoạn của quá trình chuyển dạ

Trừ những trường hợp có các dấu hiệu đặc biệt sau đây thì cần vào viện ngay, càng sớm càng tốt:

  • Các cơn đau xuất hiện cách nhau dưới 5 phút.
  • Vỡ ối hoặc ra máu tươi.
  • Cần sự giúp đỡ của chuyên gia y tế để chống chọi với những cơn đau.

Thế nào là ra máu cá chuyển dạ

Ở tuần thai thứ 40, khi thức dậy bạn thấy quần lót của mình có vệt màu hồng, đây chính là dấu hiệu cho thấy ngày bạn đón em bé chào đời đã sắp đến. Vậy ra huyệt hồng bao lâu thì sinh?

Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất để báo hiệu mẹ sắp trở dạ. Khi xuất hiện huyết hồng, mẹ bầu sẽ không chuyển dạ ngay trong ngày hoặc trong tuần. Mẹ cần nhớ rằng không phải chỉ khi chuyển dạ thì huyết hồng mới xuất hiện, chúng xuất hiện rải rác khi có sự giãn mở tử cung của mẹ bầu. Điều này có thể xảy ra trước vài ngày hay thậm chí vài tuần trước ngày sinh.

Thế nào là ra máu cá chuyển dạThế nào là ra máu cá chuyển dạ

Ra máu báo bao lâu thì sinh, ra máu báo sắp sinh có nhiều không?

Hầu hết các trường hợp ra máu báo sắp sinh không quá nhiều, chỉ khoảng 1 – 2 giọt cùng với chất nhầy cổ tử cung. Máu báo màu đỏ tươi, hồng nhẹ hay nâu là tuỳ vào cơ địa mỗi người.

Tham khảo thêm:   KHTN 8 Bài 12: Phân bón hóa học Giải KHTN 8 Kết nối tri thức trang 53, 54, 55

Máu báo thường xuất hiện 1 tuần trước khi sinh, một số trường hợp có trước khi sinh một ngày hay lúc sinh con mới xuất hiện. Những trường hợp ra máu báo nhưng không đau bụng, mẹ bầu vẫn có thể bình tĩnh, chưa cần đến bệnh viện ngay.

Ra máu báo bao lâu thì sinh, ra máu báo sắp sinh có nhiều không?Ra máu báo bao lâu thì sinh, ra máu báo sắp sinh có nhiều không?

Máu báo chỉ xuất hiện khi cổ tử cung đang giãn nở, chuẩn bị cho em bé chào đời. Khi sắp chuyển dạ, các cơn co thắt tử cung xuất hiện thường xuyên, theo nhịp điệu nhất định hoặc trường hợp vỡ nước ối.

Trường hợp máu ra nhiều, thấm ướt băng vệ sinh trong vòng 1-3 giờ, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra ngay. Những trường hợp ra máu gây choáng, ngất, da tái xanh cần được cấp cứu ngay lập tức.

Bên cạnh đó, nhiều mẹ bầu cũng tức tốc vào viện khi thấy ra máu báo sinh – vệt dịch màu hồng. Điều này là không cần thiết nếu hiện tượng này không đi kèm theo cơn đau đặc trưng của chuyển dạ. Nhiều người có máu báo vẫn phải đợi đến mấy ngày sau mới sinh.

 Khi nào mẹ cần nhập viện chuẩn bị sinh

Thời điểm hợp lý để thai phụ nhập viện là khi cơn co tử cung xuất hiện 3 phút một lần. Lúc này nếu bác sĩ khám sẽ bắt đầu thấy dấu hiệu cổ tử cung mở khoảng 2 cm.

Tham khảo thêm:   Muôn hình vạn trạng cách cheat game Pokemon Go

Chắc chắn mẹ bầu sẽ không sợ bị đẻ rơi nếu đợi đến lúc này mới đến bệnh viện, bởi thời gian từ lúc có dấu hiệu chuyển dạ đến lúc em bé ra đời thường khá dài, trung bình 8-16 tiếng. Những người sinh con so thường chuyển dạ lâu hơn con rạ.

Khi nào mẹ cần nhập viện chuẩn bị sinhKhi nào mẹ cần nhập viện chuẩn bị sinh

 Những trường hợp ra máu báo trong thai kỳ

Trong suốt thai kỳ, hiện tượng dịch nhầy có lẫn chút máu hồng có thể xuất hiện trong một số trường hợp:

  • Sau khi khám phụ khoa hoặc sau khi giao hợp.
  • Những tháng cuối mang thai, cổ tử cung bắt đầu mỏng và giãn dần khiến các mạch máu ở đây bị rách và chảy máu vào dịch nhầy.
  • Bị vỡ ối chuẩn bị cuộc sinh, lúc này nước ối và dịch nhầy hòa vào nhau, không còn màu trong suốt.
  • Khi chuyển dạ và rặn đẻ, các dịch nhầy này sẽ thoát ra ngoài khi cổ tử cung mở.

Những trường hợp ra máu báo trong thai kỳNhững trường hợp ra máu báo trong thai kỳ

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề máu báo trước khi sinh của mẹ bầu. Dù trong hoàn cảnh nào, các mẹ phải luôn bình tĩnh, tìm hiểu kỹ vấn đề đang gặp phải và lắng nghe cơ thể mình để tinh thần luôn nhẹ nhàng, như vậy cuộc sinh mới diễn ra thuận lợi để em bé chào đời nhé!

Nguồn tham khảo: Marry Baby

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ra máu báo bao lâu thì sinh? Ra máu báo sắp sinh có nhiều không? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *