Bạn đang xem bài viết Hoa chuông tím: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hoa chuông tím là cây nở hoa hình chiếc chuông có màu tím rất đẹp mắt, gần đây nhiều gia đình chọn mua loại cây này về trồng trong vườn để làm cảnh, trang trí. Ngoài ra có thông tin cho rằng cây hoa này còn có nhiều công dụng trong y học. Hãy cùng khám phá nhiều thông tin về cây hoa chuông tím qua bài viết sau đây.
Hoa chuông tím là gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa hoa chuông tím
Cây hoa chuông tím còn có tên gọi khác là cây hoa mao địa hoàng tên tiếng anh là Digitalis purpurea, cây hoa này có xuất xứ miền Tây Châu Âu.
Cây hoa chuông tím có màu sắc đẹp mắt, lung linh thường được trồng làm cảnh ở các nước phương Tây, tại các cửa ra vào, vườn hoa, ven lối đi…
Đặc điểm, phân loại hoa chuông tím
Đặc điểm nổi bật của cây hoa chuông tím là cây mọc thành lùm, thân cây cao khoảng 50cm, tuy nhiên phần ngọn cây có thể dài gấp 3 lần so với thân và gốc cây, lá cây rộng giống hình lưỡi mác.
Hoa chuông tím thường nở vào đầu hoặc cuối tháng 10 kéo dài đến đầu tháng 1. Hoa nở giống hình chiếc chuông, màu tím nở thành chùm dần theo phía ngọn, hạt có màu trắng.
Theo một số nghiên cứu thì cây hoa chuông tím có chứa thành phần hóa học chủ yếu là cardiac glycosides, bao gồm: Digoxin, digitoxin lanatoside, ngoài ra còn có một số thành phần khác như flavonoids, anthraquinones, saponins.
Tác dụng của hoa chuông tím
Người khám phá ra công dụng của hoa chuông tím trong y học đó chính là William Withering (bác sĩ người Anh, thế kỷ 17), đặc biệt ông đã nghiên cứu ra loài cây này có chứa nhiều thành phần quan trọng hỗ trợ điều trị bệnh tim.
Chất cardiac glycosides trong cây hoa chuông tím có công dụng tốt đối với các bệnh về tim, đặc biệt khi bệnh tim tiến triển xấu, khả năng duy trì tuần hoàn giảm thì chất này sẽ giúp tim đập mạnh, chậm hơn và không cần nhiều oxy.
Ngoài ra cây còn có công dụng kích thích sản xuất nước tiểu, làm lợi tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh đau đầu, chữa vết thương, vết bỏng, co thắt.
Tuy nhiên trong một số trường hợp dùng hoa chuông tím có thể gây tác dụng phụ đặc biệt là đối với phụ nữ có thai, cho con bú hoặc bạn đang dùng các loại thuốc khác thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc bào chế từ hoa chuông tím
Cách trồng và chăm sóc hoa chuông tím
Để có những chậu hay vườn hoa chuông tím tươi tốt và nở thật nhiều hoa thì bạn hãy áp dụng ngay cách trồng và chăm sóc cây hoa chuông tím dưới đây nhé!
Cách trồng hoa chuông tím tại nhà
Phương pháp nhân giống hoa chuông tím chủ yếu là phương pháp gieo hạt.
Đất trồng: Bạn chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, có thể dùng phân bón lót để trộn đều với đất, tưới thêm chút nước để tăng độ ẩm.
Hạt giống: Bạn lựa chọn những hạt giống chất lượng, hạt chắc thì tỷ lệ nảy mầm sẽ cao hơn.
Cách gieo hạt: Bạn tiến hành gieo hạt trực tiếp lên đất rồi phủ một lớp đất mỏng, tiến hành tưới nước theo cách phun sương, cần duy trì độ ẩm để hạt nhanh nảy mầm.
Thời điểm thích hợp để trồng cây hoa chuông tím là đầu tháng 4, muộn nhất là đầu tháng 5 hoặc tháng 6.
Cách chăm sóc hoa chuông tím
Khi hạt cây đã nảy mầm, cây lớn và cứng cáp thì bạn chuyển cây sang chậu nhỏ để iện chăm sóc. Đến khi cây trưởng thành thì bạn tiến hành vun xới 1 – 2 lần, nhưng bạn cần lưu ý để không làm tổn thương rễ bạn chỉ nơi xới đất sâu 3cm thôi nhé.
Tưới nước, ánh sáng: Cây phát triển tốt trong điều kiện thoáng mát, thường xuyên tưới nước vào sáng sớm, có thể tưới bằng hình thức phun sương, hoặc nhỏ giọt. Khi hoa đã nở chỉ tưới vào gốc cây không tưới vào hoa và lá.
Phân bón: Trường hợp cây dưới 1 tháng tuổi cần phun bổ sung các loại phân vi lượng, trường hợp cây trên 1 tháng tuổi thì bổ sung thêm các chất kích thích tăng trưởng còn khi cây đã nở hoa thì bổ sung thêm Multi – K và Nitrat canxi để hoa bền đẹp.
Tỉa cây và hoa: Khi cây có chiều cao 10 – 13cm thì tiến hành tỉa đi những cây nhỏ bằng cách dùng kéo cắt thân cây sát mặt đất để tránh làm long gốc cây bên cạnh, chỉ để lại cây khỏe mạnh, muốn hoa nở tập trung thì cần tỉa bỏ 2 nụ đầu tiên, tỉa bỏ những lá và hoa già héo, những bông hoa tàn cũng cần được loại bỏ.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc hoa chuông tím
- Trồng hoa chuông tại nơi có nhiều ánh sáng Mặt Trời, đảm bảo không có gì đang che khuất hay có bóng râm xung quang nơi bạn trồng
- Đảm bảo đất không bao giờ bị khô hoàn toàn, bạn có thể dùng ngón tay chạm lên bề mặt đất để kiểm tra.
- Phủ một lớp hữu cơ xung quanh đất trồng hoa chuông tím để giữ cho nước ở lại không bị thẩm thấu mất và làm cỏ dại không mọc được ở xung quanh.
- Cắt tỉa hoa héo, lá úa cho cây hoa chuông tím thường xuyên để giúp cây phát triển tốt
- Loại bỏ ốc sên hoặc côn trùng có hại xuất hiện trong vườn bạn
5 hình ảnh đẹp về hoa chuông tím
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin về loài hoa chuông tím, một loài hoa đẹp được trồng nhiều ở các nước phương Tây và cả ở Việt Nam nữa nhé!
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hoa chuông tím: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.