Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án An toàn giao thông lớp 3 (Cả năm) Trọn bộ giáo án lớp 3 môn An toàn giao thông ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án An toàn giao thông lớp 3 trọn bộ cả năm, mang tới đầy đủ các tiết học trong cả năm học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn An toàn giao thông lớp 3 theo đúng quy định mới nhất.

Kế hoạch bài dạy An toàn giao thông lớp 3, được biên soạn kỹ lưỡng, cẩn thận, trình bày khoa học, đúng quy định, giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm soạn giáo án lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để có thêm kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 3:

Trọn bộ giáo án lớp 3 môn An toàn giao thông

BÀI 1: GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.

I. Mục tiêu:

  • HS nhận biết được GTĐB.
  • Tên gọi các loại đường bộ, nhận biết điều kiện, đặc điểm của các loại GTĐB về mặt an toàn và chưa an toàn.
  • Phân biệt được các loại đường bộ và biết cách đi trên các con đường một cách an toàn.
  • Giáo dục HS thực hiện đúng luật GTĐB.

II. Nội dung:

  • Hệ thống GTĐB.
  • Phân biệt sự giống, khác nhau của các loại đường.

III. Chuẩn bị:

1. Thầy: tranh, ảnh các hệ thống đường bộ

2. Trò: sưu tầm tranh, ảnh về các loại đường giao thông.

IV. Hoạt động dạy và học:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

HĐ1: GT các loại đường bộ.

a. Mục tiêu: HS biết được các loại GTĐB.

Phân biệt các loại đường bộ

b. Cách tiến hành:

– Treo tranh.

– Nêu đặc điểm đường, xe cộ của từng tranh?

– Mạng lưới GTĐB gồm các loại đường nào?

– Cho HS xem tranh đường đô thị.

– Đường trong tranh khác với đường trên như thế nào?

– Thành phố Việt Trì có những loại đường nào?

*KL: Mạng lưới GTĐB gồm:

– Đường quốc lộ.

– Đường tỉnh.

– Đường huyện

– Đường xã.

2. HĐ2: Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bộ:

a. Mục tiêu: HS biết được điều kiện an toàn và chưa an toàn của các đường bộ.

Mục tiêu: Phân

b. Cách tiến hành:

– Chia nhóm.

– Giao việc:

Đường như thế nào là an toàn?

Đường như thế nào là chưa an toàn?

Tại sao đường an toàn mà vẫn xảy ra tai nạn?

2. HĐ3: Qui định đi trên đường bộ.

a. Mục tiêu: Biết được quy định khi đi trên đường.

b. Cách tiến hành:

– HS thực hành đi trên tranh ảnh.

V. Củng cố – dặn dò.

Thực hiện tốt luật GT.

– QS tranh.

– HS nêu.

– Đường quốc lộ.

– Đường tỉnh.

– Đường huyện

– Đường xã.

– HS nêu.

– HS nêu.

– HS nhắc lại.

– Cử nhóm trưởng.

– Đường có vỉa hè, có dải phân cách, có đèn tín hiệu, có đèn điện vào ban đêm, có biển báo hiệu GTĐB…

– Mặt đường không bằng phẳng, đêm không có đèn chiếu sáng, vỉa hè có nhiều vật cản che khuất tầm nhìn…

– Ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt

– Thực hành đi bộ an toàn.

Tham khảo thêm:   Trải nghiệm 5 địa điểm bắn cung tại Sài Gòn được giới trẻ săn đón

AN TOÀN GIAO THÔNG

BÀI 2: GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

I. Mục tiêu

  • HS nắm được đặc điểm của GTĐS, những quy định của GTĐS
  • HS biết được những quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ.
  • Có ý thức bảo vệ đường sắt.

II. Nội dung:

  • Đặc điểm của đường sắt.
  • Quy định về ATGT nơi đường sắt cắt ngang đường bộ.

III. Chuẩn bị:

1. Thầy: tranh ảnh đường sắt cắt ngang đường bộ. Biển báo nơi có đường sắt chạy qua.

2. Trò: sưu tầm tranh, ảnh về đường sắt.

IV. Hoạt động dạy và học:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

HĐ1: Đặc điểm của GT đường sắt.

a. Mục tiêu: HS biết được đặc điểm của giao thông đường sắt và hệ thống đường bộ Việt Nam.

Phân biệt các loại đường bộ

b. Cách tiến hành:

– Ngoài phương tiện GTĐB còn có phương tiện GT nào?

– Đường sắt có đặc điểm gì?

– Vì sao tàu hoả lại có đường riêng?

*KL: Đường sắt để dành riêng cho tàu hoả, các phương tiện GT khác không được đi trên đường sắt.

2. HĐ2: GT đường sắt Việt Nam

a. Mục tiêu: Nhận biết được đường sắt nước ta có các tuyến đi các nơi.

b. Cách tiến hành:

– Chia nhóm.

– Giao việc:

Đường sắt từ Hà Nội đi các tỉnh?

Dùng bản đồ GT 6 tuyến đường sắt.

*KL: Từ HN có 6 tuyến đường sắt đi các nơi.

2. HĐ3: Qui định đi trên đường sắt.

a. Mục tiêu: Nắm được quy định khi đi trên đường sắt.

b. Cách tiến hành:

– Chia nhóm.

– Giao việc:

QS hai biển báo: 210,211 nêu:

Đặc điểm 2 biển báo, ND của 2 biển báo?

Em thấy 2 biển báo đó có ở đoạn đường nào? Gặp biển báo này em phải làm gì?

*KL: Khi đi trên đường sắt cắt ngang đường bộ chúng ta phải tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu và của người chỉ dẫn.

HĐ4: Thực hành.

a. Mục tiêu: Củng cố kỹ năng đi bộ khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang.

b. Cách tiến hành:

Cho HS ra sân.

V. Củng cố – dặn dò.

Hệ thống kiến thức.

Thực hiện tốt luật GT.

– Đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ.

– HS nêu.

– HS nêu.

– HS nêu.

– HS chỉ

– Cử nhóm trưởng.

– HS thảo luận.

– Đại diện báo cáo kết quả.

Biển 210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn.

Biển 211: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn.

– Thực hành trên tranh ảnh.

Tham khảo thêm:   Khoa học lớp 5 Bài 33-34: Ôn tập và kiểm tra học kì I Giải bài tập Khoa học lớp 5 trang 68

BÀI 3: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

I. Mục tiêu:

  • HS nhận biết được đặc điểm, ND của biển báo: 204, 210, 423(a,b), 434, 443, 424.
  • Vận dụng hiểu biết về biển báo khi tham gia GT.
  • GD ý thức khi tham gia GT.

II. Nội dung:

  • Ôn biển báo đã học ở lớp 2.
  • Học biển báo mới:
  • Biển báo nguy hiểm: 203, 210, 211.
  • Biển báo chỉ dẫn: 423(a,b), 424, 434, 443.

III. Chuẩn bị:

1- Thầy: Biển báo.

2- Trò: Ôn biển báo đã học.

IV. Hoạt động dạy và học:

Hoạt động của thầy.

Hoạt động của trò.

HĐ1: Ôn biển báo đã học:

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Cách tiến hành:

– Nêu các biển báo đã học?

– Nêu đặc đIểm, ND của từng biển báo?

2. HĐ2: Học biển báo mới:

a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm, ND của biển báo:

Biển báo nguy hiểm: 204, 210, 211.

Biển báo chỉ dẫn: 423(a,b), 424, 434, 443.

b. Cách tiến hành:

– Chia nhóm.

– Giao việc:

Treo biển báo.

Nêu đặc điểm, ND của từng biển báo?

– Biển nào có đặc đIểm giống nhau?

– Thuộc nhóm biển báo nào?

– Đặc điểm chung của nhóm biển báo đó?

*KL: Nhóm biển báo nguy hiểm:

Hình tam giác, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ biểu thị ND màu đen.

– Nhóm biển báo chỉ dẫn: Hình vuông, nền màu xanh, hình vẽ biểu thị ND màu đen.

HĐ3: Trò chơi biển báo

a. Mục tiêu: Củng cố các biển báo đã học.

b. Cách tiến hành:

– Chia nhóm.Phát biển báo cho từng nhóm.

– Giao việc:

Gắn biển báo vào đúng vị trí nhóm (trên bảng)

V. Củng cố – dặn dò.

Hệ thống kiến thức.

Thực hiện tốt luật GT.

– HS nêu.

– Cử nhóm trưởng.

– HS thảo luận.

– Đại diện báo cáo kết quả.

Biển 204: Đường 2 chiều..

Biển 210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn.

Biển 211: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn.

Biển 423a,b: đường người đi bộ sang ngang

Biển 434: Bến xe buýt.

Biển 443: Có chợ

– 204,210, 211

– 423(a,b),424,434,443.

Biển báo nguy hiểm: 204,210, 211.

Biển báo chỉ dẫn: 423(a,b), 424, 434, 443.

– Nhóm biển báo nguy hiểm:

Hình tam giác, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ biểu thị ND màu đen.

– Nhóm biển báo chỉ dẫn: Hình vuông, nền màu xanh, hình vẽ biểu thị ND màu đen.

– HS chơi trò chơi.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 1 môn Âm nhạc 7 năm 2023 - 2024 Ôn tập học kì 1 Âm nhạc 7

………..

Tải file tài liệu để xem trọn bộ giáo án

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án An toàn giao thông lớp 3 (Cả năm) Trọn bộ giáo án lớp 3 môn An toàn giao thông của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *