Bạn đang xem bài viết Gợi ý 9 món ăn vặt thích hợp với bệnh nhân tiểu đường tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Dù phải kiểm soát lượng đường trong máu nhưng người bị tiểu đường cũng sẽ không thể nhịn được nếu cảm thấy đói hay thèm đồ ăn vặt. Có những món ăn vặt thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường đấy, cùng tìm hiểu xem nhé.

Trái cây ít đường

Trái cây ít đườngTrái cây ít đường

Theo trang sức khỏe CuraLife, người bị bệnh tiểu đường nên ăn các loại trái cây ít đường vì chỉ số đường huyết (GI – hệ thống đánh giá lượng carbohydrate và tốc độ làm tăng đường huyết) trong các loại trái cây này rất thấp.

Nên để đảm bảo lượng đường huyết trong cơ thể luôn ổn định, người bị tiểu đường nên ăn những loại trái cây ít đường như dâu tây, cam, táo, bơ,…

  • Dây tây là loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, ít carbohydrate nhưng có nhiều vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa, rất thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Cam giúp kiểm soát lượng đường trong máu với đặc tính nhiều nước, vitamin C, vitamin B1, giàu chất xơ và ít đường.
  • Táo giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và làm giảm 35% nhu cầu insulin ở bệnh nhân tiểu đường.
  • là loại trái cây có chứa các chất béo và kali lành mạnh tốt cho sức khỏe, bơ còn giúp cân bằng lượng đường huyết và giảm cholesterol xấu trong cơ thể đối với người bị tiểu đường.
Tham khảo thêm:   Hóa học 9 Bài 37: Etilen Giải Hoá học lớp 9 trang 119

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn các loại trái cây có chỉ số GI thấpBệnh nhân tiểu đường nên ăn các loại trái cây có chỉ số GI thấp

Bên cạnh đó, Tiến sĩ Sarah Brewer – bác sĩ chuyên về bệnh tiểu đường của Anh cũng khuyên rằng các bệnh nhân tiểu đường nên ăn uống lành mạnh, kết hợp các loại rau xanh, trái cây có ít chất xơ, chỉ số đường huyết thấp để kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

CuraLife cũng khuyên rằng, người bị bệnh tiểu đường nên tránh ăn những loại nhiều đường như sầu riêng, dứa, xoài, chuối, vải thiều,… chúng có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao vì chúng giải phóng đường vào máu rất nhanh.

Sữa chua không đường

Sữa chua không đườngSữa chua không đường

Theo hellobacsi tham vấn y khoa bác sĩ Nguyễn Thường Hanh – Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh, trong sữa chua có chứa một lượng lớn vitamin và vi sinh hỗ trợ hệ tiêu hóa và đường ruột, bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn sữa chua không đường để ổn định lượng đường trong máu.

Bạn có thể ăn một hộp sữa chua không đường cùng với một chút trái cây vào những lúc đói mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Salad

SaladSalad

Với lượng chất xơ dồi dào có trong salad, bạn có thể ăn trong cả bữa chính hay bữa phụ nếu thấy đói. Tuy nhiên, những người bị tiểu đường nên hạn chế bỏ nhiều gia vị vào salad mà chỉ nên trộn salad với một ít muối, giấm hay tiêu thôi nhé.

Tham khảo thêm:   Cách kiểm tra dung lượng 3G/4G còn lại của các nhà mạng

Bánh mì lúa mạch đen nướng với quả bơ

Bánh mì lúa mạch đen nướng với quả bơBánh mì lúa mạch đen nướng với quả bơ

Trong bánh mì lúa mạch đen có lượng chất xơ cao gấp nhiều lần so với bánh mì trắng và ít calo hơn hẳn, kết hợp với bơ có hàm lượng carbohydrate thấp và chất béo lành mạnh giúp tăng độ nhạy insulin, bạn hoàn toàn có thể ăn món ăn vặt này mà không lo bị tăng đường huyết.

Hạt chia

Hạt chiaHạt chia

Là một trong những loại hạt chứa nhiều chất xơ nhất và cũng rất ít tinh bột đường tiêu hóa, hạt chia sẽ giúp nồng độ đường trong máu được hạ thấp nhờ vào lượng chất xơ hòa tan bên trong bằng cách làm giảm tỷ lệ hấp thụ thức ăn vào ruột và được tiêu hóa.

Để sử dụng hạt chia hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bạn có thể pha hạt chia với nước lọc hoặc nước ép trái cây theo tỉ lệ 1:9 để làm bữa phụ, ngoài ra bạn cũng có thể ngâm hạt chia với nước ấm khoảng 5 phút rồi thêm vào các món cháo, súp hay canh để sử dụng hằng ngày nhưng hãy lưu ý không được sử dụng lượng hạt chia vượt mức 15gr/ngày nhé.

Hạt óc chó

Hạt óc chóHạt óc chó

Không chỉ có hương vị béo ngậy và dễ ăn, hạt óc chó còn hỗ trợ cơ thể của người bị tiểu đường trong việc sản xuất insulin, đồng thời là nguồn bổ sung omega 3 và nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Unit 6: Looking Back Soạn Anh 7 trang 68 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Trứng luộc

Trứng luộcTrứng luộc

Theo báo Sức khỏe và đời sống, trong trứng có chứa lượng đạm cao giúp lượng đường trong máu luôn giữ ở mức ổn định, đồng thời có khả năng thúc đẩy sự sung mãn giúp kiểm soát tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, trứng luộc là một món ăn nhẹ khá lành mạnh cho những người bị tiểu đường.

Ngũ cốc cho người tiểu đường

Ngũ cốc cho người tiểu đườngNgũ cốc cho người tiểu đường

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ngũ cốc dành riêng cho các bệnh nhân tiểu đường, ví dụ như lúa mạch đen, diêm mạch, hạt kê, kiều mạch, yến mạch, gạo lứt,… rất giàu chất xơ và dinh dưỡng.

Ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt này sẽ giúp người bị tiểu đường có cảm giác no lâu, làm chậm quá trình tiêu hóa từ đó tránh được tình trạng tăng đường huyết một cách đột ngột.

Bánh quy làm từ ngũ cốc nguyên hạt

Bánh quy làm từ ngũ cốc nguyên hạtBánh quy làm từ ngũ cốc nguyên hạt

Theo báo Sức khỏe và đời sống, các loại bánh quy được làm từ ngũ cốc nguyên hạt được cắt giảm đường, tinh bột và tăng cường lượng chất xơ, vì vậy ăn loại bánh quy này sẽ giúp ổn định đường huyết trong cơ thể đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Với những món ăn vặt mà Wikihoc.com vừa chia sẻ, chúc bạn lựa chọn được loại đồ ăn yêu thích để ăn vặt mà không lo bị tăng đường huyết đột ngột nữa nhé.

Nguồn: hellobacsi, Sức khỏe và đời sống

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Gợi ý 9 món ăn vặt thích hợp với bệnh nhân tiểu đường tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *