Bạn đang xem bài viết Mẹ bầu mang thai được uống nước sâm không? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Từ lâu, nhân sâm đã nổi tiếng là một vị thuốc quý hiếm tốt cho sức khỏe, nên có giá thành đắt đỏ. Nhân sâm có tác dụng tăng cường trí lực, chống mệt mỏi và giảm căng thẳng. Nhưng liệu với mẹ bầu mang thai thì uống nước sâm có gây hại gì cho sức khỏe của mẹ và thai nhi không? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau nhé!

Mẹ bầu mang thai uống nước sâm được không?

Hiện tại, chưa có bằng chứng khoa học nào liên quan đến những hiệu quả và an toàn của việc dùng nước sâm khi phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ và cho con bú. Tại Mỹ và Hồng Kông, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra hoạt tính của Ginsenoside Rb1 trong củ sâm làm rối loạn sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, lời khuyên được đưa ra là không nên uống sâm khi mang thai.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, nhân sâm có tính “nóng” tự nhiên, trong khi đó phụ nữ mang thai lại có dương khí thịnh, âm huyết suy, nên dùng nước sâm sẽ bị dư khí, gây hỏa vượng và thiếu máu, nguy hiểm đến sức khỏe.

Ginsenoside Rb1 trong nhân sâm làm rối loạn sự phát triển của thai nhiGinsenoside Rb1 trong nhân sâm làm rối loạn sự phát triển của thai nhi

Vì vậy, để an toàn thì mẹ bầu không nên uống nước sâm nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ, phải thận trọng trong việc sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn, tư vấn kỹ càng.

Những tác hại khi mẹ bầu uống nước sâm

Gây dị tật thai nhi

Một thí nghiệm được thực hiện trên chuột cho thấy khi tiêm 30mg/ml hợp chất Ginsenoside Rb1 sẽ làm tim, mắt, tứ chi của chuột con phát triển không bình thường.

Tham khảo thêm:  

Tuy đây là một chất quan trọng hỗ trợ tăng cường trí nhớ, hạn chế ung thư di căn ở người bình thường. Nhưng đối với bà bầu, chất này lại có hại trong sự phát triển các chi, mắt và não của thai nhi.

Gây dị tật thai nhiGây dị tật thai nhi

Gây chảy máu khi sinh

Các thành phần trong nước sâm làm giảm khả năng kết dính của tiểu cầu, chống đông máu (làm loãng máu), do đó có thể khiến mẹ bầu bị băng huyết sau sinh.

Uống nhiều nước sâm gây chảy máu khi sinhUống nhiều nước sâm gây chảy máu khi sinh

Tăng nguy cơ bị tiểu đường

Uống nhiều nước sâm sẽ khiến cơ thể bị rối loạn dung nạp glucose, khi đó lượng đường trong máu bị mất cân bằng, sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, gây chóng mặt, hạ nhịp tim,…

Tăng nguy cơ bị tiểu đườngTăng nguy cơ bị tiểu đường

Ảnh hưởng tới giấc ngủ

Ở người bình thường, nước sâm có tác dụng tốt trong việc giảm căng thẳng, tỉnh táo đầu óc nhưng với mẹ bầu thì ngược lại sẽ khiến rối loạn giấc ngủ. Việc thiếu ngủ khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, tâm trạng căng thẳng, từ đó ảnh hưởng lớn đến thai nhi.

Ảnh hưởng tới giấc ngủ của mẹ bầuẢnh hưởng tới giấc ngủ của mẹ bầu

Chứng ốm nghén nặng hơn

Khi mang thai là giai đoạn thay đổi nội tiết rõ rệt, trong đó có tình trạng ốm nghén mà ai cũng trải qua. Uống nước sâm nhiều sẽ khiến cho tình trạng ốm nghén nặng hơn, gây ra bệnh đau đầu, đau đầu, mỏi cổ,…

Làm cho chứng ốm nghén nặng hơnLàm cho chứng ốm nghén nặng hơn

Gây khô miệng

Enzyme có trong nước sâm khiến tuyến nước bọt hoạt động kém hơn bình thường, đây là nguyên nhân khiến cổ họng của mẹ bầu càng bị khô khi càng uống nhiều nước sâm.

Nước sâm gây khô miệngNước sâm gây khô miệng

Gây đau bụng tiêu chảy

Nước sâm khi uống nhiều sẽ có các tác dụng phụ gây co bóp tử cung, tăng tình trạng nôn mửa, tiêu chảy ảnh hưởng lớn đến thai nhi.

Tham khảo thêm:   Cách nấu canh cà tím với đậu phụ thơm ngon đơn giản

Gây đau bụng tiêu chảyGây đau bụng tiêu chảy

Các loại nước nên/không nên uống trong thời kỳ mang thai

Các loại nước nên uống trong thời kỳ mang thai

Sữa

Sữa cung cấp nhiều dưỡng chất như: Canxi, protein, các loại vitamin, chất béo,…bổ sung năng lượng cho mẹ và cả bé. Bạn nên chọn những loại sữa đã qua tiệt trùng để đảm bảo an toàn nhất.

Nước mía

Uống nước mía sẽ cung cấp nhiều vitamin giúp bảo vệ da, tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng,… Nước mía có nhiều dinh dưỡng, chất canxi, sắt, vitamin A, vitamin B, vitamin C,… cho sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, bạn không nên uống nước mía vào sáng sớm, chiều tối hay trước bữa ăn vì sẽ không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Nên uống vào buổi trưa nắng hoặc xế chiều để bù nước cho cơ thể.

Nước mía cung cấp nhiều vitamin giúp bảo vệ da, tăng cường miễn dịchNước mía cung cấp nhiều vitamin giúp bảo vệ da, tăng cường miễn dịch

Uống nước đậu xanh

Nước đậu xanh cung cấp nhiều chất sắt để nuôi dưỡng thai nhi trong bụng. Đồng thời nước đậu xanh còn giàu chất đạm làm tăng khả năng hấp thu dưỡng chất khác cho cơ thể.

Uống nước đậu xanh vào mùa hè sẽ giúp giải độc, thanh nhiệt, tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời phòng ngừa ung thư và giảm lượng cholesterol xấu trong máu.

Trà bông cúc nhãn nhục

Uống trà bông cúc nhãn nhục sẽ làm mát tự nhiên cho cơ thể, tránh tình trạng phát ban do nhiệt từ bên trong và khử độc, kháng khuẩn.

Ngoài ra, trà bông cúc nhãn nhục còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao khi mang thai. Các chất chống oxy hóa tự nhiên sẽ tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và con.

Trà bông cúc nhãn nhục làm mát cơ thểTrà bông cúc nhãn nhục làm mát cơ thể

Uống nước gạo lứt

Dùng nước gạo lứt rang cùng với gừng sẽ làm giảm tình trạng ốm nghén. Ngoài ra, sterol và steroid còn giúp tăng hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố Dàn ý & 17 bài văn mẫu lớp 12 hay nhất

Nước gạo lứt rang còn giúp huyết áp của mẹ ổn định, tránh gặp phải tai biến sản khoa như tiền sản giật, gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Nước gạo lứt rang cùng với gừng sẽ làm giảm tình trạng ốm nghénNước gạo lứt rang cùng với gừng sẽ làm giảm tình trạng ốm nghén

Các loại nước không nên uống trong thời kỳ mang thai

Nước chưa đun sôi

Uống nước chưa được đun sôi làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư trực tràng và ung thư bàng quang đến 38% do chứa nhiều vi khuẩn. Các vi khuẩn Chloroform và Halogenated Hydrocarbon còn làm tiêu chảy, gây dị dạng thai nhi.

Nước có ga

Nước có ga làm tăng lượng đường trong máu, khiến nguy cơ sinh non tăng đến 25% so với người không uống nước có ga. Tuy nhiên nếu muốn uống, bạn vẫn có thể uống nước có ga không đường hoặc không chứa chất tạo ngọt, sẽ giảm 11% nguy cơ sinh non.

Nước có ga làm tăng lượng đường trong máuNước có ga làm tăng lượng đường trong máu

Nước có chứa caffeine

Cà phê là nước có chứa nhiều caffeine và phổ biến nhất. Caffeine khi vào cơ thể của trẻ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến trẻ sinh nhẹ cân hơn.

Nước đá lạnh

Để giải khát, các mẹ bầu uống nước đá lạnh thường xuyên sẽ khiến các mạch máu ở cổ tử cung co thắt lại, làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở thai nhi. Ngoài ra, còn ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, khiến đau bụng, khó tiêu.

Nước đá lạnh khiến các mạch máu ở cổ tử cung co thắt lạiNước đá lạnh khiến các mạch máu ở cổ tử cung co thắt lại

Với những thông tin trên đây mà Wikihoc.com tổng hợp được về vấn đề mẹ bầu mang thai thì có được uống nước sâm không, hy vọng bài viết sẽ thật sự hữu ích đến bạn.

Nguồn: Vinmec

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mẹ bầu mang thai được uống nước sâm không? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *