Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án An toàn giao thông lớp 5 (Cả năm) Giáo án lớp 5 môn An toàn giao thông ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án An toàn giao thông lớp 5 trọn bộ cả năm, mang tới đầy đủ các tiết học trong cả năm học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn An toàn giao thông lớp 5 theo đúng quy định mới nhất.

Kế hoạch bài dạy An toàn giao thông lớp 5, được biên soạn kỹ lưỡng, cẩn thận, trình bày khoa học, đúng quy định, giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm soạn giáo án lớp 5 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để có thêm kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 5:

Trọn bộ giáo án môn An toàn giao thông lớp 5

Chủ đề 1
HỆ THỐNG BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS biết tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông và giải thích nội dung 42 biển báo hiệu giao thông, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn đã học.

2. Kĩ năng.

  • Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông (GT).
  • Mô tả được các biển báo đó bằng lời nói hoặc bàng hình vẽ. Để nói cho những người khác biết về nội dung của các biển báo hiệu GT.

3. Thái độ:

  • Có ý thức tuân theo những hiệu lệnh, biển báo hiệu, báo nguy hiểm, báo cấm khi đi đường.
  • Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, thực hiện luật GTĐB.

II. Đồ dùng dạy học.

  • Phiếu học tập.
  • Các biển báo, tranh ảnh minh họa của tài liệu GD ATGT.

III. Lên lớp

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1 – Bài cũ

2 – Bài mới

. Giới thiệu

Hoạt động 1: Trò chơi phóng viên.

– 1 HS làm phóng viên nêu câu hỏi cho các bạn trong lớp trả lời.

– Ở gần nhà bạn có loại biển báo gì?

– Những biển báo đó được đặt ở đâu?

– Những người ở đó có biết nội dung các biển báo đó không?

– Họ có thấy các biển báo đó có ích lợi gì không?

– Bạn biết gì về đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn khi tham gia GT?

.Hoạt động 2. Ôn lại các biển báo đã học:

– Cho học sinh nhắc lại các biển báo đã học, mô tả hình dạng, màu sắc.

– Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn.

GV kết luận.

Hoạt động 3: Nhận biết các biển báo hiệu

– Cho HS quan sát các loại biển báo.

– Xác định, phân loại, mô tả hình, màu sắc của các biển báo đó.

– Biển báo cấm.

– Biển báo nguy hiểm.

– Biển báo chỉ dẫn.

GV kết luận

Hoạt động 4: Nhận biết các hành vi đúng, những việc không nên làm để bảo vệ các biển báo, đèn tín hiệu, cọc tiêu, rào chắn cố định cho an toàn giao thông đường bộ.

GV kết luận

GHI NHỚ: Trang 11 tài liệu GD ATGT

Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ

3. Củng cố:

– Cho HS thực hành phần bài tập trang 12 (tài liệu GD ATGT)

– GV kết luận.

4. Dặn dò: chuẩn bị bài Chủ đề 2: Đi xe đạp an toàn.

Cho hs xem các biển báo đã học, nói nội dung của biển báo

2 HS trả lời.

. Thảo luận nhóm.

. Phát biểu trước lớp.

. HS tham gia trả lời phỏng vấn.

. Lớp nhận xét bổ sung thêm cho đầy đủ

. Học sinh thảo luận và tìm đúng loại biển báo

. Nhóm nào xong trước được biểu dương.

. Trình bày trước lớp.

. Lớp nhận xét, bổ sung.

. Thảo luận nhóm 4 .

. Tìm và phân loại biển báo, mô tả….

. Phát biểu trước lớp.

. Lớp góp ý, bổ sung.

. HS quan sát tranh tham gia phát biểu.

. Lớp nhận xét bổ sung.

. 1 HS đọc.

. Lớp theo dõi.

. HS đọc và nêu kết quả. Nêu cách xử lý các tình huống hoặc ý kiến của bản thân.

. Lớp nhận xét, bổ sung.

Tham khảo thêm:   Học phí Đại học VinUni Đại học VinUni

Chủ đề 2
ĐI XE ĐẠP AN TOÀN

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS biết những qui định đối với người đi xe đạp trên đường phố theo luật GTĐB.

2. Kĩ năng

  • HS thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn khi chuyển hướng, vượt xe, tránh xe an toàn.
  • Phán đoán, nhận thức và xử lí các tình huống nguy hiểm khi đi xe đạp có thể xảy ra.

3. Thái độ: Có ý thức điều khiển xe đạp an toàn.

II. Đồ dùng dạy học.

  • Phiếu học tập.

III. Lên lớp

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1- Bài cũ

– Lớp nhận xét.

– GV nhận xét đánh giá chung

2- Bài mới

. Giới thiệu

Hoạt động 1: Quan sát tranh và nêu các hành vi đi xe đạp an toàn và không an toàn

GV nêu các tình huống ở từng tranh, yêu cầu HS trả lời hoặc phải nêu cách xử lí đúng, an toàn.

– Đi xe đạp điện người đi xe đạp phải làm gì?…

– Các bạn HS đi xe đạp như thế có gì đúng hoặc không đúng.

– Nội dung tranh 3 miêu tả cảnh gì?

– Một số tình huống (xem tài liệu trang 13)

– GV kết luận.

Hoạt động 2:

Cho học sinh nêu một số kĩ năng thực hành khi đi xe đạp.

– Cho HS nêu kĩ năng chuyển hướng khi đi xe đạp trên đường.

– Cho HS nêu kĩ năng vượt xe khác khi đi xe đạp trên đường.

– GV kết luận.

Hoạt động 3: Kĩ năng lái xe đạp an toàn.

– GV cho HS quan sát lần lượt từng ảnh 1, 2, 3 trong tài liệu (trang 14) để thảo luận và nêu cách xử lí an toàn.

– GV nhận xét, kết luận.

– GV khen nhóm nào có cách xử lí tốt, an toàn.

GHI NHỚ: Trang 15 tài liệu GD ATGT

Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ

3- Củng cố:

– Cho HS thực hành phần bài tập trang 16 (tài liệu GD ATGT)

– GV kết luận.

4- Dặn dò: Chuẩn bị chủ đề 3: Ngồi sau xe đạp, xe máy an toàn… .

. Cho hs xem các biển báo đã học, nói nội dung của biển báo

2 HS trả lời – Lớp bổ sung.

. Thảo luận nhóm.

. Phát biểu trước lớp.

. Quan sát ảnh 1 và nêu.

. Quan sát ảnh 2 và nêu ý kiến của mình.

. Quan sát ảnh 3 và nêu.

. ………………………………….

. HS nêu.

. Lớp theo dõi và nhận xét.

. HS nêu.

. Lớp góp ý, bổ sung.

. Thảo luận theo nhóm 4.

. Các nhóm lần lượt trình bày ý kiến.

. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

. 1 HS đọc.

. Lớp theo dõi.

. HS đọc và nêu kết quả. Nêu cách xử lý các tình huống hoặc ý kiến của bản thân.

. Lớp nhận xét, bổ sung.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 10 Unit 5: Project Soạn Anh 10 trang 61 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Chủ đề 3
NGỒI SAU XE ĐẠP, XE MÁY AN TOÀN

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

  • HS biết được những tư thế an toàn và chưa an toàn khi ngồi sau xe đạp hoặc sau xe máy.

2. Kĩ năng.

  • Biết cách phòng tránh tai nạn có thể xảy ra khi ngồi sau xe đạp, xe máy.

3. Thái độ

  • Có ý thức thực hiện những qui định của luật GTĐB, có hành vi an toàn khi đi đường.
  • Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, thực hiện luật GTĐB.

II. Đồ dùng dạy học.

  • Phiếu học tập.
  • Sa bàn.

III. Lên lớp

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1- Bài cũ

2- Bài mới

– Giới thiệu

Hoạt động 1: Tìm hiểu ngồi sau xe đạp thế nào là an toàn.

– Cho HS quan sát tranh và thảo luận.

– GV kết luận

Hoạt động 2: Ngồi sau xe đạp điện như thế nào là an toàn.

– Cho hs quan sát tranh minh họa 1, 2, 3, 4, (trang 18) để trình bày ý kiến.

– Nội dung tham khảo tài liệu.

– GV kết luận.

Hoạt động 3: Nhận xét các biểu hiện đúng – sai khi ngồi sau xe máy.

– Cho hs quan sát tranh minh họa 1, 2, 3, 4, (trang 18, 19) để trình bày ý kiến.

– Nội dung tham khảo tài liệu.

– GV kết luận.

GHI NHỚ: Trang 20 tài liệu GD ATGT

Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ

3- Củng cố:

– Cho HS thực hành phần bài tập trang 20 (tài liệu GD ATGT)

– GV kết luận.

4- Dặn dò: Chuẩn bị chủ đề 4: Đi qua cầu đường bộ an toàn… .

. Làm thế nào để đi xe đạp an toàn?

. 2 HS trả lời – Lớp nhận xét.

. Thảo luận nhóm. Nêu những hành vi nguy hiểm có thể xảy ra của các bạn đi xe đạp trong tranh.

. Phát biểu trước lớp.

. Lớp nhận xét.

. Học sinh thực hiện yêu cầu của GV trình bày ý kiến của mình trước lớp.

. Lớp nhận xét, bổ sung.

. Học sinh thực hiện yêu cầu của GV trình bày ý kiến của mình trước lớp.

. Lớp nhận xét, bổ sung.

. Lớp góp ý, bổ sung.

. 1 HS đọc.

. Lớp theo dõi.

. HS đọc và nêu kết quả. Nêu cách xử lý các tình huống hoặc ý kiến của bản thân.

. Lớp nhận xét, bổ sung.

Tham khảo thêm:  

….

>> Tải file để tham khảo Trọn bộ giáo án môn An toàn giao thông lớp 5

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án An toàn giao thông lớp 5 (Cả năm) Giáo án lớp 5 môn An toàn giao thông của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *