Giải Khoa học 5 Bài Bài 33-34: Ôn tập và kiểm tra học kì I giúp các em học sinh lớp 5 tổng hợp toàn bộ kiến thức quan trọng, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học 5 trang 68, 69, 70, 71.
Qua đó, giúp các em ôn thi học kì 1 hiệu quả, để ngày càng học tốt môn Khoa học lớp 5. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 33 – 34 của chủ đề Vật chất và năng lượng. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Giải bài tập Khoa học 5 Bài 33-34: Ôn tập và kiểm tra học kì I
Liên hệ thực tế và trả lời
Trong các bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS bệnh nào lây qua cả đường sinh sản và đường máu?
Trả lời:
Bệnh AIDS lây qua cả đường sinh sản và đường máu.
Quan sát và trả lời
Thực hiện theo mỗi hình dưới đây, bạn có thể phòng tránh được bệnh gì trong các bệnh sau: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A?
Trả lời:
Thực hiện theo chỉ dẫn trong hình |
Phòng tránh được bệnh |
Giải thích |
Hình 1. Nằm màn |
– Sốt xuất huyết – Sốt rét – Viêm não |
Những bệnh đố lây do muỗi đốt người bệnh hoặc động vật mang bệnh rồi đốt người lành và truyền vi-rút gây bệnh sang người lành. |
Hình 2. Rửa sạch tay (trước khi ăn và sau khi đi đại tiện) |
– Viêm gan A – Giun |
Các bệnh đố lây qua đường tiêu hoá. Đàn tay bẩn có nhiều mầm bệnh, nếu cầm vào thức ăn sẽ đưa mầm bệnh trực tiếp vào miệng. |
Hình 3. Uống nước đã đun sôi để nguội |
– Viêm gan A – Giun – Các bệnh đường tiêu |
Nước lã chứa nhiều mầm bệnh, trứng giun và các bệnh đường tiêu hoá khác. Vì vậy, cần uống nước đã đun sôi. |
Hình 4: Ăn chín |
– Viêm gan A – Giun sán – Ngộ độc thức ăn – Các bệnh lây qua đường tiêu hóa |
Trong thức ăn sống, ôi thui có chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy cần ăn thức ăn chín |
Thực hành
1. Chọn 3 vật liệu đã học và hoàn thành bảng sau:
Số thứ tự | Tên vật liệu | Đặc điểm/ Tính chất | Công dụng |
---|---|---|---|
1 | |||
2 | |||
3 |
2. Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi:
2.1 Để làm cầu bắc qua sống, làm đường ray tàu hỏa người ta sử dụng vật liệu nào?
a) Nhôm b) Đồng c) Thép d) Gang
2.2 Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà người ta sử dụng vật liệu nào?
a) Gạch b) Ngói c) Thủy tinh.
2.3 Để sản xuất xi măng, tạc tượng người ta sử dụng vật liệu nào?
a) Đồng b) Sắt c) Đá vôi d) Nhôm
2.4 Để dệt thành vải may quần, áo, chăn, màn người ta sử dụng vật liệu nào?
a) Tơ sợi b) Cao su c) Chất dẻo.
Trả lời:
1. Hoàn thành bảng sau:
Số thứ tự | Tên vật liệu | Đặc điểm/ Tính chất | Công dụng |
---|---|---|---|
1 | Nhôm | Kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ, có thể kéo thành sợi, dát mỏng, không gỉ, bị ăn mòn bởi axit. | Chế tạo các dụng cụ làm bếp, làm vỏ hộp, khung cửa, một số bộ phận của các phương tiện giao thông. |
2 | Gốm | Dễ vỡ, cứng | Làm gạch lát sản, ngói, bình, bát đĩa. |
3 | Đồng và hợp kim của đồng | Bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn thành bất kì hình dạng nào, dẫn điện và nhiệt tốt, hợp kim của đồng và thiếc và kẽm cứng hơn đồng. | Sử dụng làm đồ điện, dây điện, một số bộ phận của ô tô, tàu biển, các đồ dùng trong gia đình như nồi, mâm… |
2. Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi:
2.1 Đáp án là c. Để làm cầu bắc qua sông, đường ray người ta sử dụng vật liệu là thép.
2.2 Đáp án là a. Để xây tường, lát sàn nhà người ta sử dụng vật liệu là gạch.
2.3 Đáp án là c. Để sản xuất xi măng, tạc tượng người ta sử dụng vật liệu là đá vôi.
2.4 Đáp án là a. Để dệt thành vải may quần, áo, chăn, màn người ta sử dụng vật liệu tơ sợi.
Trò chơi học tập: Đoán chữ
Tìm các chữ cái cho vào ô trống dưới đây để khi ghép lại đúng cho từng câu hỏi sau:
1. Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng gọi là gì?
2. Em bé trong bụng mẹ được gọi là gì?
3. Giai đoạn cơ thể bắt đầu phát triển nhanh về chiều cao, cân nặng và được đánh dấu bằng sự xuất hiện kinh nguyệt lần đầu ở con gái và sự xuất tinh lần đầu ở con trai được gọi là gì?
4. Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn trong cuộc đời của mỗi con người được gọi là gì?
5. Từ nào được dùng để chỉ giai đoạn hoàn thiện của con người về mặt thể chất, tinh thần và xã hội?
6. Từ nào được dùng để chỉ con người bước vào giai đoạn cuối của cuộc đời?
7. Từ nào được dùng để chỉ con người bước vào giai đoạn cuối của cuộc đời?
8. Bệnh nào do một loại vi-rút gây ra và bị lây truyền do muỗi vằn?
9. Bệnh nào do một loại vi-rút gây ra, vi-rút này có thể sống trong máu gia súc, chim, chuột, khỉ,… bệnh bị lây truyền do muỗi hút máu các con vật bị bệnh rồi truyền vi-rút gây bệnh sang người?
10. Bệnh nào do một loại vi-rút gây ra và lây truyền qua đường tiêu hoá, người mắc bệnh này có thể bị sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, gần gan, chán ăn,…?
Trả lời:
1. SUTHUTINH (Sự thụ tinh).
2. BAOTHAI (Bào thai).
3. DAYTHI (Dậy thì).
4.VITHANHNIEN (Vị thành niên).
5. TRUONGTHANH (Trưởng thành).
6. GIA (Già).
7. SOTRET (Sốt rét).
8. SOTXUATHUYET (Sốt xuất huyết).
9. VIEMNAO (Viêm não).
10.VIEMGANA (Viêm gan A).
Giải Vở bài tập Khoa học lớp 5 bài 33, 34 Ôn tập và kiểm tra học kì 1
Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1.1. Bệnh nào dưới đây có thể bị lây qua cả đường sinh sản và đường máu?
a. Sốt xuất huyết.
b. Sốt rét.
c. Viêm não.
d. AIDS.
1.2. Để làm cầu bắc qua sông, làm đường ray tàu hỏa người ta sử dụng vật liệu nào?
a. Nhôm.
b. Đồng.
c. Thép.
d. Gang.
1.3. Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà người ta sử dụng vật liệu nào?
a. Thủy tinh.
b. Gạch.
c. Ngói.
1.4. Để sản xuất xi măng, tạc tượng người ta sử dụng vật liệu nào?
a. Đồng.
b. Sắt.
c. Đá vôi.
d. Nhôm.
1.5. Để dệt thành vải may quần, áo, chăn, màn người ta sử dụng vật liệu nào?
a. Tơ sợi.
b. Cao su.
c. Chất dẻo.
Trả lời:
1.1. Bệnh nào dưới đây có thể bị lây qua cả đường sinh sản và đường máu?
d. AIDS.
1.2. Để làm cầu bắc qua sông, làm đường ray tàu hỏa người ta sử dụng vật liệu nào?
c. Thép.
1.3. Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà người ta sử dụng vật liệu nào?
b. Gạch.
1.4. Để sản xuất xi măng, tạc tượng người ta sử dụng vật liệu nào?
c. Đá vôi.
1.5. Để dệt thành vải may quần, áo, chăn, màn người ta sử dụng vật liệu nào?
a. Tơ sợi.
Câu 2: Đọc yêu cầu của bài tập ở mục Quan sát trang 68 SGK và hoàn thành bảng sau:
(Yêu cầu: Thực hiện heo mỗi hình dưới đây, bạn có thể phòng tránh được bệnh gì trong các bệnh sau: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A?)
Hình |
Phòng tránh được bệnh gì? |
Giải thích |
Hình 1 |
||
Hình 2 |
||
Hình 3 |
||
Hình 4 |
Trả lời:
Hình |
Phòng tránh được bệnh gì? |
Giải thích |
Hình 1 |
– Sốt xuất huyết – Sốt rét – Viêm não |
Những bệnh đó lây do muỗi đốt người bệnh hoặc động vật mang bệnh rồi đốt người lành và truyền vi-rút gây bệnh sang người lành. |
Hình 2 |
– Viêm gan A – Giun |
Các bệnh đó lây qua đường tiêu hóa. Bàn tay bẩn có nhiều mầm bệnh, nếu cầm tay vào thức ăn sẽ đưa mầm bệnh trực tiếp vào miệng. |
Hình 3 |
– Viêm gan A – Giun – Các bệnh đường tiêu hóa khác (ỉa chảy, tả, lị,…) |
Nước lã chứa nhiều mầm bệnh, trứng giun và các bệnh đường tiêu hóa khác. Vì vậy, cần uống nước đã đung sôi. |
Hình 4 |
– Viêm gan A – Giun sán – Ngộ độc thức ăn – Các bệnh đường tiêu hóa khác (ỉa chảy, tả, lị,…) |
Trong thức ăn sống hoặc thức ăn hôi thiu hoặc thức ăn bị ruồi, gián, chuột bò vào chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, cần ăn thức ăn chín, sạch. |
Câu 3: Chọn ba vật liệu đã học để hoàn thành bảng sau:
Số thứ tự |
Tên vật liệu |
Đặc điểm/ Tính chất |
Công dụng |
1 |
|||
2 |
|||
3 |
|||
4 |
Trả lời:
Số thứ tự |
Tên vật liệu |
Đặc điểm/ Tính chất |
Công dụng |
1 |
Đồng |
– Có màu đỏ nâu, có ánh kim – Dễ dát mỏng và kéo sợi – Dẫn nhiệt và dẫn điện tốt |
Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện, một số bộ phận của ô tô, tàu biển,… |
2 |
Đá vôi |
– Không cứng lắm – Dưới tác dụng của a-xít thì đá vôi sủi bọt |
Đá vôi được dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết,… |
3 |
Cao su |
Có tính đàn hồi tốt; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện, cách nhiệt; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác. |
Cao sụ được sử dụng để làm săm, lốp xe; làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình. |
Câu 4: Tìm các chữ cái cho các câu hỏi dưới đây để có được câu trả đúng cho từng câu hỏi.
a) Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là gì?
b) Em bé nằm trong bụng mẹ được gọi là gì?
c) Giai đoạn cơ thể bắt đầu phát triển nhanh về chiều cao, cân nặng và được đánh dấu bằng sự xuất hiện kinh nguyệt lần đầu ở con gái và sự xuất tinh lần đầu ở con trai được gọi là gì?
d) Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn trong cuộc đời của mỗi con người được gọi là gì?
e) Từ nào được dùng để chỉ giai đoạn hoàn thiện của con người về mặt thể chất, tinh thần và xã hội?
g) Từ nào được dùng để chỉ con người bước vào giai đoạn cuối của cuộc đời?
h) Bệnh nào do một loại kí sinh trùng gây ra và bị lây truyền do muỗi a-nô-phen?
i) Bệnh nào do một loại vi-rút gây ra và bị lây truyền do muỗi vằn?
k) Bệnh nào do một loại vi-rút gây ra; vi-rút này có thể sống trong máu gia súc, chim, chuột, khỉ,…; bệnh bị lây truyền do muỗi hút máu các con vật bị bệnh rồi truyền vi-rút gây bệnh sang người?
l) Bệnh nào do một loại vi-rút gây ra và lây truyền qua đường tiêu hóa; người mắc bệnh này có thể bị sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, gần gan, chán ăn,…
Trả lời:
a) Sự thụ tinh
b) Bào thai
c) Dậy thì
d) Vị thành niên
e) Trưởng thành
g) Già
h) Sốt rét
i) Sốt xuất huyết
k) Viêm não
l) Viêm gan A
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Khoa học lớp 5 Bài 33-34: Ôn tập và kiểm tra học kì I Giải bài tập Khoa học lớp 5 trang 68 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.