Bạn đang xem bài viết Lợi ích tuyệt vời của trái vải đối với sức khỏe và sắc đẹp tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Giá trị dinh dưỡng

Là loại cây của vùng nhiệt đới, trái vải được bao bọc bởi một lớp vỏ dai màu hồng, bên trong là cùi trắng và hạt đen ở giữa.

82% vải là nước và 16,5% Carbon, còn lại là đường và chất xơ. Ngoài ra chúng còn chứa hàm lượng cao Vitamin C, B, E, K, Đồng, Kali cùng các hợp chất chống Oxy hóa khác.

Giá trị dinh dưỡng của trái vải

Công dụng

Epicatechin – Rutin: Cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển, phòng ngừa ung thư.

Potassium (Kali): Kiểm soát và điều hòa huyết áp.

Chất xơ: Hỗ trợ tốt cho bạn trong quá trình giảm cân.

Vitamin C – B6: Tham gia quá trình tái tạo hồng cầu, kháng viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra chúng còn giúp nuôi dưỡng làn da của bạn từ bên trong, giúp da sáng đẹp, tránh khỏi nổi lo về mụn.

Flavonoid: Giảm đau, chặn đứng quá trình làm tổn hại các mô trong cơ thể.

Công dụng của trái vải với sức khỏe

Bài thuốc hay từ vải

Đau bụng – buồn nôn: Hạt vải nướng chín 6 – 8g, bóc vỏ, ăn 2 lần một ngày.

Tham khảo thêm:  

Đau dạ dày: Xay 3g hạt vải sấy khô cùng 2g mộc hương thành bột mịn, hòa với nước, ngày uống 3 lần sau bữa ăn.

Thoát vị – viêm đau tinh hoàn: Hạt vải, sao vàng, tiêu hồi, hạt quýt, xay thành bột mịn với tỉ lệ 1:1:1:1. Hòa 6g – 8g với nước, uống 3 lần một ngày. Hay bạn có thể dùng hạt vải đốt thành than, hòa 4g – 6g vào rượu uống trong bữa ăn.

Đau răng do nướu sưng: Ăn vải xanh chấm muối.

Bài thuốc hay từ trái vải

Lưu ý khi sử dụng

Trước khi ăn vải nên uống chút nước muối, trà xanh, trà bí đao hay ăn sau bữa cơm. Như vậy sẽ tránh được tình trạng nóng trong người do vải.

Vải nên được ngâm muối, rửa sạch trước khi ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng bạn chỉ nên ăn nhiều nhất 10 quả vải trong 1 ngày. Đối với trẻ em chỉ nên ăn 3 – 4 quả.

Khi bóc vải bạn sẽ thấy có một lớp màng trắng vị chát, đừng vội bỏ chúng, ăn cả phần này với vải giúp tránh sinh nhiệt trong người.

Người có bệnh tiểu đường, thai phụ thừa cân, cổ họng có đờm, máu nóng nên hạn chế ăn vải.

Lưu ý khi sử dụng trái vải

Sài Gòn bắt đầu vào mùa vải bạn có thể dễ dàng chọn mua tại của hàng. Ngoài trái vải tươi bạn có thể sử dụng vải khô, mứt, rượu… từ trái vải cũng rất tốt cho sức khỏe.

Bạn sẽ quan tâm:

  • Bí quyết chọn mua vải thiều tươi ngon đúng chuẩn
Tham khảo thêm:   10 phim dài tập Ấn độ hay nhất mọi thời đại

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lợi ích tuyệt vời của trái vải đối với sức khỏe và sắc đẹp tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *