Bạn đang xem bài viết ✅ Ôn tập học kì 1 Tiết 6, 7 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tập 1 trang 148, 149 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ôn tập học kì 1 Tiết 6, 7 giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 148, 149. Qua đó, sẽ củng cố kiến thức, ôn tập cuối học kì I thật hiệu quả.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Ôn tập học kì 1 Tiết 6 và Tiết 7 – Tuần 18 của Chủ đề Ôn tập cuối học kì I theo chương trình mới cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Wikihoc.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết ôn tập:

Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 148, 149

Câu 1

Đọc bài và thực hiện yêu cầu:

Những hạt thóc giống

Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.

Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước nhà vua, quỳ tâu:

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Phân tích 2 đoạn thơ đầu bài Bình Ngô Đại Cáo (Dàn ý + 10 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 10

– Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.

Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc bấy giờ nhà vua mới ôn tồn nói:

– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!

Rồi vua dõng dạ nói tiếp:

– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.

(Truyện dân gian Khmer)

Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:

a. Nhà vua giao hẹn điều gì khi giao thóc giống cho người dân?

  • Ai làm cho thóc nảy mầm nhanh nhất sẽ được truyền ngôi.
  • Ai làm cho thóc nảy mầm nhiều nhất sẽ được truyền ngôi.
  • Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi.
  • Ai thu hoạch thóc nhanh nhất sẽ được truyền ngôi.

b. Thóc giống nhà vua phát cho người dân đem về trồng có gì đặc biệt?

  • Thóc giống chắc, mẩy
  • Thóc giống đã nảy mầm
  • Thóc giống chỉ toàn hạt lép.
  • Thóc giống đã được luộc kĩ.

c. Theo em, vì sao người dân nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua?

  • Vì vụ mùa năm ấy bội thu.
  • Vì họ trồng trọt rất giỏi.
  • Vì ai cũng muốn ngôi vua.
  • Vì họ làm lụng rất chăm chỉ.

d. Vì sao chú bé Chôm tâu vua rằng mình không làm cho thóc nảy mầm được?

  • Vì Chôm không sợ phạt
  • Vì Chôm là chú bé lười biếng
  • Vì Chôm không giỏi trồng trọt
  • Vì Chôm là chú bé trung thực
Tham khảo thêm:   Lời bài hát Khó vẽ nụ cười

e. Từ nào trong câu: “Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm” là động từ?

  • Đều
  • Sững sờ
  • Thú tội
  • Lời thú tội

g. Từ ngữ nào có nghĩa giống với từ in đậm trong câu: “Trung thực là đức tính quý nhất của con người’?

  • Thật thà
  • Thật lòng
  • Thật tính
  • Thật tâm

Thực hiện các câu hỏi, bài tập dưới đây:

h. Vì sao nhà vua nhận xét Chôm là chú bé trung thực và dũng cảm?

i. Theo em, vì sao Chôm trở thành ông vua hiền minh?

k. Đặt một tên khác cho câu chuyện.

l. Đặt một câu bày tỏ cảm xúc của em về cậu bé Chôm

Trả lời:

a. Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi.

b. Thóc giống đã được luộc kĩ.

c. Vì ai cũng muốn ngôi vua.

d. Vì Chôm là chú bé trung thực

e. Sững sờ

g. Thật thà

h. Nhà vua nhận xét Chôm là cậu bé trung thực và dũng cảm bởi vì cậu dám nói và thừa nhận sự thật cậu không làm cho thóc nảy mầm được trước nhà vua.

i. Chôm trở thành ông vua hiền minh vì lòng trung thực, thật thà của cậu. Bởi trung thực là đức tính quý nhất của con người.

k. Tên khác cho câu chuyện: Cậu bé trung thực

i. Chôm là một cậu bé trung thực và dũng cảm. Nhờ vậy, Chôm đã được nhà vua truyền ngôi cho. Chôm là một người đáng để chúng ta học tập và noi theo.

Tham khảo thêm:   Bị loãng xương uống sữa gì? Top 15 loại sữa tốt cho người loãng xương

Câu 2

Thực hiện một trong hai đề sau:

a. Viết thư cho thầy giáo hoặc cô giáo cũ để hỏi thăm và kể về việc học tập của em.

b. Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình bạn hoặc tình cảm gia đình.

Trả lời:

Hà Nội, ngày … tháng … năm …

Cô Hà Lê thân mến!

Em là Ngọc Hân – học sinh cũ lớp 3G được cô chủ nhiệm năm ngoái đây ạ. Năm nay, em đã chuyển sang ngôi trường mới, nhưng em vẫn rất nhớ và biết ơn cô. Vì vậy, em viết lá thư này để được hỏi thăm và chúc mừng cô nhân ngày Nhà giáo.

Dạo này cô vẫn khỏe chứ ạ? Cô vẫn đến trường và dạy dỗ các bạn nhỏ như trước nhỉ? Các em học sinh mới năm nay có ngoan và vâng lời cô không ạ? Vườn hoa hồng do cô trồng và chăm sóc cạnh thư viện năm nay có lẽ đã cao hơn và nở nhiều hoa rồi cô nhỉ?

Ở trường mới, em đã làm quen được với các bạn và thầy cô. Việc học tập của em cũng đã ổn định rồi. Nhờ cô quan tâm dạy dỗ, mà em không gặp nhiều khó khăn về bài vở. Em biết ơn cô lắm. Nhân ngày 20-11 sắp tới, em chúc cô luôn mạnh khỏe, yêu đời và ngày càng thành công hơn trong sự nghiệp trồng người.

Học sinh cũ

Ngọc Hân

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Ôn tập học kì 1 Tiết 6, 7 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tập 1 trang 148, 149 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *