Bạn đang xem bài viết Cách nuôi cá cảnh trong bể thủy sinh để cá mạnh khỏe tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Nuôi cá cảnh trong bể thủy sinh từ lâu đã trở thành một thú vui tao nhã của rất nhiều hộ gia đình Việt Nam. Một trong những khó khăn lớn nhất mà không ít người nuôi cá cảnh gặp phải đó là tình trạng cá chết đột ngột và không rõ nguyên nhân. Hãy cùng Wikihoc.com tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề này bạn nhé.

Nguyên nhân khiến cá không khỏe mạnh và nhanh chết

Nước nuôi cá

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất cho tình trạng cá chết đột ngột và hàng loạt. Nếu môi trường sống bị nhiễm bẩn do thức ăn thừa, phân cá, rác cỏ cây thủy sinh, tảo làm nước,.. thì chắc chắn cá không thể sinh trưởng và phát triển tốt được.

Nước nuôi cá

Ngoài ra, nhiệt độ, độ pH, nồng độ clo của nước cũng quan trọng đối với sự sống của cá. Nhiệt độ quá thấp, độ clo quá cao do nước máy, độ pH quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng đến chúng.

Cho ăn quá nhiều

Cho ăn quá nhiều

Khi ta cho cá ăn sẽ thấy chúng đớp mồi liên tục. Nhưng đừng tưởng rằng chúng đang đói nhé vì đớp mồi là bản năng của loài cá. Nếu cho cá ăn quá no sẽ khiến chúng bị đầy bụng mà chết. Ngoài ra còn sản sinh nhiều tảo gây ô nhiễm nước nuôi cá.

Thiếu hoặc thừa oxi

Có rất nhiều người mới chơi cá cảnh chưa có kinh nghiệm, mua bể quá nhỏ nhưng lại thả quá nhiều quá. Trong bể lại không có thiết bị hỗ trợ gây cản trở hô hấp của cá khiến cá chết.

Tham khảo thêm:  

Mặt khác, thiết bị hỗ trợ hoạt động với công suất quá mạnh khiến cá mệt, lâu dần cũng sẽ gây chết cá

Bị bệnh

Bị bệnh

Các loại bệnh phổ biến mà cá thường hay gặp phải đó là bệnh nấm, bị bọ ký sinh trên cơ thể, lở loét, rách thịt do đánh nhau mà không chữa kịp thời,…

Cá nuôi không phù hợp

Cá nuôi có những loài không hợp để chung sống cùng nhau. Chúng đánh nhau khiến cơ thể bị thương, rách vây, rách người, khiến cá bị ốm chết,…

Ánh sáng

Con người, cây cối,… đều cần ánh sáng để có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Và tất nhiên loài cá cũng vậy, nếu sống trong môi trường không đầy đủ ánh sáng, không thoáng khí trong một thời gian dài, cá sẽ xuống sắc và chết.

Cá bán rong, không chất lượng

Cá bán rong, không chất lượng

Thật sự mà nói thì, những chú cá bán rong được túm lại ở trong bịch ni lông với một chút nước mà không được cung cấp đầy đủ oxi chắc chắn sẽ có sức khỏe và hệ miễn dịch yếu hơn so với những chú cá thông thường. Vì vậy đó cũng có thể là một lí do khiến cho chú cá của bạn chết không rõ nguyên nhân đấy!

Cách chăm sóc cá cảnh trong bể để cá khỏe mạnh

Vậy là chúng ta đã hiểu rõ những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp khiến cho cá cảnh được nuôi trong bể thủy sinh không khỏe mạnh và mau chết đúng không nào? Nuôi cá cũng là một nghệ thuật đòi hỏi người chơi cũng cần có kỹ thuật khéo léo. Bây giờ hãy cùng theo Bách hóa Xanh học cách chăm sóc cá luôn khỏe mạnh nhé.

Tham khảo thêm:  

Vấn đề ăn uống: Không nên cho cá ăn quá nhiều, tốt nhất là cho ăn 1 lần/ngày. Ngoài ra, bạn nên cho một lượng ít thức ăn để cá ăn hết trong vòng 5 phút, tránh để thức ăn thừa làm ô nhiễm nguồn nước.

Cách chăm sóc cá cảnh trong bể để cá khỏe mạnh

Mỗi loại thức ăn cho cá đều có những lưu ý riêng, hãy chú ý để tránh làm đàn cá của mình đấy bụng nhé.

Giun: Để giun trong giỏ riêng hợp vệ sinh, tránh để giun rơi đọng vào đáy bể, để lâu ngày làm bẩn nước. Ngoài ra, khi bỏ giun vào giỏ, mỗi con giun sẽ rơi qua lỗ để cá đớp từng con, giúp giữ cá không quá no.

Thức ăn khô dạng viên tròn to: Ngâm trong nước khoảng 3-4 phút trước khi cho cá ăn, tránh để thức ăn vừa nở cho cá ăn, gây phình bụng cá.

Vấn đề hô hấp: Thả số lượng cá vừa đủ trong bể, không quá nhiều cá làm cản trở hô hấp. Sử dụng các thiết bị hỗ trợ cho hô hấp của cá (máy sục, máy sủi khí, máy lọc nước,..) với cường độ vừa phải, sử dụng bể lớn hơn,.. để giúp đàn cá của bạn được thoải mái tung tăng trong bể mà không bị thiếu khí oxi.

Cách chăm sóc cá cảnh trong bể để cá khỏe mạnh

Vấn đề nước nuôi cá: Nước máy quá nhiều clo, hãy xả vào thau, chậu, để vài tiếng cho bớt mùi và sau đó sử dụng lại như bình thường. Ngoài ra, bạn cần mua thuốc thử nồng độ pH để có thể tăng hay giảm lượng pH phù hợp cho đàn cá của mình.

Một gợi ý nữa là hãy vệ sinh, làm sạch bể thường xuyên để luôn giữ môi trường sạch sẽ cho cá.

Lưu ý là khi thay nước, chỉ nên thay ¾ số nước trong bể để duy trì môi trường quen thuộc của cá

Tham khảo thêm:   Toán lớp 4 Bài 60: Phân số Giải Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo Tập 2 trang 42, 43

Nhiệt độ: Sắm cho đàn cá một loại máy sưởi phù hợp để chờ ngày đông đến.

Ánh sáng: Hãy để bể cá ở nơi có ánh sáng tự nhiên, thông thoáng. Nếu không thì bạn cũng có thể mua một loại đèn sinh học có bán ở các hiệu cá cảnh và nhớ là chỉ bật từ 8-10 tiếng thôi nhé!

Bị bệnh: Một cây đèn UV diệt khuẩn và tảo nâu trong bể sẽ phát huy công dụng bảo vệ cho đàn cá của bạn. Ngoài ra bạn cũng cần đến bác sĩ để được tư vấn những loại thuốc đặc trị phù hợp đấy.

Cách chăm sóc cá cảnh trong bể để cá khỏe mạnh

Cá nuôi không phù hợp: Hãy tìm hiểu và hỏi tư vấn xem loại cá nào có thể ở chung một bể với nhau một cách ‘hòa bình’ nha.

Mua cá ở những địa điểm uy tín: Những con cá được nuôi dưỡng và chăm sóc kỹ càng sẽ có một sức khỏe tốt cùng tuổi thọ lâu bền. Vì vậy hãy đến những cơ sở nổi tiếng để chọn những con cá thật khỏe mạnh nhé!

Tham khảo: Cá mồi là loại cá gì? Các loại cá mồi cho cá lớn

Phía trên là toàn bộ thông tin mà Wikihoc.com muốn cung cấp cho bạn để nuôi cá cảnh trong trong bể thủy sinh hiệu quả. Chúc các bạn thành công nhé!

Xem thêm:

>> Các giống cá cảnh nước ngọt vừa đẹp lại dễ nuôi

>> 8 loại thức ăn cho cá cảnh tốt và dễ mua

>> 10 loại cá cảnh nuôi trong nhà vừa đẹp lại còn thu hút tài lộc cho gia chủ

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách nuôi cá cảnh trong bể thủy sinh để cá mạnh khỏe tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *