Bạn đang xem bài viết Chó Akita: Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi, giá bán tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Chó Akita nổi tiếng với sự thông minh, trung thành với mệnh danh là quốc khuyển của Nhật Bản, giống chó này đã dành được nhiều sự quan tâm và được ưu tiên chọn lựa trở thành người bạn đồng hành của rất nhiều người. Cùng Wikihoc.com tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi và giá bán của giống chó này nhé!

Tìm hiểu về giống chó Akita

Nguồn gốc chó Akita

Chó AkitaChó Akita

Chó Akita Inu là giống chó lâu đời ở Nhật được biết đến từ những năm 1600 có nguồn gốc từ phía Bắc Nhật Bản cụ thể là tỉnh Akita.

Sau Thế chiến II, chó Akita có mặt tại Mỹ. Sau đó các nhà lai giống đã phát triển giống chó này và cho ra đời chú chó Akita Mỹ có nhiều ưu điểm vượt trội, mạnh mẽ hơn chó Akita Nhật Bản.

Đến năm 1972, chó Akita Inu được AKC (Câu lạc bộ chó giống Mỹ) công nhận.

Phân loại chó Akita

Có hai loại giống chó Akita: một chủng Nhật Bản (Akita Inu hoặc Nhật Bản Akita) và một chủng Mỹ được gọi là Akita hoặc Akita Mỹ.

Chó Akita Inu và chó Akita MỹChó Akita Inu và chó Akita Mỹ

Các màu lông chó Akita phổ biến

Chó Akita có bộ lông dày mềm bên trong và lớp lông cứng không thấm nước bên ngoài. Màu lông phổ biến là trắng, vện, đỏ nâu hoặc màu vừng.

Tham khảo thêm:  

Màu lông chó AkitaMàu lông chó Akita

Đặc điểm ngoại hình chó Akita

Cơ thể cân đối, khỏe mạnh, linh hoạt. Đầu to, trán phẳng. Khuôn mặt hình tam giác với chiếc mõm dài, hàm răng khỏe. Mắt nhỏ màu nâu sẫm. Tai nhỏ, dày, hình tam giác. Mũi thường có màu đen. Môi đen. Đuôi Akita luôn vểnh cao và cuộn tròn.

Chó AkitaChó Akita

Đặc điểm tính cách

Akita là giống chó cực kỳ thông minh, cực kỳ trung thành và sống tình cảm. Chó Akita có xu hướng hung dữ với những con chó khác, đặc biệt là những chú chó cùng giới tính. Bên cạnh đó, Akita Inu là chú chó trầm tính nhưng sẽ có lúc chúng khá nghịch ngợm.

Akita InuAkita Inu

Lý do nên nuôi cho Akita

Chó Akita ngoan ngoãn, dễ bảo, trung thành và sống rất tình cảm do đó luôn được chủ yêu thương trân trọng.

Lý do nên nuôi AkitaLý do nên nuôi Akita

Cách nuôi chó Akita

Thức ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng của chó akita:

  • Ăn ít nhất 3-5 lần mỗi tuần.

Thịt

  • Ăn ít nhất 2 lần mỗi tuần, không nên cho ăn quá nhiều.
  • Các loại nội tạng

Rau, củ, quả

  • Những loại rau củ quả như cà rốt, bí xanh, hành, cà tím …

Trái cây

  • Những loại trái cây như: táo, chuối, dưa, lê…Lưu ý, các hoa quả chỉ nên cho ăn trước bữa cơm chính và không cho chó Akita dưới 4 tháng tuổi ăn.

Tinh bột

Các sản phẩm phụ khác

  • Trứng luộc nhưng không quá 2 quả mỗi tuần.
  • Các loại phomai, yaourt tự nhiên.
  • Các loại tảo biển, rong biển.
  • Các loại hải sản như: tôm, cua, …

Cách chăm sóc, vệ sinh chó Akita

Giống chó Akita với bộ lông dày do đó không chịu được thời tiết nóng vì vậy chỗ ở của chó Akita phải thoáng mát, sạch sẽ.

Tham khảo thêm:   10 tiệm bánh kem ngon nổi tiếng nhất quận Bình Tân

Chế độ dinh dưỡng đảm bảo được cung cấp đầy đủ.

Chó Akita có bộ lông dày rậm vì vậy nên dùng bàn chải lông để chải lông hàng tuần cho chúng và cắt tỉa lông cho chó vào những ngày có thời tiết oi nóng và vào mùa mưa lạnh thì cần phải chú ý đến việc giữ cho bộ lông của Akita khô ráo để tránh gây bệnh cho chó.

Chế độ dinh dưỡng hợp lýChế độ dinh dưỡng hợp lý

Các vấn đề về sức khoẻ chó Akita thường gặp

Chướng bụng

Có thể do một số nguyên nhân sau: Chó ăn quá nhanh, quá nhiều. Các dấu hiệu như ói mửa, bỏ ăn uống, đầy hơi. Ngay lúc này, cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để chữa bệnh.

Bệnh suy giảm tuyến giáp

Có các triệu chứng như: Tăng động đột ngột, hung hăng, hoặc trở nên yếu đuối, nhút nhát.

Chó có triệu chứng về bệnh suy giảm tuyến giápChó có triệu chứng về bệnh suy giảm tuyến giáp

Các vấn đề về hệ xương khớp

Bệnh này thường có nguyên nhân do di truyền. Các dấu hiệu có thể gặp như: Chó có biểu hiện đau đớn khi di chuyển.

Chó có vấn đề về hệ xương khớpChó có vấn đề về hệ xương khớp

Một số triệu chứng sức khỏe khác

Các vấn đề liên quan đến da và lông: lông bị nhạt hoặc quá sậm màu. Da bị mụn mủ, lở loét bất thường hay viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Chảy máu cam.

Lưu ý khi nuôi chó Akita

Dắt chó đi dạoDắt chó đi dạo

Mỗi ngày nên dành 30 tới 45 phút để dắt chó đi dạo kết hợp tập thể dục.

Chăm sóc kỹ bộ lông cho chó Akita.

Tiêm vắc xin định kỳ, tẩy giun đầy đủ:

  • Từ 35 tới 42 ngày tuổi, tiêm mũi vắc xin 7 bệnh thứ nhất. Sau 23 – 30 ngày tiếp theo, tiêm mũi thứ 2. Hàng năm tiêm nhắc lại 1 lần. Tiêm phòng dại vào tháng thứ 6, tiêm nhắc lại hàng năm.
  • Tẩy giun định kỳ 1 tháng 1 lần đối với chó dưới 6 tháng tuổi. Đối với chó từ 6 tháng trở lên tẩy giun 3 tháng/lần.
Tham khảo thêm:  

Kinh nghiệm mua chó Akita

Bảng giá chó Akita

Akita Inu là giống có mức giá cao ở Việt Nam:

  • Từ 20–30 triệu: là giống chó Akita con được sinh sản tại Việt Nam; ba hoặc mẹ đều được nhân giống tại Việt Nam.
  • Từ 30 triệu: là giống chó Akita con được sinh tại Việt Nam nhưng ba mẹ là giống nhập từ nước ngoài hoặc có thể là chó Akita con nhập khẩu từ Thái.
  • Từ 50 triệu: là giống chó Akita con thuần chủng nhập khẩu từ Mỹ hoặc Nhật.

Chó Akita conChó Akita con

Lưu ý khi mua chó Akita

Chó Akita InuChó Akita Inu

Có không ít các lời rao chó Akita giá rẻ với nguyên nhân có thể là: chó Akita lai chó cỏ qua nhiều đời do đó các đặc điểm thuần chủng vốn có của giống Akita hầu như biến mất.

Khi có nhu cầu mua chó Akita Inu, bạn cần tìm đến các trại chó giống lớn uy tín, được cấp phép hoạt động và chắc chắn đảm bảo cung cấp được đầy đủ các giấy tờ chứng nhận có liên quan.

Trên đây là những kiến thức về giống chó Akita mà Wikihoc.com đã tổng hợp cho bạn. Hi vọng thông tin trên có ích cho bạn. Cùng đón ngay một bé cún Akita về nuôi thôi nào!

Mua thức ăn các loại cho cún cưng tại Wikihoc.com nhé:

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chó Akita: Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi, giá bán tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *