Bạn đang xem bài viết ✅ Hoá học 9 Bài 14: Thực hành Tính chất hóa học của bazơ và muối Giải Hoá học lớp 9 trang 44 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Hóa học 9 Bài 14 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi, rèn luyện kỹ năng, thao tác thí nghiệm, các hiện tượng tính chất hóa học của bazơ và muối.

Viết báo cáo thực hành Tính chất hóa học của bazơ và muối được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Hóa học 9.

I. Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm

1. Luôn giữ khu vực thí nghiệm ngăn nắp và sạch sẽ.

2. Không sử dụng tay tiếp xúc với hóa chất thí nghiệm khi không có dụng cụ bảo hộ đi kèm

3. Bảo quản dụng cụ thí nghiệm cẩn thận, tránh nứt mẻ làm rơi vãi hóa chất ra ngoài ảnh hưởng đến người dùng trong quá trình thao tác.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Duyên âm

4. Không được sử dụng gas trong phòng thí nghiệm. Khi đun nấu hóa chất và dung dịch trong phòng thí nghiệm người dùng được khuyến khích sử dụng sản phẩm đèn cồn hoặc các sản phẩm bếp đun được vận hành bằng điện.

5. Giữ khoảng cách an toàn khi đun nóng các hóa chất có tính axit mạnh.

6. Sử dụng sản phẩm và dụng cụ thí nghiệm chất lượng để đảm bảo tính an toàn trong quá trình sử dụng.

II. Dụng cụ hóa chất

1. Dụng cụ thí nghiệm

Giá để ống nghiệm, ống nhỏ giọt, cốc nước, kẹp ống nghiệm

2. Hóa chất thí nghiệm

Dung dịch NaOH, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4, dây đồng, dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3, dung CuSO4

III. Tiến hành thí nghiệm

1. Tính chất hóa học của bazơ

Thí nghiệm 1: Natri hidroxit tác dụng với muối

Cách tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa 1ml dung dịch FeCl3. Lắc nhẹ ống nghiệm

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ

Giải thích: Dung dịch sau phản ứng tạo thành có kết tủa màu nâu đỏ vì chất mới sinh ra là Fe(OH)3 có màu nâu đỏ.

Phương trình phản ứng hóa học:

3NaOH + FeCl3 → 3NaCl + Fe(OH)3

Thí nghiệm 2: Đồng (II) hidroxit tác dụng với axit

Cách tiến hành: Cho một ít Cu(OH)2 vào đấy ống nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch HCl. Lắc nhẹ ống nghiệm.

Hiện tượng: Kết tủa tan dung dịch có màu xanh lam

Giải thích: Kết tủa tan ra có màu xanh lam do HCl phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra muối CuCl2 ( muối của đồng có màu xanh làm)

Tham khảo thêm:   Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Khánh Hòa Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2023

Phương trình hóa học:

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

2. Tính chất hóa học của muối

Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại

Cách tiến hành thí nghiệm: Ngâm đinh sắt nhỏ, sạch trong ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch CuSO4. Để khoảng 4 – 5 phút

Hiện tượng: Xuất hiện chất rắn màu đỏ bám vài đinh sắt.

Giải thích: Fe đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO4, chất rắn màu đỏ là (Cu) bám trên bề mặt đinh sắt.

Phương trình phản ứng hóa học:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối

Cách tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch Na2SO4

Hiện tượng: Dung dịch sau phản ứng xuất hiện kết tủa trắng.

Giải thích: Do BaCl2 tác dụng với Na2SO4 tạo kết tủa trắng BaSO4

Phương trình hóa học:

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl

Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit

Cách tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch H2SO4

Hiện tượng: Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng

Giải thích: Do BaCl2 tác dụng với H2SO4 tạo ra kết tủa màu trắng BaSO4

Phương trình phản ứng hóa học

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

IV. Bản tường trình hóa học 9 bài 14

Số thí nghiệm

Tiến hành thí nghiệm Hiện tượng, giải thích Phương trình hóa học

Thí nghiệm 1: Natri hidroxit tác dụng với muối

Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa 1ml dung dịch FeCl3. Lắc nhẹ ống nghiệm

Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ

Dung dịch sau phản ứng tạo thành có kết tủa màu nâu đỏ vì chất mới sinh ra là Fe(OH)3 có màu nâu đỏ.

3NaOH + FeCl3 → 3NaCl + Fe(OH)3

Thí nghiệm 2: Đồng (II) hidroxit tác dụng với axit

Cho một ít Cu(OH)2 vào đấy ống nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch HCl. Lắc nhẹ ống nghiệm.

Kết tủa tan dung dịch có màu xanh lam

Kết tủa tan ra có màu xanh lam do HCl phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra muối CuCl2 ( muối của đồng có màu xanh làm)

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại

Ngâm đinh sắt nhỏ, sạch trong ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch CuSO4. Để khoảng 4 – 5 phút

Xuất hiện chất rắn màu đỏ bám vài đinh sắt.

Fe đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO4, chất rắn màu đỏ là (Cu) bám trên bề mặt đinh sắt.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch Na2SO4

Dung dịch sau phản ứng xuất hiện kết tủa trắng.

Do BaCl2 tác dụng với Na2SO4 tạo kết tủa trắng BaSO4

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl
Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch H2SO4

Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng

Do BaCl2 tác dụng với H2SO4 tạo ra kết tủa màu trắng BaSO4

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Phân tích nhân vật Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (7 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoá học 9 Bài 14: Thực hành Tính chất hóa học của bazơ và muối Giải Hoá học lớp 9 trang 44 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *