Bạn đang xem bài viết ✅ Ngôn ngữ lập trình C Tài liệu học tập ngôn ngữ lập trình C ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Lập trình C là một môn học Tính cô đọng, cấu trúc, tương thích, Biên dịch đòi hỏi người lập trình phải có tính tư duy cao. Chính vì thế người ta chọn C là ngôn ngữ cơ bản cho các ngôn ngữ lập trình trong trường học.

Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C:

C là ngôn ngữ lập trình cấp cao, được sử dụng rất phổ biến để lập trình hệ thống cùng với Assembler và phát triển các ứng dụng.

Vào những năm cuối thập kỷ 60 đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, Dennish Ritchie (làm việc tại phòng thí nghiệm Bell) đã phát triển ngôn ngữ lập trình C dựa trên ngôn ngữ BCPL (do Martin Richards đưa ra vào năm 1967) và ngôn ngữ B (do Ken Thompson phát triển từ ngôn ngữ BCPL vào năm 1970 khi viết hệ điều hành UNIX đầu tiên trên máy PDP-7) và được cài đặt lần đầu tiên trên hệ điều hành UNIX của máy DEC PDP-11.

Năm 1978, Dennish Ritchie và B.W Kernighan đã cho xuất bản quyển “Ngôn ngữ lập trình C” và được phổ biến rộng rãi đến nay.

Tham khảo thêm:   Bộ câu hỏi Rung chuông vàng lớp 1 Tài liệu ôn thi Rung chuông vàng lớp 1

Lúc ban đầu, C được thiết kế nhằm lập trình trong môi trường của hệ điều hành Unix nhằm mục đích hỗ trợ cho các công việc lập trình phức tạp. Nhưng về sau, với những nhu cầu phát triển ngày một tăng của công việc lập trình, C đã vượt qua khuôn khổ của phòng thí nghiệm Bell và nhanh chóng hội nhập vào thế giới lập trình để rồi các công ty lập trình sử dụng một cách rộng rãi. Sau đó, các công ty sản xuất phần mềm lần lượt đưa ra các phiên bản hỗ trợ cho việc lập trình bằng ngôn ngữ C và chuẩn ANSI C cũng được khai sinh từ đó.

Ngôn ngữ lập trình C là một ngôn ngữ lập trình hệ thống rất mạnh và rất “mềm dẻo, có một thư viện gồm rất nhiều các hàm (function) đã được tạo sẵn. Người lập trình có thể tận dụng các hàm này để giải quyết các bài toán mà không cần phải tạo mới. Hơn thế nữa, ngôn ngữ C hỗ trợ rất nhiều phép toán nên phù hợp cho việc giải quyết các bài toán kỹ thuật có nhiều công thức phức tạp. Ngoài ra, C cũng cho phép người lập trình tự định nghĩa thêm các kiểu dữ liệu trừu tượng khác. Tuy nhiên, điều mà người mới vừa học lập trình C thường gặp “rắc rối” là “hơi khó hiểu” do sự “mềm dẻo” của C. Dù vậy, C được phổ biến khá rộng rãi và đã trở thành một công cụ lập trình khá mạnh, được sử dụng như là một ngôn ngữ lập trình chủ yếu trong việc xây dựng những phần mềm hiện nay.

Tham khảo thêm:   Giải Toán 9 Bài 3: Góc nội tiếp Giải SGK Toán 9 Hình học Tập 2 (trang 75, 76)

Ngôn ngữ lập trình C là một môn học cơ sở trong chương trình đào tạo kỹ sư, cử nhân tin học tại khoa CNTT của nhiều trường đại học (Trường Đại học công nghệ, trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia, trường Đại học Bách Khoa, trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội…) Ở đây sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản nhất về ngôn ngữ lập trình C, các kỹ thuật tổ chức dữ liệu và lập trình căn bản.

Trên thế giới, tại nhiều nước ngôn ngữ lập trình C cũng được chọn để dạy về lập trình thay vì là Pascal. Ở Việt Nam, tại các trung tâm đào tạo lập tình viên quốc tế như NIT hay Apech. Ngôn ngữ lập trình C được chọn để dạy lập trình như là bước đệm để học tiếp các ngôn ngữ khác: C++,C# hoặc Java. Trên thực tế ngôn ngữ lập trình C là ngôn ngữ rất mạnh, nó được các nhà tin học chuyên nghiệp và các lập trình viên nghiệp dư sử dụng để lập trình hệ thống. Lập trình ứng dựng và giải quyết nhiều bài toán khoa học và kỹ thuật.

Ebook ngôn ngữ lập trình C

Những bài học trong ebook Ngôn ngữ lập trình C

  1. Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C
  2. Biến và Kiểu dữ liệu – Lý thuyết
  3. Biến, Toán tử và Kiểu dữ liệu – Thực hành
  4. Toán tử và Biểu thức – Lý thuyết
  5. Toán tử và Biểu thức – Thực hành
  6. Nhập và Xuất trong C – Lý thuyết
  7. Điều kiện – Lý thuyết
  8. Điều kiện – Thực hành
  9. Vòng lặp – Lý thuyết
  10. Vòng lặp – Thực hành
  11. Mảng – Lý thuyết
  12. Mảng – Thực hành
  13. Con trỏ – Lý thuyết
  14. Con trỏ – Thực hành
  15. Hàm – Lý thuyết
  16. Hàm – Thực hành
  17. Chuỗi – Lý thuyết
  18. Chuỗi – Thực hành
  19. Các Kiểu dữ liệu Nâng cao và Sắp xếp – Lý thuyết
  20. Các Kiểu dữ liệu Nâng cao và Sắp xếp – Thực hành
  21. Quản Lý Tập Tin – Lý thuyết
  22. Quản Lý Tập Tin – Thực hành
Tham khảo thêm:   Hướng dẫn sử dụng Instagram trên Windows

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Ngôn ngữ lập trình C Tài liệu học tập ngôn ngữ lập trình C của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *