Bạn đang xem bài viết ✅ Giải Toán 9 Bài 4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn Giải SGK Toán 9 Hình học Tập 1 (trang 109, 110) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Toán 9 Tập 1 trang 109, 110 để xem gợi ý giải các bài tập của Bài 4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn thuộc chương 2 Hình học 9.

Tài liệu được biên soạn với nội dung bám sát chương trình sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 trang 109, 110. Qua đó, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn Chương 2 trong sách giáo khoa Toán 9 Tập 1. Chúc các bạn học tốt.

Lý thuyết Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

1. Bảng tóm tắt

Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn Số điểm chung Hệ thức giữa d và R

Đường thẳng và đường tròn cắt nhau

Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau

Đường thẳng và đường tròn không giao nhau

2

1

0

d < R

d = R

d > R

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn thi học kì 1 môn Toán lớp 3 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Ôn tập học kì 1 lớp 3 môn Toán sách KNTT, CTST, Cánh diều

Trong đó, d là khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng.

2. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến

Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn.

3. Tính chất của tiếp tuyến

Nếu một đường thẳng là một tiếp tuyến của đường tròn thì nó vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm.

4. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau.

Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì:

– Điểm đó cách đều hai tiếp điểm.

– Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến.

– Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua các tiếp điểm.

5. Đường tròn nội tiếp tam giác

– Đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của một tam giác gọi là đường tròn nội tiếp tam giác, còn tam giác gọi là ngoại tiếp đường tròn.

– Tâm đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm các đường phân giác các góc trong của tam giác.

6. Đường tròn bàng tiếp tam giác

– Đường tròn tiếp xúc với một cạnh của tam giác và tiếp xúc với các phần kéo dài của hai cạnh kia gọi là đường tròn bàng tiếp tam giác.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 12 Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 6 môn Tiếng Anh (Có đáp án)

– Tâm đường tròn bàng tiếp góc A là giao điểm của hai đường phân giác các góc ngoài tại B và C.

Giải bài tập toán 9 trang 104 tập 1

Bài 17 (trang 109 SGK Toán 9 Tập 1)

Điền vào các chỗ trống (…) trong bảng sau (R là bán kính của đường tròn, d là khoảng cách từ tâm đến đường thẳng):

R d Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
5cm 3cm
6cm Tiếp xúc nhau…
4cm 7cm

Gợi ý đáp án

Từ hệ thức giữa d và R ta có bảng:

R d Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
5cm 3cm Cắt nhau (d < R)
6cm 6cm Tiếp xúc nhau (d = R)
4cm 7cm Không giao nhau (d > R)

Bài 18 (trang 110 SGK Toán 9 Tập 1)

Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm A(3; 4). Hãy xác định vị trí tương đối của đường tròn (A; 3) và các trục tọa độ.

Kẻ AH ⊥ Ox, AK ⊥ Oy.

Vì AH = 4 > R = 3 nên đường tròn tâm (A) và trục hoành không giao nhau.

Vì AK = 3 = R nên đường tròn (A) và trục tung tiếp xúc nhau.

Bài 19 (trang 110 SGK Toán 9 Tập 1)

Cho đường thẳng xy. Tâm của các đường tròn có bán kính 1cm và tiếp xúc với đường thẳng xy nằm trên đường nào?

Gợi ý đáp án

Theo bài ra ta vẽ hình như sau:

Gọi O là tâm của một đường tròn bất kì có bán kính bằng 1cm và tiếp xúc với đường thẳng xy.

Tham khảo thêm:  

Ta có: R = 1, và đường tròn tiếp xúc với đường thẳng xy nên ta có: d = R, suy ra d = 1.

=> Tâm O cách đường thẳng xy một khoảng cố định 1cm nên nằm trên các đường thẳng (a) và (b) song song với xy và cách xy một khoảng là 1cm.

Bài 20 (trang 110 SGK Toán 9 Tập 1)

Cho đường tròn tâm O bán kính 6cm và một điểm A cách O là 10cm. Kẻ tiếp tuyến AB với đường tròn (B là tiếp điểm). Tính độ dài AB.

Gợi ý đáp án

Theo bài ra ta vẽ hình như sau:

Xét đường tròn (O) có B là tiếp điểm nên OB=R=6cm.

Xét đường tròn (O) có AB là tiếp tuyến tại B nên AB bot OB tại B.

Xét Delta{ABO}vuông tại B, áp dụng định lý Pytago, ta có:

OA^2=OB^2+AB^2 Leftrightarrow AB^2=AO^2-OB^2

Leftrightarrow AB^2=10^2-6^2=100-36=64

Leftrightarrow AB=sqrt{64}=8(cm)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giải Toán 9 Bài 4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn Giải SGK Toán 9 Hình học Tập 1 (trang 109, 110) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *