Bạn đang xem bài viết Quả nhót là quả gì? Công dụng của quả nhót với sức khỏe tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Nhót không chỉ là một loại quả dùng để ăn mà còn dùng để nấu canh chua cũng rất ngon. Đặc biệt loại quả này còn được các chuyên gia đánh giá là mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng bớt chút thời gian để tìm hiểu thêm về quả nhót bạn nhé!

Quả nhót là quả gì?

Quả nhót là quả gì?

Cây nhót còn có tên khoa học là Elaeagnus Latifolia, cây lót, hồi đồi tử.

Nhót thuộc loại cây bụi, điểm đặc trưng của loại cây này đó là ở cả thân, lá và quả nhót đều có lớp vảy trắng, là những hạt tròn xếp sát nhau ở bên ngoài. Khi quả nhót còn xanh thì lớp vảy này bám chắc khi quả chín thì chỉ cần chà nhẹ là lớp vảy này sẽ bong ra.

Quả nhót có hình bầu dục, khi chín quả chuyển sang màu đỏ, khi xanh thì chua còn khi chín thì ngọt. Quả nhót có thể dùng ăn sống hoặc dùng để nấu canh chua.

Nhót được trồng phổ biến ở miền Bắc, một năm có 2 vụ: Từ tháng 2-4 và tháng 8-10.

Tham khảo thêm:   Hoa cẩm tú cầu: Đặc điểm, phân loại và ý nghĩa của loại hoa này

Giá trị dinh dưỡng của quả nhót

Giá trị dinh dưỡng của quả nhót

Quả nhót chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, trong mỗi quả nhót có chứa:

Lợi ích của quả nhót đối với sức khỏe

Lợi ích của quả nhót đối với sức khỏe

Theo Giáo sư Phạm Xuân Sinh, Đại học Dược Hà Nội thì quả nhót còn có tác dụng trị ho, khó thở, nhiều đờm.

Bạn có thể dùng quả nhót với lượng khoảng 6 – 12g/ngày, uống dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hay thuốc bột, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Bạn sẽ uống liên tục trong nhiều ngày đến khi bệnh thuyên giảm.

Ngoài ra theo Lương y Vũ Quốc Trung – Phòng chẩn trị y học cổ truyền Đường Láng cho biết trong đông y, thì trái nhót có vị chua, chát, tính bình, loại quả này có nhiều công dụng đối với sức khỏe như: Tốt cho phổi, đại tràng, cầm bệnh tiêu chảy, kiết lị, thổ huyết,..

Trong trường hợp tiêu chảy thì bạn lấy 6 – 7 quả nhót cùng, 10gr búp, 8gr nụ sim đem uống ngày 3 lần, mỗi lần 50ml nước thuốc, uống liên tục 2-3 ngày sẽ khỏi bệnh.

Lưu ý khi ăn quả nhót

Lưu ý khi ăn quả nhót

Bạn chỉ nên ăn tối đa 10 quả nhót trên ngày, nếu bạn ăn nhót mà bị dị ứng thì nên dừng lại.

Nhót có tính chua nên bạn chỉ ăn sau bữa cơm khoảng 30 phút không ăn khi đói để tránh bị cồn ruột.

Khi ăn nhót bạn nên rửa sạch và loại bỏ lớp vảy bên ngoài nhé!

Tham khảo thêm:   Anken là gì? Cấu tạo phân tử, tính chất và cách điều chế anken

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu hơn về trái nhót cũng như công dụng của nó đối với sức khỏe. Nếu có cơ hội bạn hãy thưởng thức loại quả này một lần để biết được hương vị của nó nhé!

Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống

>> Quả bòn bon là gì? Lợi ích của quả bòn bon với sức khỏe

>> Quả bồ hòn có ăn được không? Công dụng và 5 bài thuốc từ quả bồ hòn

>> Lê, trái cây miệt vườn siêu rẻ mà lại lợi ích không ngờ

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Quả nhót là quả gì? Công dụng của quả nhót với sức khỏe tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *