Bạn đang xem bài viết Hành lá, hành tây, hành tím và tỏi loại nào bổ dưỡng hơn? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Trong các bữa cơm của gia đình bạn, những nguyên liệu như hành và tỏi có lẽ xuất hiện thường xuyên và không thể thiếu. Tuy nhiên, giữa hành lá, hành tây, hành tím và tỏi, loại nào bổ dưỡng hơn thì có lẽ vẫn còn nhiều người chưa biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Dinh dưỡng của hành lá? Một số lợi ích của hành lá

Hành lá có dạng hình trụ, màu xanh lá và thân rỗng. Mỗi lá dài từ 30-50 cm. Thông thường, mỗi gốc hành lá có thể mọc khoảng 6 lá hành, khi đủ thời gian sinh trưởng, chúng sẽ ra hoa màu trắng ở trên đỉnh lá.

>> Cách chọn hành lá tươi ngon

Thành phần chính của hành lá là nước, chiếm 80 – 90%. Ngoài ra, hành lá chứa rất ít calo, ít chất béo và không có cholesterol. Không giống như các loại rau củ khác, hành lá chứa ít đường và carb hơn.

Một số thành phần dinh dưỡng của hành lá

Vitamin K: có tác dụng hỗ trợ đông máu và giữ cho xương chắc khỏe.

Vitamin C: giúp hạn chế tổn thương các tế bào lành mạnh trong cơ thể.

Folate, loại vitamin có trong cấu trúc của các các sợi ADN: đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai.

Một số lợi ích của hành lá

Hệ tiêu hóa tốt hơn: Các chất xơ trong hành lá sẽ giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hóa, giúp cơ thể bạn khỏe khoắn và ổn định hơn.

Tăng cường hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ được tăng cường bởi các vitamin C và A trong hành lá. Do đó có thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng.

Chống ung thư: flavonoid và hợp chất allyl sulfide có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, bảo vệ sức khỏe của bạn.

Tham khảo thêm:  

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Nhờ các hợp chất lưu huỳnh (Sulfur) có trong hành lá cơ thể bạn sẽ được kiểm soát lượng đường trong máu và tránh xa căn bệnh tiểu đường.

Tốt cho mắt, hệ xương và hệ tim mạch: Hành lá chứa vitamin A bảo vệ cho đôi mắt của bạn luôn khỏe mạnh. Sau một nghiên cứu trên 100.000 người, các nhà khoa học đã kết luận rằng những người có chế độ ăn nhiều hành có thể giảm 20% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Vitamin C và chất chống oxy hóa: sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bên cạnh đó, hệ xương của bạn cũng sẽ trở nên chắc khỏe hơn bởi hành lá cũng rất nhiều vitamin C, vitamin K nữa.

>> Tác dụng tuyệt vời của hành lá đối với sức khỏe

Dinh dưỡng của hành tây? Một số lợi ích của hành tây

Một củ hành tây thường có kích cỡ bằng một bóng đèn nhỏ, hình tròn và có màu trắng ở phần gốc. Hành tây có mùi nồng và mạnh hơn so với hành lá.

>> Phân biệt 5 loại hành tây và cách sử dụng

Hành tây có nhiều loại khác nhau, trong đó những loại phổ biến nhất bao gồm: hành tây vàng, hành tây đỏ, hành trắng và hành ngọt.

Cũng như hành lá, hành tây có rất ít cholesterol và chất béo.

Một số thành phần dinh dưỡng của hành tây

Chất xơ: có tác dụng xúc tiến quá trình tiêu hoá, thải các chất độc ra khỏi cơ thể.

Canxi: có tác dụng làm cho xương và răng trở nên chắc khỏe, và rất cần thiết cho hoạt động của thần kinh cơ và quá trình đông máu.

Vitamin B: giúp tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.

Vitamin C: có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, duy trì hoạt động của xương, cơ bắp và mạch máu.

Một số lợi ích của hành tây

Bổ sung sức khỏe xương: Có tác dụng bảo vệ xương chống lại sự thoái hóa, làm tăng khối lượng xương.

Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: Trong hành tây cũng chứa fisetin và quercetin, chất chống oxy hóa flavonoid, đây đều là những chất có thể ức chế sự phát triển của các khối u.

Điều hòa đường huyết: Một số nghiên cứu những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cho thấy, ăn 100g hành tây sống mỗi ngày giúp giảm lượng đường huyết đáng kể.

Tham khảo thêm:   Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 17 (Có đáp án) Chiến tranh thế giới thứ hai

Kháng khuẩn hiệu quả: Quercetin có chiết xuất từ ​​hành tây là một trong những cách hữu hiệu để chống lại vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn nguy hiểm tiềm tàng, như E.coli, trực khuẩn mủ xanh…

>> Công dụng của hành tây đối với sức khỏe

Dinh dưỡng của hành tím? Một số lợi ích của hành tím

Trong các loại hành thì hành tím cung cấp chất chống oxy hóa cao hơn cả. Ngoài ra, hành tím cũng có ít đường hơn so với hành trắng.

>> Phân biệt hành tím Việt Nam và Trung Quốc

Một số thành phần dinh dưỡng của hành tím

Vitamin A: đóng vai trò quan trọng với đôi mắt, cung cấp các dưỡng chất giúp mắt sáng khỏe

Vitamin B6: là dưỡng chất không thể thiếu được đối với gan, thần kinh, quá trình trao đổi chất của cơ thể, cải thiện làn da, tóc và móng.

Vitamin C: hỗ trợ hoạt động của xương, cơ bắp và mạch máu.

Một số lợi ích của hành tím

Cải thiện sức khỏe tim mạch: Hành tím giúp giảm cholesterol và triglyceride-chất gây ra các chứng bệnh liên quan đến mỡ trong cơ thể như mỡ trong máu, gan nhiễm mỡ và bệnh tim, đột quỵ. Ngoài ra lưu huỳnh trong củ hành có tác dụng chống máu vón cục và quercetin ngăn ngừa xơ cứng động mạch.

Điều trị các vấn đề về hô hấp: Ăn hành tím giúp nới lỏng các cơ đường hô hấp và làm giảm hen suyễn cùng viêm phế quản. Bên cạnh đó, nó cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ho, cảm lạnh, cúm, hắt hơi và chảy nước mũi.

Kiểm soát huyết áp: Hành tím còn có tác dụng giúp tăng độ đàn hồi của mạch máu và có hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp.

>> Khám phá 10 lợi ích tuyệt vời từ hành tím

Dinh dưỡng của tỏi? Một số lợi ích của tỏi

Là một loại thực vật có họ hàng gần với hành tây, hành tím, tỏi thuộc nhóm thực vật thân thảo. Các bộ phận của cây tỏi gồm có rễ, củ, thân, hoa và lá.

>> Phân biệt tỏi cô đơn Lý Sơn và tỏi Trung Quốc trà trộn

Một số thành phần dinh dưỡng của tỏi

Hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides: là thành phần công hiệu chính. Ngoài ra nó cũng có hàm lượng cao germanium và selen khá cao. Đặc biệt hàm lượng germanium được ước tính cao hơn cả nhân sâm hay trà xanh.

Tham khảo thêm:  

Trong tỏi có chứa protein, carbohydrates, calo.

Cũng giống với các loại hành, tỏi cũng có một số dưỡng chất quan trọng khác như vitamin B, sắt, magie, canxi,…

Một số lợi ích của tỏi

Phòng ngừa và chữa trị cảm cúm: hợp chất sunfua giúp phòng ngừa rất tốt cảm cúm hay các bệnh hô hấp và những loại bệnh do virus, vi khuẩn gây ra.

Phòng bệnh tim mạch: dinh dưỡng trong tỏi còn có tác dụng giảm mỡ máu, ngăn tích tụ tiểu cầu, vì vậy nó được nhiều người quan tâm và lựa chọn để chế biến và dùng thường xuyên để ngăn ngừa những chứng bệnh liên quan đến tim mạch

Hỗ trợ xương khớp: tỏi có tác dụng ngăn ngừa hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương nhờ vào các hàm lượng cao của các dưỡng chất như vitamin C, vitamin B6, và mangan, kẽm, các chất chống oxy hóa và enzyme,… Do đó, những người thường xuyên ăn tỏi sẽ có khả năng hấp thụ canxi tốt hơn và từ đó xương cũng chắc khỏe hơn.

>> Tác dụng làm đẹp của tỏi

Các loại hành và tỏi không chỉ được sử dụng như một loại gia vị trong nhà bếp mà còn được xem như một bài thuốc dân gian bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe con người. Qua phân tích trên chúng ta có thể thấy, mỗi loại hành lá, hành tây, hành tím và tỏi đều có một hương vị riêng, công dụng riêng. Vì thế, tùy theo nhu cầu nấu ăn cũng như phòng và chữa bệnh mà bạn nên mua những loại phù hợp cho gia đình của mình.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được một số công dụng và lợi ích của từng loại hành cũng như tỏi. Hãy thường xuyên sử dụng các loại gia vị này trong bữa ăn hàng ngày để vừa giúp bảo vệ sức khỏe gia đình bạn, vừa giúp món ngon thêm tròn vị nhé.

Xem thêm

>> So sánh hành lá và hành tím

>> Mẹo bảo quản hành lá được lâu hơn trong tủ lạnh

>> Ai không nên ăn hành tây?

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hành lá, hành tây, hành tím và tỏi loại nào bổ dưỡng hơn? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *