Bạn đang xem bài viết ✅ Toán lớp 4 Bài 17: Biểu đồ cột Giải Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo trang 39, 40, 41, 42 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 4 Bài 17: Biểu đồ cột giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng giải toàn bộ bài tập Thực hành, Luyện tập trong SGK Toán 4 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 39, 40, 41, 42.

Lời giải SGK Toán 4 Chân trời sáng tạo được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa, còn hỗ trợ thầy cô soạn giáo án Bài 17 Chủ đề 1: Ôn tập và bổ sung cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Toán 4 Chân trời sáng tạo Tập 1 trang 40 – Thực hành

Bài 1

Quan sát biểu đồ sau.

Bài 1

a) Biểu đồ cột ở bên biểu diễn gì?

b) Nêu tên các bạn trong nhóm.

c) Các cột tô màu cho biết điều gì?

Một bạn ăn bữa trưa trong bao lâu?

d) So sánh thời gian ăn bữa trưa của các bạn.

  • Bạn nào ăn nhanh nhất, bạn nào ăn chậm nhất?
  • Bạn Lê ăn lâu hơn bạn Tú bao nhiêu phút?
  • Bạn Hà ăn nhanh hơn bạn Cúc bao nhiêu phút?

e) Có mấy bạn ăn bữa trưa nhanh hơn 30 phút? Có bạn nào ăn bữa trưa lâu hơn 1 giờ không?

Lời giải:

Tham khảo thêm:   Những câu nói hay về học tập nên đọc để tạo động lực cố gắng

a) Biểu đồ cột ở bên biểu diễn thởi gian ăn bữa trưa của nhóm em.

b) Tên các bạn trong nhóm là: Hà, Cúc, Tú, Lê.

c) Các cột tô màu cho biết thời gian ăn trưa của mỗi bạn tính theo đơn vị phút.

  • Bạn Hà ăn bữa trưa trong 25 phút.
  • Bạn Cúc ăn bữa trưa trong 36 phút.
  • Bạn Tú ăn bữa trưa trong 20 phút.
  • Bạn Lê ăn bữa trưa trong 40 phút.

d) So sánh

Bạn Tú ăn nhanh nhất, bạn Lê ăn chậm nhất.

Bạn Lê ăn lâu hơn bạn Tú là 40 – 20 = 20 (phút)

Bạn Hà ăn nhanh hơn bạn Cúc là: 36 – 25 = 11 (phút)

e) Có hai bạn ăn bữa trưa nhanh hơn 30 phút (đó là bạn Hà và bạn Tú).

1 giờ = 60 phút, thời gian các bạn ăn đều nhỏ hơn 60 phút nên không có bạn nào ăn bữa trưa lâu hơn giờ.

Bài 2

Cho bảng thống kê số học sinh theo các khối lớp của một trường tiểu học.

Khối lớp

Một

Hai

Ba

Bốn

Năm

Số học sinh

200

224

250

238

200

Biểu đồ cột sau thể hiện các số liệu trên.

Bài 2

a) Biểu đồ cột ở bên biểu diễn gì?

b) Hoàn thiện biểu đồ bên.

c) Đọc số liệu trên biểu đồ rồi so sánh số học sinh các khối lớp.

(Dùng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng, nhiều nhất, ít nhất).

d) Viết tên các khối lớp theo thứ tự số học sinh từ ít đến nhiều.

Lời giải:

a) Biểu đồ cột bên biểu diễn số học sinh các khối lớp trường em.

b)

Bài 2

c)  Đọc số liệu trên biểu đồ rồi so sánh số học sinh các khối lớp

  • Khối lớp Ba có nhiều học sinh nhất, khối lớp Một và khối lớp Năm có ít học sinh nhất.
  • Khối lớp Một và khối lớp Năm có số học sinh bằng nhau.
  • Khối lớp Ba có nhiều hơn khối lớp Bốn là: 250 – 238 = 12 (học sinh).
  • Khối lớp Một có ít hơn khối lớp Hai là: 224 – 200 = 24 (học sinh)
Tham khảo thêm:   Cách vẽ hình tròn trong Minecraft

d) Viết tên các khối lớp theo thứ tự số học sinh từ ít đến nhiều là:

Một (Năm), Hai, Bốn, Ba.

Giải Toán 4 Chân trời sáng tạo Tập 1 trang 41, 42 – Luyện tập

Bài 1

Trong một đợt dịch bệnh, các tỉnh và thành phố trên cả nước đã hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho các gia đình gặp khó khăn. Số liệu được cho trong biểu đồ sau.

Khối lượng gạo hỗ trợ tại một khu vực trong tháng 8 năm 2021

Bài 1

a) Trong tháng 8 năm 2021, khu vực này đã được hỗ trợ gạo mấy lần?

Nêu khối lượng gạo hỗ trợ mỗi lần.

b) Khối lượng gạo hỗ trợ nhiều nhất là lần nào?

c) Tổng khối lượng gạo hỗ trợ khu vực đó trong tháng 8 là bao nhiêu ki-lô-gam?

d) Nếu khối lượng gạo của mỗi phần quà là 5 kg thì tổng số gạo trên chia được thành bao nhiêu phần quà?

Lời giải:

a) – Trong tháng 8 năm 2021, khu vực này đã hỗ trợ gạo 4 lần.

– Khối lượng gạo hỗ trợ mỗi lần là:

  • Lần 1: 10 000 kg
  • Lần 2: 12 000 kg
  • Lần 3: 9 000 kg
  • Lần 4: 11 000 kg

b) Khối lượng gạo hỗ trợ nhiều nhất là lần 2.

c) Tổng khối lượng gạo hỗ trợ khu vực đó trong tháng 8 là:

10 000 + 12 000 + 9 000 + 11 000 = 42 000 (kg)

d) Nếu khối lượng gạo của mỗi phần quà là 5 kg thì tổng số gạo trên chia được thành số phần quà là:

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn đăng nhập Cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo

42 000 : 5 = 8 400 (phần quà)

Bài 2

Khối lượng các loại hàng trong một phần quà như sau:

Loại hàng

Gạo

Thịt

Rau

Bột nêm

Khối lượng

5 kg

1 kg 500g

2 kg

4 kg 500 g

500 g

Người ta thể hiện các số liệu trong bảng trên bằng biểu đồ sau.

Bài 2

a) Hoàn thiện biểu đồ bên.

b) Loại hàng nào có khối lượng lớn nhất?

c) Nếu một gia đình mỗi ngày sử dụng 500g thịt hoặc cá thì lượng thịt, cá ở một phần quà có đủ dùng trong một tuần không?

Lời giải:

a) Hoàn thiện biểu đồ bên:

Bài 2

b) Loại hàng có khối lượng lớn nhất là: Gạo

c) Một tuần có 7 ngày.

Nếu một gia đình mỗi ngày sử dụng 500g thịt hoặc cá thì lượng thịt, cá sử dụng trong một tuần là:

500 × 7 = 3 500 g

Ta thấy 3 500 g > 1 500 và 3 500 g > 2 000 g

Như vậy lượng thịt hoặc cá trong một phần quà không đủ dùng trong một tuần.

Bài 3

a) Hoàn thành bảng thống kê sau:

Các loại sách, báo, truyện học sinh lớp 4C thích đọc

Bài 3

b) Quan sát biểu đồ sau.

Bài 3

• Hoàn thiện biểu đồ trên.

• Trong các loại sách, báo, truyện được tìm hiểu, học sinh lớp 4C thích đọc loại nào nhất?

Lời giải:

a) Hoàn thành bảng thống kê:

Bài 3

Các loại sách, báo, truyện học sinh lớp 4C thích đọc

Tên sách, báo, truyện Kiểm đến Số bạn thích
Báo Nhi đồng 25
Sách khoa học 17
Sách danh nhân 13
Truyện cổ tích 22
Truyện loài vật 20

b) • Hoàn thiện biểu đồ:

Bài 3

Trong các loại sách, báo, truyện được tìm hiểu, học sinh lớp 4C thích đọc Báo nhi đồng nhất.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán lớp 4 Bài 17: Biểu đồ cột Giải Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo trang 39, 40, 41, 42 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *