Bạn đang xem bài viết ✅ Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang) trang 159 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 34 – Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang) – Tuần 34 giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 Tập 2 trang 159, 160.Qua đó, các em hiểu rõ tác dụng dấu gạch ngang, biết cách sử dụng dấu gạch ngang cho đúng.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện từ và câu Tuần 34 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí bài viết dưới đây để ôn tập thật tốt kiến thức cho tiết Luyện từ và câu.

Hướng dẫn giải Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 159, 160

Câu 1

Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4 và các ví dụ dưới đây, hãy lập bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang:

a) Chú hề vội tiếp lời:

– Tất nhiên rồi. Khi một con hươu mất sừng, cái sừng mới sẽ mọc ra. Sau khi đêm thay thế cho ngày, ngày lại thế chỗ của đêm.

– Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy… – Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. Nàng đã ngủ.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp 5 công thức làm món thịt chân giò kho cực đưa cơm

Chú hề đắp chăn cho công chúa rồi rón rén ra khỏi phòng.

TheoPHƠ-BO

b) Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vời vợi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.

Theo ĐOÀN MINH TUẤN

c) Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:

– Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào.

– Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp, xóm làng.

– Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ; giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn.

TIẾNG VIỆT 5, TẬP HAI (2006)

Trả lời:

Tác dụng của dấu gạch ngang Ví dụ

Dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói; phần chú thích trong câu

a. Chú Hề vội tiếp lời:

– Tất nhiên rồi. Khi một con hươu mất sừng, cái sừng mới sẽ mọc lên. Sau khi đêm thay thế cho ngày, ngày lại thay thế chỗ của đêm.

– Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy. Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. Nàng đã ngủ. Chú Hề đắp chăn cho công chúa rồi rón rén ra khỏi phòng.

Dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu

b) Đứng ở đây nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương Ngọc Hoa – con gái Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.

Dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

c) Thiếu nhi tham gia các công tác xã hội:

– Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào.

– Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp và xóm làng.

– Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn.

Tham khảo thêm:   GDCD 12 Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống Giải Giáo dục công dân 12 trang 42, 43, 44

Câu 2

Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện dưới đây và nêu tác dụng của nó trong từng trường hợp:

Cái bếp lò

Sáng tháng chạp. Trời rét căm căm. Hai bên đường đi, cánh đồng phủ kín tuyết trắng. Tôi đi ngược gió, mũ sụp xuống mắt, cổ áo da che kín mũi. Chợp tôi thấy bên đường, trước mặt tôi, một em bé trai quãng mười tuổi. Em đi đầu trần, mặt mũi đỏ ửng lên vì rét. Hai tay thủ trong túi, em đi rất nhanh.

– Chào bác – Em bé nói với tôi.

– Cháu đi đâu vậy? – Tôi hỏi em.

– Thưa bác, cháu đi học.

– Sáng nay rét lắm. Thế mà cháu vẫn đi à?

– Thưa bác, vâng. Rét lắm, mà nhà cháu lại không đốt lò sưởi. Chúng cháu rét cóng cả người.

– Nhà cháu không có than ủ ư?

– Thưa bác, than đắt lắm.

– Cháu thích đi học lắm phải không? Cháu yêu trường chứ? Cháu yêu thầy chứ?

Đôi mắt xanh đẹp đẽ của em bé sáng long lanh khi em đáp lời tôi:

– Thưa bác, vâng…. Cháu yêu thầy giáo lắm… Thầy có cả một cái bếp lò….

Theo A. Đô-Đê

Trả lời:

Tác dụng (2) đánh dấu phần chú thích trong câu: Trong truyện chỉ có 2 chỗ gạch ngang được dùng với tác dụng (2).

Chào Bác – Em bé nói với tôi. (giải thích lời chào ấy là của em bé, em chào “tôi”).

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 10 Unit 7: Speaking Soạn Anh 10 trang 80, 81 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Cháu đi đâu vậy? – Tôi hỏi em (giải thích lời hỏi đó là lời “tôi”)

Tác dụng (1) (đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại): Trong tất cả các trường hợp còn lại, dấu gạch ngang được sử dụng với tác dụng (1).

Tác dụng (3) (đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê không có trường hợp nào).

Bài tập Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang)

Câu 1: Dấu hai chấm trong câu sau được dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước?

Một chú công an vỗ vai em:

– Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!

Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Đáp án: B

Câu 2: Dấu hai chấm trong câu sau được dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

“Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”

Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Đáp án: A

Câu 3: Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng đánh dấu ý nghĩa của nhân vật.

Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết.”

Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Đáp án: A

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang) trang 159 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 34 – Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *