Bạn đang xem bài viết ✅ Hóa học 9 Bài 28: Các oxit của Cacbon Giải Hoá học lớp 9 trang 87 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Hóa học 9 Bài 28 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời 6 câu hỏi trong SGK Hóa 9 trang 87 và trong SBT được nhanh chóng thuận tiện hơn.

Soạn Hóa 9 bài 28 Các oxit của Cacbon được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Chương 3: Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Hóa học 9.

Hóa học 9 Bài 28: Các oxit của Cacbon

  • Lý thuyết Hóa 9 bài 28 Các oxit của Cacbon
  • Giải SGK Hóa 9 Bài 28 trang 87
  • Giải SBT Hóa 9 Bài 28

Lý thuyết Hóa 9 bài 28 Các oxit của Cacbon

I. Cacbon oxit

1. Tính chất vật lí

CO là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn không khí, rất độc.

2. Tính chất hóa học

a) CO là oxit trung tính

Ở nhiệt độ thường, CO không phản ứng với nước, kiềm và axit.

b) CO là chất khử

Ở nhiệt độ cao, CO khử được nhiều oxit kim loại

+ CO khử CuO theo phương trình: CuO(đen) + CO overset{t^{circ } }{rightarrow} CO2 + Cu(đỏ)

+ CO khử oxit sắt trong lò cao: 4CO + Fe3O4overset{t^{circ } }{rightarrow} 4CO2 + 3Fe

+ CO cháy trong oxi hoặc trong không khí với ngọn lửa xanh, tỏa nhiều nhiệt:

2CO + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2CO2

3. Ứng dụng

Làm nhiên liệu, chất khử, nguyên liệu trong công nghiệp hóa học.

II. Cacbon đioxit

1. Tính chất vật lí

CO2 là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy. CO2 bị nén và làm lạnh thì hóa rắn, tạo thành “nước đá khô”

2. Tính chất hóa học: CO2 có tính chất của một oxit axit.

a) Tác dụng với nước

CO2 + H2O overset{t^{circ } }{rightarrow} H2CO3

Khí CO2 phản ứng với nước tạo thành dung dịch axit yếu là H2CO3 làm quỳ chuyển đỏ, H2CO3 không bền nên khi đun nóng dung dịch sẽ làm quỳ chuyển lại màu tím.

b) Tác dụng với dung dịch bazơ

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

CO2 + NaOH → NaHCO3

Tùy thuộc vào tỉ lệ giữa số mol CO2 và NaOH mà có thể tạo ra muối trung hòa, muối axit hay cả 2 muối.

Tham khảo thêm:   Hoa dạ yến thảo: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cho hoa nở đều, đẹp, bền lâu

c) Tác dụng với oxit bazơ

CO2 + CaO → CaCO3

Giải SGK Hóa 9 Bài 28 trang 87

Câu 1

Hãy viết phương trình hóa học của CO với:

a) Khí O2; b) CuO.

Cho biết: Loại phản ứng, điều kiện phản ứng, vai trò của CO và ứng dụng của mỗi phản ứng đó.

Gợi ý đáp án

Phương trình hóa học:

a) CO + O2overset{t^{o} }{rightarrow}CO2.

b) CO + 2CuO overset{t^{o} }{rightarrow} 2Cu + CO2.

Phản ứng a) là phản ứng hóa hợp (cũng là phản ứng oxi hóa – khử) phản ứng này tỏa nhiều nhiệt trong các lò luyện gang, thép.

Phản ứng b) là phản ứng oxi hóa – khử, phản ứng này dùng để điều chế Cu.

Câu 2

Hãy viết phương trình hóa học của CO2 với dung dịch NaOH, dung dịch Ca(OH)2 trong trường hợp:

a) Tỉ lệ số mol n : n = 1 : 1

b) Tỉ lệ số mol n : n = 2 : 1

Gợi ý đáp án

Phương trình hóa học của CO2 với dung dịch NaOH, dung dịch Ca(OH)2.

a) Tỉ lệ số mol n : n = 1 : 1

CO2 + NaOH → NaHCO3

b) Tỉ lệ số mol n : n = 2 : 1

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

Thực ra phản ứng này xảy ra như sau:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

Câu 3

Có hỗn hợp hai khí CO và CO2. Nêu phương pháp hóa học để chứng minh sự có mặt của hai khí đó. Viết các phương trình hóa học.

Gợi ý đáp án

Cho hỗn hợp khí lội qua bình chứa dung dịch nước vôi trong, nếu nước vôi trong vẩn đục, chứng tỏ trong hỗn hợp khí có khí CO2.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

Khí đi ra khỏi bình nước vôi trong được dẫn qua ống thủy tinh đựng CuO nung nóng, nếu thấy có kim loại màu đỏ sinh ra và khí sinh ra khỏi ống thủy tinh làm vẩn đục nước vôi trong thì chứng tỏ trong hỗn hợp đó có khí CO.

CO + CuO → Cu + CO2.

Câu 4

Trên bề mặt hồ nước tôi vôi lâu ngày thường có lớp màng chất rắn. Hãy giải thích hiện tượng này và viết phương trình hóa học.

Gợi ý đáp án

Do Ca(OH)2 tác dụng với khí CO2 trong không khí tạo nên lớp CaCO3 rất mỏng trên bề mặt nước vôi.

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O.

Câu 5

Hãy xác định thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp CO và CO2, biết các số liệu thực nghiệm sau:

a) Dẫn 16 lít hỗn hợp CO và CO2 qua nước vôi trong dư thu được khí A.

b) Để đốt cháy A cần 2 lít khí oxi. Các thể tích khí đo được ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

Gợi ý đáp án

Dẫn hỗn hợp khí CO và CO2 qua nước vôi trong dư thu được khí A là khí CO, trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất thì tỷ lệ thể tích cũng bằng tỷ lệ về số mol

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 4: Tả quyển vở của em Dàn ý & 6 bài Tả đồ dùng học tập của em

Phương trình phản ứng đốt cháy khí A:

2CO + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2CO2

Từ phương trình trên ta nhận thấy: nCO = 2nO2

→ VCO = 2VO2= 2.2 = 4 (lít) (tỷ lệ về số mol cũng chính là tỷ lệ về thể tích)

→%VCO= 416.100% = 28%

→%VCO2= 100%−28% = 75%

Giải SBT Hóa 9 Bài 28

Bài 28.1 : Có 4 lọ đựng 4 khí riêng biệt: oxi, hiđro, clo và cacbon đioxit. Dựa vào tính chất của các chất, làm thế nào để nhận biết được mỗi khí trên?

Lời giải:

– Bình nào có khí màu vàng lục là khí Cl2.

– Lần lượt cho 3 khí còn lại lội qua dd Ca(OH)2 dư, khí nào cho kết tủa trắng là CO2.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

– Trong 2 khí còn lại, khí nào làm bùng cháy tàn đóm đỏ là oxi, khí còn lại là H2.

Bài 28.2 : So sánh tính chất hoá học của CO và CO2. Cho các thí dụ minh hoạ.

Lời giải:

Giống nhau: CO và CO2 là oxit.

Khác nhau: CO2 là oxit axit: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H20.

CO là oxit trung tính.

CO2 là chất oxi hoá: C + CO2 → 2CO.

CO là chất khử: 2CO + O2 → 2CO2.

Bài 28.3 : Một em học sinh làm thí nghiệm như sau: Cho một mẩu giấy quỳ tím vào ống nghiệm đựng nước cất, sau đó sục khí CO2 vào ống nghiệm. Màu của giấy quỳ tím có biến đổi không? Nếu đun nóng nhẹ ống nghiệm thì màu của giấy quỳ tím biến đổi ra sao? Hãy giải thích và viết các phương trình hoá học, nếu có.

Lời giải:

Khí CO2 tan một phần vào nước tạo thành dung dịch H2CO3 làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Khi đun nóng nhẹ, độ tan của CO2 trong nước giảm, CO2 bay ra khỏi dung dịch, giấy quỳ trở lại màu tím ban đầu.

Bài 28.4 Có những khí sau:

A. Cacbon đioxit; B. Clo; C. Hiđro; D. Cacbon oxit; E. Oxi.

Hãy cho biết, khí nào

a) Có thể gây nổ khi đốt cháy với oxi.

b) Có tính chất tẩy màu khi ẩm.

c) Làm đổi màu dung dịch quỳ tím.

d) Làm bùng cháy tàn đóm đỏ

Lời giải:

a) Khí có thể gây nổ khi đốt cháy với oxi là khí H2.

b) Khí có tính chất tẩy màu khi ẩm là khí Cl2.

c) Khí làm đổi màu dung dịch quỳ tím là khí cacbon đioxit.

d) Khí làm bùng cháy tàn đóm đỏ là khí oxi.

Bài 28.5 Nung nóng 19,15 gam hỗn hợp CuO và PbO với một lượng cacbon vừa đủ trong môi trường không có oxi để oxit kim loại bị khử hết. Toàn bộ lượng khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, phản ứng xong người ta thu được 7,5 gam chất kết tủa màu trắng.

a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã xảy ra

b) Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Tham khảo thêm:   Công thức tính Chu vi và Diện tích hình tròn Cách tính chu vi hình tròn, diện tích hình tròn

c) Tính khối lượng cacbon cần dùng cho phản ứng khử các oxit (Cho biết Cu : 64 ; Pb : 207.)

Lời giải:

a) Phương trình hóa học:

2CuO + C → 2Cu + CO2

2PbO + C → 2Pb + CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

n_{CaCO_3} = 7,5/100 = 0,075

nCuO = x; nPbO = y

b) Ta có các phương trình: 80x + 223y = 19,15 (I)

x/2 + y/2 = 0,075 (l)

Giải phương trình (I), (II), ta được: X =0,1 ; Y=0,05

mCuO = 8g; mPbO = 11,15g

Vậy CuO chiếm 8/191,5 x 100% = 41% khối lượng hỗn hợp đầu, còn PbO chiếm: 59%

c) mC cần dùng = 0,9g

Bài 28.6 Người ta cần dùng 7,84 lít khí CO (đktc) để khử hoàn toàn 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao.

a) Viết các phương trình hoá học.

b) Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp trước và sau phản ứng.

Lời giải:

Số mol CO = 7,84/22,4 = 0,35 mol

CuO + CO to→ Cu + CO2

Fe2O3 + 3CO to→ 2Fe + 3CO2

nCuO= x; n_{Fe_2O_3} = y

Ta có phương trình:

x + 3y = 0,35

80x + 160y = 20

=> x= 0,05; y = 0,1

%mCuO= 80 x 0,05 / 20 x 100% = 20%

%m_{Fe_2O_3} = 100% – 20% = 80%

Bài 28.7 Quá trình nào sau đây không sinh ra khí cacbonic?

A. Đốt cháy khí đốt tự nhiên.

B. Sản xuất vôi sống.

C. Quá trình hô hấp của người và động vật.

D. Quang hợp của cây xanh.

Lời giải:

Đáp án D.

Bài 28.8 Hàm lượng khí CO2 trong khí quyển của hành tinh chúng ta gần như là không đổi là vì

A. CO2 không có khả năng tác dụng với các chất khí khác trong không khí.

B. Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí CO2, mặt khác một lượng CO2 được sinh ra do đốt cháy nhiên liệu, sự hô hấp của người và động vật…

C. CO2 hoà tan trong nước mưa.

D. CO2 bị phân hủy bởi nhiệt.

Lời giải:

Đáp án B.

Bài 28.9

Khí cacbon monooxit (CO) nguy hiểm là do có khả năng kết hợp với hemoglobin trong máu làm mất khả năng vận chuyển oxi của máu. Trong trường hợp nào sau đây, con người có thể bị tử vong do ngộ độc CO?

A. Dùng bình gas để nấu nướng ở ngoài trời.

B. Đốt bếp lò trong nhà không được thông gió

C. Nổ (chạy) máy ôtô trong nhà xe đóng kín.

D. Cả trường hợp B và C.

Lời giải:

Đáp án D.

Bài 28.10

Khí CO và CO2 bị coi là chất làm ô nhiễm môi trường vì

A. Nồng độ (%V) CO cho phép trong không khí là 10-20 phần triệu, nếu đến 50 phần triệu sẽ có hại cho não.

B. CO2 tuy không độc nhưng gây hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên.

C. CO2 cần cho cây xanh quang hợp nên không gây ô nhiễm.

D. Cả hai nguyên nhân A và B.

Lời giải:

Đáp án D.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa học 9 Bài 28: Các oxit của Cacbon Giải Hoá học lớp 9 trang 87 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *