Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 20: Đòn bẩy Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 95, 96, 97 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 20: Đòn bẩy giúp các em học sinh lớp 8 trả lời các câu hỏi phần thảo luận, luyện tập trang 95, 96, 97 sách Chân trời sáng tạo.

Giải KHTN 8 Bài 20 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về Đòn bẩy, công thức tính. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp thầy cô soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài giải KHTN 8 Bài 20 Đòn bẩy mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Câu hỏi thảo luận KHTN 8 Bài 20 CTST

Câu hỏi 1

Quan sát Hình 20.2 và trả lời các câu hỏi sau:

a. Để nâng vật, người thợ phải tác dụng lực F2 có phương, chiều như thế nào? Nêu nhận xét về hướng của lực tác dụng và hướng chuyển động của vật.

b. Muốn nâng vật với lực F2 nhỏ hơn, phải dịch chuyển điểm tựa O về phía nào?

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn 3 Dàn ý & 17 bài văn mẫu lớp 7

Trả lời:

a.

– Để nâng vật, người thợ phải tác dụng lực F2 có:

+ phương: thẳng đứng.

+ chiều: từ trên xuống dưới.

– Nhận xét hướng của lực tác dụng và hướng chuyển động của vật: cùng phương ngược chiều nhau.

b. Muốn nâng vật với lực F2 nhỏ hơn, phải dịch chuyển điểm tựa O về phía vật được nâng.

Câu hỏi 2

Ứng dụng với mỗi loại đòn bẩy (Hình 20.3), hãy nhận xét về vị trí điểm tựa và điểm đặt các lực.

Trả lời:

– Hình 20.3 a) Đòn bẩy loại 1: Đòn bẩy có điểm tựa ở giữa điểm đặt lực và vật.

Ứng dụng: Xà beng, búa nhổ đinh, mái chèo thuyền, kéo, ….

– Hình 20.3 b) Đòn bẩy loại 2: Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia.

Ứng dụng: Xe cút kít, kẹp làm vỡ vỏ hạt, ….

– Hình 20.3 c) Đòn bẩy loại 3: Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu (ở trường hợp này điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy).

Ứng dụng: Cần câu cá, đũa, ….

Câu hỏi 3

Quan sát Hình 20.4 và cho biết:

a. Các dụng cụ hoạt động dựa trên nguyên tắc đòn bẩy loại nào?

b. Nêu lợi ích của các đòn bẩy kể trên.

Trả lời:

a.

– Các dụng cụ hoạt động dựa trên nguyên tắc đòn bẩy loại 1: Cái kéo, mái chèo.

Tham khảo thêm:  

– Các dụng cụ hoạt động dựa trên nguyên tắc đòn bẩy loại 2: Cái kẹp vỏ hạt, xe cút kít.

– Các dụng cụ hoạt động dựa trên nguyên tắc đòn bẩy loại 3: Cái bấm kim, cần câu cá.

b. Lợi ích của các đòn bẩy:

– Đòn bẩy loại 1 cho lợi về lực và thay đổi hướng tác dụng lực theo mong muốn.

– Đòn bẩy loại 2 cho lợi về lực giúp nâng được vật nặng dễ dàng hơn.

– Đòn bẩy loại 3 không cho lợi về lực giúp di chuyển vật cần nâng nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 20 CTST

Luyện tập 1

Búa nhổ đinh hoạt động theo nguyên tắc đòn bẩy, trong đó moment lực tác dụng làm đầu búa quay quanh điểm tựa O giúp nhổ đinh ra khỏi tấm gỗ. Biểu diễn sơ đồ đòn bẩy và chỉ ra các điểm O1 và O2 trên hình.

Trả lời:

Luyện tập 2

Hãy nêu một số ứng dụng của đòn bẩy trong thực tiễn.

Trả lời:

Một số ứng dụng của đòn bẩy trong thực tiễn.

– Trò chơi bập bênh

Trả lời:

Một số ứng dụng của đòn bẩy trong thực tiễn.

– Trò chơi bập bênh

– Xẻng xúc đất, cát

– Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 20: Đòn bẩy Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 95, 96, 97 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:  

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *