Giải bài tập KHTN 8 Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 137, 138, 139, 140, 141, 142.
Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 29 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 29 Chủ đề 7: Cơ thể người – Phần 3: Vật sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 29
Câu 1
Quan sát hình 29.1, qua quá trình tiêu hóa, những chất dinh dưỡng trong súp lơ xanh được biến đổi thành những chất gì để tế bào và cơ thể có thể hấp thu được?
Trả lời:
Qua quá trình tiêu hóa, những chất dinh dưỡng trong súp lơ xanh được biến đổi thành các chất mà tế bào và cơ thể có thể hấp thu được là: đường đơn, glycerol và acid béo, amino acid, vitamin, chất khoáng, nước.
Câu 2
Quan sát hình 29.2:
a) Nêu thông tin về các loại chất dinh dưỡng có trong một chiếc bánh.
b) Thông tin trong bảng có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng?
Quan sát hình 29.2 Nêu thông tin về các loại chất dinh dưỡng có trong một chiếc bánh
Trả lời:
a) Thông tin về các loại chất dinh dưỡng có trong một chiếc bánh:
– Giá trị dinh dưỡng trong 1 chiếc bánh: 20 g – Tổng chất béo: 6 g – Cholesterol: 4 mg – Sodium: 160 mg – Tổng Carbohydrate: 19 g |
– Chất xơ: 1 g – Đường: 5 g – Chất đạm: 2 g – Vitamin D: 0,6 mcg – Calcium: 26 mg |
b) Ý nghĩa của các thông tin trong bảng đối với người tiêu dùng: Giúp người tiêu dùng xác định thành phần dinh dưỡng cụ thể trong thực phẩm, dựa vào đó, để lựa chọn sử dụng các sản phẩm phù hợp.
Câu 3
Quan sát hình 29.3, nêu chức năng từng cơ quan của hệ tiêu hóa. Các cơ quan này phối hợp hoạt động trong quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng như thế nào?
Trả lời:
Chức năng các cơ quan của hệ tiêu hóa:
Cơ quan | Chức năng | |
Ống tiêu hóa | Khoang miệng | Nghiền nhỏ, đảo trộn thức ăn, giúp thức ăn thấm đều nước bọt. Cảm nhận vị thức ăn. |
Hầu (họng) và thực quản | Tham gia cử động nuốt, cử động nhu động đẩy thức ăn xuống dạ dày. | |
Dạ dày | Có tuyến vị tiết dịch vị. Dự trữ, nghiền và đảo trộn thức ăn. | |
Ruột non | Có tuyến ruột. Cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyển. Hấp thu các chất dinh dưỡng. | |
Ruột già | Hấp thu nước và một số chất. Cử động nhu ruột đẩy chất cặn bã xuống trực tràng. Tạo phân. | |
Hậu môn | Thải phân. | |
Tuyến tiêu hóa | Tuyến nước bọt | Tiết nước bọt giúp làm ẩm thức ăn, chứa enzyme amylase giúp tiêu hóa một phần tinh bột. |
Tuyến vị | Tiết dịch vị chứa HCl và enzyme pepsinogen. HCl hoạt hóa pepsinogen thành pepsin (tiêu hóa protein), tiêu diệt mầm bệnh. | |
Gan | Dự trữ dịch mật. | |
Túi mật | Tiết dịch mật, có chức năng nhũ tương hóa lipid. Đào thải độc tố. | |
Tuyến tụy | Tiết dịch tụy chứa các enzyme tiêu hóa protein, lipid và carbohydrate. | |
Tuyến ruột | Tiết dịch ruột chứa các enzyme tiêu hóa protein và carbohydrate. |
– Sự phối hợp của các cơ quan trong quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng: Thức ăn di chuyển qua ống tiêu hóa, trải qua quá trình tiêu hóa cơ học (thức ăn được nghiền nhỏ, đảo trộn) và tiêu hóa hóa học (thức ăn được biến đổi nhờ sự xúc tác của enzyme) thành các chất đơn giản. Những chất dinh dưỡng được hấp thu vào máu và mạch bạch huyết ở ruột non. Những chất không được tiêu hóa và hấp thu được thải ra ngoài qua hậu môn.
Câu 4
Nêu một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trả lời:
Một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Thực phẩm ôi thiu, bị nấm mốc.
- Thực phẩm chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm không được phép sử dụng.
- Thực phẩm bị nhiễm các kim loại nặng như chì, thủy ngân,…
- Thực phẩm có chứa các độc tố tự nhiên như cá nóc, nấm có độc, lá ngón,…
Câu 5
Nêu tên, nguyên nhân và biện pháp phòng một số bệnh về tiêu hóa.
Trả lời:
Tên, nguyên nhân và biện pháp phòng một số bệnh về tiêu hóa:
Tên bệnh | Nguyên nhân | Biện pháp phòng bệnh |
Ngộ độc thực phẩm | – Do sử dụng thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm hóa học, các thực phẩm biến chất, ôi iu hoặc có sẵn độc tố,… |
– Có chế độ dinh dưỡng hợp lí. – Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm. – Vệ sinh răng miệng đúng cách. – Uống đủ nước, bổ sung chất xơ, lợi khuẩn. – Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh. – Tạo bầu không khí vui vẻ khi ăn. – Hạn chế sử dụng chất kích thích. – Vệ sinh răng miệng đúng cách. – Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp. |
Tiêu chảy | – Do ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn vi sinh đường ruột,… | |
Giun sán | – Do môi trường sống ô nhiễm; thói quen ăn thực phẩm sống, rửa chưa sạch; nhiễm ấu trùng giun sán từ thú cưng,… | |
Sâu răng | – Do vi khuẩn tấn công, vệ sinh răng miệng không đúng cách, thường xuyên ăn vặt, sử dụng thực phẩm nhiều đường,… | |
Táo bón | – Do chế độ ăn uống không hợp lí (uống ít nước, thiếu chất xơ, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo,…); do mắc các bệnh lí; sử dụng một số loại thuốc;… | |
Viêm dạ dày |
– Do nhiễm vi khuẩn HP, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, tâm lí căng thẳng,… |
Trả lời câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 29
Luyện tập 1
Hãy sưu tầm một số bao bì thực phẩm, trong đó có bao bì của loại thực phẩm em thường ăn và cho biết các thông tin của sản phẩm theo gợi ý trong bảng 29.1.
Bảng 29.1. Thông tin dinh dưỡng của một số loại thực phẩm
Tên sản phẩm |
Năng lượng |
Protein |
Lipid |
Carbohydrate |
Vitamin |
Chất khoáng |
Trả lời:
Thông tin của một số sản phẩm:
Tên sản phẩm |
Năng lượng |
Protein |
Lipid |
Carbohydrate |
Vitamin |
Chất khoáng |
Bánh chocopie (33 g) |
140 |
1 g |
3,5 g |
22 g |
0 |
– Natri: 80 mg – Calcium: 16 mg – Sắt: 1 mg – Kali: 45 mg |
Hạt granola (30 g) |
131 |
4 g |
6,8 g |
13,4 g |
0 |
– Natri: 14,4 mg – Calcium: 17,6 mg – Sắt: 1,1 mg – Kali: 148 mg |
Bim bim (30 g) |
160 |
1,5 g |
10 g |
17 g |
0 |
– Natri: 175 mg |
Luyện tập 2
Theo em trong các sản phẩm trên, sản phẩm nào nên ăn thường xuyên, sản phẩm nào nên ăn hạn chế? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, có thể ăn hạt granola thường xuyên và nên hạn chế ăn bim bim và bánh ngọt. Vì trong các loại hạt có chứa lượng dinh dưỡng và khoáng chất cao, có lợi cho sức khỏe; còn trong bim bim và bánh ngọt chứa nhiều muối và đường, không tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa.
Luyện tập 3
Quan sát bảng 29.2 và 29.3, cho biết:
a) Trong một ngày, một người nên bổ sung cho cơ thể những nhóm chất dinh dưỡng nào?
b) Loại thực phẩm nào cần được ăn nhiều nhất, loại nào ăn ít nhất? Vì sao?
Trả lời:
a) Trong một ngày, một người nên bổ sung cho cơ thể những nhóm chất dinh dưỡng là: Carbohydrate (chất đường bột), protein (chất đạm), lipid (chất béo), vitamin và khoáng chất.
b) Loại thực phẩm cần ăn nhiều nhất là ngũ cốc. Vì ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin, khoáng chất, chứa ít chất béo và đặc biệt không chứa cholesterol nên vừa đảm bảo nhu cầu của cơ thể vừa không gây hại cho sức khỏe của cơ thể.
Loại thực phẩm cần ăn ít nhất là đường và muối. Vì đường và muối là loại cơ thể chỉ cần với một lượng rất nhỏ, nếu ăn quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể.
Luyện tập 4
Ở cơ quan nào, thức ăn vừa được tiêu hóa cơ học, vừa tiêu hóa hóa học?
Trả lời:
Thức ăn vừa được tiêu hóa cơ học, vừa được tiêu hóa hóa học trong các cơ quan là: miệng, dạ dày.
- Trong khoang miệng, thức ăn được tiêu hóa cơ học nhờ hoạt động nhai nghiền và một phần tinh bột được tiêu hóa hóa học nhờ enzyme amylase trong nước bọt.
- Trong dạ dày, thức ăn được tiêu hóa cơ học nhờ hoạt động nghiền, đảo trộn và protein được tiêu hóa hóa học nhờ enzyme pepsin trong dịch vị.
Luyện tập 5
Nêu thêm một số biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và chế biến.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người Giải KHTN 8 Cánh diều trang 137, 138, 139, 140, 141, 142 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.