Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn xông mũi họng tại nhà hỗ trợ điều trị Covid tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cách xông mũi họng tại nhà trị covid là một phương pháp vừa đơn giản, vừa hiệu quả trong việc phòng ngừa covid được mọi người hiện nay rất ưa chuộng, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xông mũi họng tại nhà đúng cách, do đó hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Tham khảo: 4 cách lấy lại khứu giác, vị giác hậu Covid-19 cực đơn giản

Lợi ích việc xông mũi họng tại nhà bằng thảo dược

Theo một vài nghiên cứu gần đây cho biết nếu nhiệt độ trên 40 độ C và độ ẩm trên 95% thì có thể làm ức chế khả năng của virus SARS-CoV-2, do đó xông hơi ở nhiệt độ khoảng 70 độ C thì càng có thể ức chế khả năng nhân lên của virus.

Lợi ích của việc xông mũi họng tại nhàLợi ích của việc xông mũi họng tại nhà

Việc xông hơi sẽ giúp độ ẩm trong niêm mạc mũi được tăng cao và đồng thời giảm đi giải phóng histamine gây phản ứng dị ứng, giảm sản xuất chất nhờn từ đó ngăn ngừa ngứa mũi, hắt hơi, nghẹt mũi.

Tham khảo thêm:  

Cách xông mũi họng tại nhà còn giúp tăng lưu thông máu, kích thích hệ thống tim mạch, giúp giảm căng thẳng và có một giấc ngủ tốt hơn.

Cách xông họng tại nhà bằng thuốc y học cổ truyền ngoài tác dụng của hơi nước ra thì trong những dược liệu được sử dụng để làm nguyên liệu xông hơi còn có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn vòm họng cực hiệu quả.

Hướng dẫn cách xông mũi họng tại nhà đúng cách

Bệnh nhân Covid-19, người đã âm tính hoặc người khỏe mạnh có thể xông hơi phòng bệnh bằng thảo dược theo khuyến cáo của Bộ Y tế như sau:

Cách sử dụng: Có thể phối hợp nhiều loại dược liệu hoặc dùng một loại cũng được, nhưng lưu ý mỗi loại chỉ sử dụng khoảng 200gr đến 400gr thôi nhé.

Tư thế xông hơi đúng: Ngồi thẳng, dùng khăn che đầu và cổ để hơi nước trực tiếp đi vào lỗ mũi, chỉ nên xông tại vùng mũi họng không xông toàn mặt để tránh mất nước, điện giải.

Chỉ nên xông hơi mỗi lần khoảng 10 đến 15 phút, ngày 1-2 lần, sau khi xông nên lưu ý tránh gió, giữ ấm.

Hướng dẫn cách xông mũi họng tại nhà đúng cáchHướng dẫn cách xông mũi họng tại nhà đúng cách

Một số lưu ý xông mũi họng tại nhà đúng cách:
– Không xông quá sát phần niêm mạc, bởi vì có khả năng sẽ gây bỏng rát niêm mạc mũi họng nếu bạn xông quá gần.
– Không nên xông quá lâu, thời gian lý tưởng là trong vòng 10 đến 15 phút là được.
– Nấu nước xông covid thì không nên chọn những loại tinh dầu có tính cay nóng mạnh, đặc biệt như dầu gió, dầu cù là vì sẽ có nguy cơ bỏng rát đường hô hấp hoặc cay mắt.
– Nên mua lá xông mũi là những loại lá thảo dược tự nhiên về bài thuốc xông hoặc những túi dược liệu đóng gói sẵn chuyên dùng để xông, tránh mua những loại tinh dầu có hóa chất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.
–   Có thể pha một ít muối loãng để súc họng hay làm sạch vùng họng sau khi xông.

Tham khảo thêm:   Giáo trình pháp luật đại cương Tài liệu pháp luật đại cương

Những thảo dược phổ biến dùng xông mũi họng

Gừng

Gừng tươi trong Đông y được gọi là sinh khương nó được xem là một vị thuốc, có tính ấm, vị cay giúp tiêu đàm, giải độc, chính vì thế gừng có thể dùng để thông mũi họng.

Gừng tươi cũng được sử dụng xông mũi họng phổ biếnGừng tươi cũng được sử dụng xông mũi họng phổ biến

Sả

Sả có vị cay, thơm, tính ấm, sả có tác dụng ra mồ hôi, chống viêm, tiêu đờm, sát khuẩn, thông tiểu,… vì thế sả cũng là một trong những thảo dược không thể thiếu trong xông hơi mũi họng.

Sả là vị thuốc xông mũi họng không thể thiếuSả là vị thuốc xông mũi họng không thể thiếu

Tỏi

Tỏi thì có vị cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, giải độc, bởi lẽ vậy nên tỏi được coi là chất kháng sinh, kháng khuẩn, tiêu diệt vi trùng. Dùng trong xông hơi mũi họng có tác dụng sát khuẩn vòm họng hiệu quả.

Tỏi có tính sát khuẩn vòm họng hiệu quảTỏi có tính sát khuẩn vòm họng hiệu quả

Các thảo dược khác

Nguyên liệu: Hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, kinh giới, tía tô, tràm gió… hoặc có thể sử dụng tinh dầu của các dược liệu trên.

Một số dược thảo dược khácMột số dược thảo dược khác

Ai nên và không nên xông mũi họng hỗ trợ trị Covid?

Ai nên và không nên xông mũi họng hỗ trợ trị Covid?Ai nên và không nên xông mũi họng hỗ trợ trị Covid?

Những bệnh nhân có triệu chứng Covid -19 từ nhẹ đến trung bình thì nên xông hơi mũi họng. Còn những bệnh nhân có triệu chứng nặng, thường khó thở phải sử dụng kèm máy thở oxy thì không nên thực hiện cách xông hơi tại nhà covid này đâu nhé.

Tham khảo thêm:   Những bài thơ hay chào mừng ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 30 bài thơ ngày 22/12 hay nhất

Trẻ em, người già yếu và những ai có tiền sử bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể,… cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ, không được tùy ý xông hơi.

Nguy cơ tiềm ẩn khi lạm dụng xông mũi họng

Nguy cơ tiềm ẩn khi lạm dụng xông mũi họngNguy cơ tiềm ẩn khi lạm dụng xông mũi họng

Bạn có thể bị bỏng, ngất trong quá trình thực hiện xông hơi.

Nguy cơ tổn thương biểu mô đường hô hấp, dẫn đến nhạy cảm hơn với virus. Những mô lành lặn mà bị tổn thương bởi nhiệt sẽ dễ nhiễm virus hơn bình thường, thậm chí có nguy cơ lây lan virus nhanh hơn trong cơ thể.

Xông hơi trong gia đình, với không gian nhỏ, sẽ làm phát tán virus ra môi trường xung quanh và bám trên các bề mặt, từ đó tăng sự lây lan của virus nhanh hơn.

Hy vọng với những thông tin hướng dẫn xông mũi họng tại nhà hỗ trợ điều trị covid sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích, cám ơn vì đã theo dõi, chúc bạn một ngày mới vui vẻ.

Nguồn: Bộ Y tế

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn xông mũi họng tại nhà hỗ trợ điều trị Covid tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *