Bạn đang xem bài viết Cây phi lao cảnh: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cây Phi Lao hay Phi Lao cảnh đều là loại cây thích hợp dùng để trang trí đường phố, khu dân cư hay trong nhà ở,… bởi cây hình dáng cây đẹp và mang ý nghĩa phong thủy rất tích cực. Cùng Wikihoc.com tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây Phi Lao cảnh qua bài viết dưới đây.

Cây phi lao cảnh là cây gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa cây lao cảnh

Tìm hiểu chung về cây phi lao cảnhTìm hiểu chung về cây phi lao cảnh

Cây Phi Lao cảnh còn được gọi là cây Dương Phi Lao, cây Tùng Dương, cây Dương Liễu,… thuộc về bộ Fagales và có tên khoa học là Casuarinaceae. Trong nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng cây này có nguồn gốc từ quốc gia của những chú chuột túi và những hòn đảo thuộc phía Tây Thái Bình Dương.

Tại Việt Nam cây Phi Lao từ những năm 1986, hiện loại cây này được trồng phổ biến ở các tỉnh thành trên cả nước chủ yếu tại các vùng duyên hải miền Trung.

Theo Giáo sư Lâm Công Định, ở Việt Nam phi lao có 2 chủng: Phi lao trắng và phi lao tía. Phi lao trắng có gỗ màu trắng, thớ thẳng, gỗ mềm nhẹ, không bền. Phi lao tía có gỗ màu hồng, gỗ nặng và bền hơn phi lao trắng.

Ý nghĩa phong thủy cây phi lao cảnh

Trong phong thủy, cây Phi Lao rất phù hợp với người mệnh Mộc, cây được xem là một nạp âm của mệnh Mộc – Dương Liễu Mộc. Với vẻ ngoài yếu đuối, nhẹ nhàng nhưng những người mang nạp âm này lại rất nhạy bén với thực tế, tình cảm đa đoan phức tạp.

Tham khảo thêm:  

Đặc điểm, phân loại cây phi lao cảnh

Đặc điểm, phân loại cây lao cảnhĐặc điểm, phân loại cây lao cảnh

Đặc điểm hình thái của cây Phi Lao

Cây Phi Lao là loại cây gỗ với chiều cao trung bình từ 15 đến 25m, trên thân và vỏ cây màu nâu nhạt nhưng phần thịt bên trong lại có màu nâu hồng. Vỏ cây khi pháy triển đến một giai đoạn nhất định thường bong ra thành từng mảng lớn.

Cành Phi Lao phân thành đốt, màu xanh lá, cây có lá đốt, nhỏ như lá kim có xu hướng tiêu giảm thành những vảy nhỏ dài chỉ từ 1-2mm, mọc xung quanh đốt của cảnh. Đặc biệt, cành sẽ thay lá quang hợp cho cây.

Cây có hoa đơn tính, mọc cùng với gốc có cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. Hoa đực khi ra hoa có màu vàng nâu mọc thành cụm vòng, tập trung ở đầu cành tạo cảm giác toàn cây như bị khô cháy. Hoa cái khi nở hoa có màu đỏ, tua tủa mọc thành cụm ở giữa ôm sát thân cành khoe sắc đỏ bắt mắt.

Quả thuộc dạng quả kép, khi chín vỏ tự hóa gỗ giải phóng các hạt ra ngoài, có khả năng tái sinh thành những cây con mạnh khỏe.

Đặc điểm sinh thái của cây Phi Lao

Cây có khả năng chịu được mặn, khô và gió cùng tốc độ sinh trưởng nhanh nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau.

Cây thích nghi tốt tại những khu vưc đồi cát ven biển, đồng bằng, vùng sinh thái nội địa, thậm chí ở vùng đồi núi cao. Nên được trồng làm rừng phòng hộ giúp ngăn chặn bão lũ, chắn gió cho các cánh đồng lúa nước ở khu vực miền Trung.

Tại nơi đất có độ pH 5,5, đất cát nghèo, đất dốc tụ có tầng dày, thành phần cơ giới nhẹ,cây vẫn có thể sinh trưởng. Ngược lại, tại nơi đất có độ pH 4-4,5, đất quá khô xấu, đất đồi tầng mỏng, đất có thành phần cơ giới nặng, bí chặt, lẫn nhiều đá, thì cây sinh trưởng kém hơn, có thể biến dạng thành cây bụi thấp, cành lòa xòa trên mặt đất hoặc bị chết dần.

Tham khảo thêm:   Bài văn mẫu Lớp 8: Bài viết số 7 (Đề 1 đến Đề 3) Tuyển tập 50 bài văn mẫu lớp 8 hay nhất

Tác dụng của cây Phi Lao

Tác dụng của cây Phi LaoTác dụng của cây Phi Lao

Lợi ích của cây phi lao trong cuộc sống

Trong tự nhiên, cây Phi Lao được trồng tại các bìa rừng để bảo vệ thiên nhiên và con người, cây giúp chắn gió ngăn bão cát, bão biển cho đồng ruộng, nhà cửa tại các khu vực đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải miền Trung.

Ngoài ra, trong đông Y cây Phi Lao còn có công dụng làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Trong đó, rễ cây dùng để chữa các bệnh ỉa chảy, đi lỵ. Vỏ cây có tác dụng làm toát mồ hôi và lợi niệu. Lá có tác dụng kháng sinh.

Bên cạnh đó chất tannin trong vỏ còn dùng để nhuộm lưới đánh cá, thân gỗ Phi Lao nặng, cứng thích hợp dùng trong xây dựng, trụ mỏ, đóng đồ gỗ,…

Cuối cùng, Phi Lao cảnh còn được trồng trong chậu làm bonsai dùng trang trí nhà cửa hoặc Phi Lao công trình còn được trồng làm đẹp cảnh quan đô thị.

Cách trồng và chăm sóc cây Phi Lao cảnh

Cách trồng và chăm sóc cây Phi Lao cảnhCách trồng và chăm sóc cây Phi Lao cảnh

Cách trồng cây phi lao cảnh tại nhà

Cây Phi Lao cảnh có thể nhân giống bằng các phương pháp như chiết và giâm cành, nhân giống Phi Lao từ hạt. Bạn chỉ cần lấy một nhánh cây hoặc ủ hạt giống rồi gieo xuống nơi đất ẩm, kết hợp với bón phân kèm phun thuốc để kích thích cây sinh trưởng tốt.

Cách chăm sóc cây phi lao cảnh

  • Đất trồng: Phi Lao trong tự nhiên không kén đất trồng, nhưng khi trồng trong chậu, bạn nên lựa chọn đất trồng tốt và bón phân hợp lý để cây sinh trưởng tốt. 2-3 lần/năm xới đất, làm cỏ, vun gốc
  • Ánh sáng: Cây Phi lao ưa nắng và gió, sinh trưởng mạnh ở nơi có ánh sáng mặt trời.
  • Nước: Cây Phi Lao rất ưa nước, chúng sẽ phát triển mạnh nếu đủ nước, tuy nhiên chỉ bổ sung nước 2 ngày/lần tránh tưới quá nhiều khiến ngập úng, thối rễ.
  • Phân bón: Rễ của Phi Lao cộng sinh với các vi khuẩn thuộc chi Frankia nên không cần bón đạm và lân cho chúng. Tiến hành bón thúc 0,5kg phân rong biển và 50g phân vi sinh 1 năm/lần cho 1 gốc.
  • Cắt tỉa lá: Cần bắt sâu đục thân và làm sạch các lá kim mọc thừa và ngắt các lá phát triển quá dài để duy trì vẻ đẹp của tán lá.
Tham khảo thêm:  

5 hình ảnh đẹp về cây lao cảnh

Cây phi lao cảnh (bonsai) có thể mang đến không gian xanh mát, thu hút.Cây Phi Lao cảnh (bonsai) có thể mang đến không gian xanh mát, thu hút.

Mẫu cây phi lao bonsai mini

Mẫu cây phi lao bonsai miniMẫu cây Phi Lao bonsai mini

Cây Phi Lao cảnh nhỏ trồng trong nhà

Mẫu cây Phi Lao cảnh nhỏ thích hợp cho không gian trong nhàMẫu cây Phi Lao cảnh nhỏ thích hợp cho không gian trong nhà

Cây Phi Lao bonsai cổ thụ

Cây Phi Lao bonsai cổ thụCây Phi Lao bonsai cổ thụ

Cây Phi Lao cảnh nhiều năm tuổi

Cây Phi Lao cảnh nhiều năm tuổiCây Phi Lao cảnh nhiều năm tuổi

Giá cây Phi Lao bao nhiêu?

Giá cây Phi Lao bao nhiêu?Giá cây Phi Lao bao nhiêu?

Bạn có thể mua những bầu cây giống được ươm sẵn với giá khá rẻ khoảng từ 3.000 – 10.000đ/cây con. Giá có thể thay đổi tùy theo số lượng. Đối với cây Phi Lao cảnh giá sẽ dao động trong khoảng từ triệu cho tới vài chục triệu đồng.

Hi vọng, những thông tin liên quan tới cây phi lao mà Wikihoc.com chia sẻ trong bài sẽ giúp bạn trồng và chăm sóc được cây phi lao cảnh đẹp.

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây phi lao cảnh: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *