Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 8 Bài 9: Các nước Âu – Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Soạn Sử 8 sách Cánh diều trang 38, 39, 40, 41 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Lịch sử 8 Bài 9: Các nước Âu – Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 8 Cánh diều trang 38, 39, 40, 41.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 9 Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi Lịch sử 8 Cánh diều Bài 9

I. Quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc

Khai thác thông tin, tư liệu và các hình từ 9.1 đến 9.3, mô tả những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc.

Hình từ 9.1 đến 9.3

Trả lời:

♦ Vào khoảng 30 năm cuối của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển dần sang chủ nghĩa đế quốc. Quá trình này gắn liền với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền và sự mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa.

Tham khảo thêm:   Cách làm vịt nấu chao ngon chuẩn miền Tây, thịt mềm, không hôi

– Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền

  • Nhờ ứng dụng những thành tựu cách mạng công nghiệp, nền kinh tế các nước tư bản Âu – Mỹ phát triển nhanh chóng. Để có nhiều nguồn vốn cho sản xuất và đủ sức cạnh tranh, các nhà tư bản có xu hướng tập trung sản xuất, tập trung tư bản. Từ đó, các tổ chức độc quyền ra đời, từng bước chi phối và lũng đoạn đất nước.
  • Ở mỗi nước, tổ chức độc quyền tồn tại dưới một hình thức khác nhau, như: các-ten, xanh-đi-ca (ở Anh, Pháp, Đức), tơ-rớt (ở Mỹ),…
  • Sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp đã đưa đến sự hình thành của tầng lớp tư bản tài chính, có khả năng thao túng về kinh tế, tài chính,… của quốc gia.

– Sự mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa: từ cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu – Mỹ đẩy mạnh mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa.

  • Anh và Pháp đã có nhiều thuộc địa nhưng vẫn muốn mở rộng thêm.
  • Đức và Mỹ đang trên đà phát triển nhanh, nhưng lại có quá ít thuộc địa, rất khao khát thị trường.

=> Mâu thuẫn giữa các nước tư bản trong giai đoạn này diễn ra gay gắt.

II. Các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ

Câu 1: Nêu những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của đế quốc Anh.

Trả lời:

– Về kinh tế:

  • Trước năm 1870, nước Anh ở vị trí số một thế giới, đến cuối thế kỉ XIX bị tụt xuống hàng thứ ba (sau Mỹ và Đức). Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất khẩu tư bản và thuộc địa.
  • Đầu thế kỉ XX, nước Anh xuất hiện nhiều công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính, từng bước thao túng nền kinh tế.

– Về đối nội: Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền ở Anh. Hai đảng này đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.

Tham khảo thêm:   Bài tập hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logarit Tài liệu ôn tập môn Toán lớp 12

– Về đối ngoại: nước Anh ưu tiên hàng đầu cho mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa. Năm 1914, Anh có hệ thống thuộc địa trải rộng khắp thế giới với hơn 33 triệu km2. Vì vậy, Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Câu 2: Nêu những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của đế quốc Pháp.

Trả lời:

– Về kinh tế:

  • Trước năm 1870, tổng sản lượng công nghiệp của Pháp đứng vị trí thứ hai thế giới (sau Anh), đến cuối thế kỉ XIX bị tụt xuống vị trí thứ tư (sau Mỹ, Đức và Anh).
  • Đầu thế kỉ XX, các công ty độc quyền đã ra đời ở Pháp và chi phối nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.

– Về đối nội:

  • Tình hình chính trị của nước Pháp rất phức tạp, liên tục thay đổi chính phủ.
  • Các chính phủ đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, thi hành chính sách đàn áp các cuộc đấu tranh của công nhân.

– Về đối ngoại:

  • Pháp tăng cường xâm chiếm và bóc lột thuộc địa. Năm 1914, Pháp có hệ thống thuộc địa đứng thứ hai thế giới (sau Anh).
  • Tư bản Pháp chú trọng cho các nước tư bản chậm phát triển vay lãi, đặc biệt là Nga, do vậy Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

Câu 3: Nêu những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Đức.

Câu 4: Nêu những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của đế quốc Mỹ.

Giải Luyện tập và vận dụng Lịch sử 8 Cánh diều Bài 9

Luyện tập

Lập bảng tóm tắt về những chuyển biến lớn của các đế quốc Anh, Pháp, Đức và Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Tham khảo thêm:  

Trả lời:

Anh

Pháp

Đức

Kinh tế

– Từ vị trí số một, tụt xuống hàng thứ ba thế giới về sản xuất công nghiệp.

– Từ vị trí số hai, tụt xuống hàng thứ tư thế giới về sản xuất công nghiệp.

– Từ vị trí thứ ba, vươn lên dẫn đầu châu Âu và thứ hai thế giới về sản xuất công nghiệp.

– Từ vị trí thứ tư, vươn lên dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.

– Xuất hiện nhiều công ty độc quyền có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế, tài chính,… của quốc gia.

Chính trị

– Đối nội: bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản; đàn áp phong trào công nhân

– Đối ngoại: đẩy mạnh việc mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa.

Vận dụng

Tại sao trong quá trình chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các đế quốc đều tăng cường xâm chiếm và mở rộng thị trường, thuộc địa?

Trả lời:

Trong quá trình chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các đế quốc đều tăng cường xâm chiếm và mở rộng thị trường, thuộc địa, vì: đối với các nước đế quốc, thị trường và thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt. Cụ thể:

  • Là nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công rẻ mạt, phục vụ cho sự phát triển kinh tế của các nước đế quốc.
  • Là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hóa, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các nước đế quốc.
  • Là cơ sở vững chắc cho các nước đế quốc trong các cuộc tranh chấp, chiến tranh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 8 Bài 9: Các nước Âu – Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Soạn Sử 8 sách Cánh diều trang 38, 39, 40, 41 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *