Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Cùng vui chơi (trang 95) Bài 8: Rèn luyện thân thể – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Cùng vui chơi sách Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, mở rộng vốn từ về thể thao, đọc sách báo về thể thao, ôn chữ viết hoa L, trao đổi Em thích thể thao trang 95, 96, 97, 98 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 1.

Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 1: Cùng vui chơi – Bài 8: Rèn luyện thân thể của chủ đề Măng non để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Soạn bài phần Đọc: Cùng vui chơi

Đọc hiểu

Câu 1: Các bạn nhỏ đá cầu trong quang cảnh như thế nào?

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về tầm quan trọng của việc học 3 Dàn ý & 16 bài nghị luận về học tập

Gợi ý trả lời:

Các bạn nhỏ đá cầu trong quang cảnh ngày đẹp trời, nắng vàng, chim ca trong bóng lá.

Câu 2: Bài thơ miêu tả quả cầu giấy bay lượn như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Bài thơ miêu tả quả cầu giấy bay lượn lên cao rồi lộn xuống, qua chân các bạn nhỏ, đi vòng quanh.

Câu 3: Những câu thơ nào cho thấy các bạn nhỏ đá cầu rất khéo léo?

Gợi ý trả lời:

Những câu thơ cho thấy các bạn nhỏ đá cầu rất khéo léo là: Quả cầu giấy xanh xanh / Qua chân tôi chân anh, Anh nhìn cho tinh mắt / Tôi đá thật dẻo chân.

Câu 4: Em hiểu “Chơi vui học càng vui” có nghĩa là gì?

Gợi ý trả lời:

Em hiểu “Chơi vui học càng vui” có nghĩa là: trò chơi giúp cho học sinh thêm nhanh nhẹn, khéo léo, làm tăng cường sức khoẻ và tinh thần thêm thoải mái. Chính nhờ vậy mà khi vào học họ càng phấn khởi, hăng say làm việc, học tập hơn.

Luyện tập

Câu 1: Tìm thêm tên các trò chơi và hoạt động thể thao có thể ghép với những từ sau:

a) Chơi: chơi cờ,…

b) Đánh: đánh khăng,…

c) Đấu: đấu võ,…

d) Đua: đua thuyền,…

Gợi ý trả lời:

a) Chơi: chơi cờ, chơi chuyền, chơi nhảy dây, chơi đuổi bắt,…

b) Đánh: đánh khăng, đánh cầu lông, đánh bóng bàn,…

c) Đấu: đấu võ, đấu kiếm,…

Tham khảo thêm:  

d) Đua: đua thuyền, đua ngựa, đua xe đạp,…

Câu 2: Đặt câu nói về một hoạt động vui chơi (thể thao) của em.

Mẫu: Chúng em chơi nhảy dây rất vui.

Gợi ý trả lời:

  • Chúng em đánh cầu lông rất vui.
  • Em rất thích xem đua thuyền.

Soạn bài phần Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về thể thao

Câu 1

Tìm đọc thêm ở nhà:

  • 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về thể thao.
  • 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về thể thao.

Gợi ý trả lời:

Em tìm hiểu ở sách, báo, tạp chí về những câu chuyện, bài thơ để hoàn thành bài tập.

Câu 2

Viết vào phiếu đọc sách:

  • Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn câu thơ em thích).
  • Cảm nghĩ của em.

Gợi ý trả lời:

Em lựa chọn bài đọc mà em ấn tượng ở câu 1 sau đó liên hệ bản thân để nói lên cảm nghĩ của mình.

Soạn bài phần Viết: Ôn chữ viết hoa L

Câu 1

Viết tên riêng: Lê Quý Đôn

Câu 2

Viết câu:

Lụa Nam Định đẹp tươi mát rượi
Lược Hàng Đào chải mái tóc xanh!

TỐ HỮU

Soạn bài phần Nói và nghe: Trao đổi Em thích thể thao

Câu 1

Tìm tên 14 trò chơi và môn thể thao trong ô chữ dưới đây:

Trò chơi

Trò chơi

Gợi ý trả lời:

Trò chơi

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Cùng vui chơi (trang 95) Bài 8: Rèn luyện thân thể – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *