Bạn đang xem bài viết ✅ GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm Giáo dục công dân lớp 6 trang 35 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi Khởi động, Khám phá, Luyện tập và Vận dụng trong SGK Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 35, 36, 37, 38, 39, 40.

Qua đó, giúp các em biết cách nhận xét, đánh giá việc thực hiện tiết kiệm của bản thân và gia đình. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Giáo dục công dân 6 Bài 8 cho học sinh của mình theo sách mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

I. Khởi động GDCD 6 bài 8

❓Em hãy cùng các bạn nghe/hát bài hát “Đội em làm kế hoạch nhỏ” (sáng tác: Phong Nhã)

Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa hoạt động “làm kế hoạch nhỏ” của các bạn thiếu niên trong bài hát.

Trả lời:

Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa hoạt động “làm kế hoạch nhỏ” của các bạn thiếu niên trong bài hát: Các bạn đang làm một việc hết sức có ý nghĩa, biết sử dụng giấy để làm việc có ích, chai lọ để tạo thành đồ dùng mới, giảm ô nhiễm môi trường, tránh được lãng phí.

II. Khám phá GDCD 6 bài 8

Khám phá 1

❓Em hãy đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:

Mấy hôm nay, em Trang bị bệnh khiến cả nhà ai cũng lo lắng. Bố đi làm xa, mẹ bối rối vì thiếu tiền chữa bệnh cho em, Hải mở tủ lấy ra một chiếc hộp nhỏ đưa cho mẹ và nói:

– Mẹ cầm lấy tiền mà thuốc cho em ạ!

Mẹ ngạc nhiên hỏi:

– Tiền ở đâu mà con có vậy?

Hải nhỏ nhẹ nói:

– Tiền con bán giấy vụn, chai lọ, tiền mừng tuổi,..con đều cất vào hộp để mua xe đạp nhưng chữa bệnh cho em cần thiết hơn ạ!

Mẹ mỉm cười khen Hải:

– Mẹ cảm ơn con, con ngoan quá, còn nhỏ đã biết tiết kiệm, thương bố mẹ, thương em.

a) Em có suy nghĩ như thế nào về hành động của bạn Hải?

b) Em hiểu thế nào là tiết kiệm?

Trả lời:

a) Em có suy nghĩ về hành động của bạn Hải: Bạn biết sử dụng giấy, chai lọ,… để bán lấy tiền tiết kiệm vừa giảm ô nhiễm môi trường, tránh được lãng phí. Lại là người biết yêu thương gia đình.

b) Em hiểu tiết kiệm là: Biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải, vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

❓Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi: (Trang 36)

a. Em hãy chỉ ra những biểu hiện của tiết kiệm và chưa tiết kiệm trong các bức tranh trên.

b. Em hãy kể thêm những biểu hiện của tiết kiệm và lãng phí.

Trả lời:

a. Những biểu hiện tiết kiệm và chưa biết tiết kiệm trong bức tranh trên:

– Biểu hiện của tiết kiệm: Hình 1, hình 2, hình 5 và hình 6.

– Chưa tiết kiệm: Hình 3, hình 4.

b. Những biểu hiện tiết kiệm và lãng phí:

– Những biểu hiện tiết kiệm: Tiết kiệm giấy bằng cách viết hết quyển vở; không bỏ sách cũ mà để tặng các bạn nghèo; sử dụng nước tiết kiệm; không mua quá nhiều ăn vặt; dùng tiền mua đồ không dùng đến; quần áo phù hợp với khả năng; tái chế chai lọ;…

– Những biểu hiện lãng phí: Để vòi nước tự chảy không khóa vòi khi không sử dụng; vòi nước rò rỉ; không tắt điện khi ra khỏi phòng; để giấy thừa quá nhiều trong vở ghi; đổ đồ ăn thừa đi; sử dụng điện thoại quá nhiều làm tốn thời gian,…

Khám phá 2

❓Em hãy nghiên cứu các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

1. Anh Hòa là chủ cửa hàng tạp hóa, có thu nhập khá cao nhưng kiếm tiền được bao nhiêu anh đều tiêu hết. Gần đây, công việc kinh doanh của anh không thuận lợi, anh lại lâm bệnh phải nằm viện. Cuộc sống của anh trở nên vô cùng khó khăn vì không đủ tiền để thanh toán viện phí và trang trải các khoản chi tiêu cần thiết.

a. Em có nhận xét gì về cách chi tiêu của anh Hòa?

b. Cách chi tiêu đó đã dẫn đến hậu quả gì?

2. Quang được mọi người yêu mến vì không chỉ học giỏi mà còn tham gia tích cực các hoạt động của trường, lớp. Bạn chia sẻ: “Mình luôn tiết kiệm thời gian, sắp xếp công việc hợp lý để thực hiện những việc cần làm, những điều mình muốn”.

– Từ câu chuyện của bạn Quang, em hãy rút ra ý nghĩa của việc tiết kiệm thời gian.

3. Phong trào “Hộ gia đình tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng” đã lan tỏa từ gia đình đến cộng đồng. Nhờ những hành động tiết kiệm, tiết kiệm năng lượng của mỗi người đã góp phần giảm sức tiêu thụ điện, tiêu thụ năng lượng, giảm thiểu khí thải ô nhiễm môi trường, tiết kiệm một phần lớn chi phí cho gia đình và quốc gia.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 4 Bài 59: Rút gọn phân số Giải Toán lớp 4 Cánh diều tập 2 trang 18, 19

– Em hãy nêu ý nghĩa của việc tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng.

Trả lời:

1. Tình huống 1:

a) Nhận xét của em về cách chi tiêu của anh Hòa như sau: anh Hòa là chủ cửa hàng tạp hóa, doanh thu rất cao nhưng anh không biết cách quản lý tiền, sử dụng tiền không hợp lý nên lúc công việc làm ăn không thuận lợi, anh lại lâm bệnh phải nằm viện, lúc này không có tiền để chi trả.

b) Cách chi tiêu đó dẫn đến hậu quả: khi đau ốm anh không có tiền để chi trả viện phí và trang trải các khoản chi tiêu cần thiết. Hơn nữa, khi chúng ta có công việc gấp cần sử dụng đến tiền lúc đó không biết phải xử lý như thế nào, vì vậy tiết kiệm tiền là điều quan trọng ai cũng cần phải có một khoản tiết kiệm riêng.

2. Tình huống 2:

Từ câu chuyện của Quang, em rút ra ý nghĩa của việc tiết kiệm thời gian là: mình muốn tiết kiệm thời gian, sắp xếp được công việc hợp lý để thực hiện được những việc cần làm, những điều mình muốn.

3. Tình huống 3:

Ý nghĩa của tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng: trong tình huống này các hộ gia đình đã ủng hộ tích cực phong trào tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, hành động này đã góp phần giảm sức tiêu thụ năng lượng, giảm thiểu khí thải ô nhiễm môi trường, tiết kiệm một phần lớn chi phí cho gia đình và quốc gia.

Khám phá 3

❓Quan sát hình ảnh trang 38

1. Bạn gái làm gì để tiết kiệm tiền? Hãy chia sẻ cách tiết kiệm tiền của em.

2. Bạn nam đã thực hiện tiết kiệm thời gian như thế nào? Em hãy chia sẻ cách tiết kiệm thời gian của mình.

3. a. Nội dung các bức tranh nhắc em cần làm gì để tiết kiệm nước?

b. Em hãy thêm những cách khác để tiết kiệm nước.

4. Em hãy nêu thêm những cách khác để tiết kiệm điện.

Trả lời:

1. Để tiết kiệm tiền bạn gái trên đã làm: Bạn gái đó đã ghi những thứ cần mua lên giấy và chỉ mua những thứ cần thiết mình đã ghi trên giấy.

Cách tiết kiệm tiền của em là: không ăn quà vặt, bảo quản tốt dụng cụ học tập, không mua những vật dụng không cần thiết, bỏ heo đất,…

2. Để tiết kiệm thời gian bạn nam trên đã làm: lập thời gian biểu và luôn thực hiện theo thời gian đó, tránh xa tivi, điện thoại khi các việc cần làm chưa hoàn thành.

Cách tiết kiệm thời gian của em: lập cho mình thời gian biểu và thực hiện theo 1 cách hợp lý, không dùng thời gian làm những việc không có ích; không xem tivi quá nhiều; không lạm dụng điện thoại di động vào những trò chơi vô bổ;…

3. a. Từ nội dung bức tranh trên, để tiết kiệm nước em cần: khóa vòi nước khi không sử dụng; sửa lại vòi nước khi bị rò rỉ nước.

b. Những cách tiết kiệm nước của em:

  • Không nên xả nước lãng phí,
  • Kiểm tra rò rỉ do bồn vệ sinh
  • Không nên sử dụng bồn cầu như gạt tàn hay thùng rác
  • Khóa vòi nước trong khi đánh răng
  • Sử dụng máy giặt theo công suất lớn nhất
  • Đặt chai nhựa hoặc phao nổi vào ngăn chứa nước xả của bồn nước
  • Sử dụng vòi hoa sen tiết kiệm, hiệu quả
  • Rửa dao cạo râu trong bồn rửa mặt

4. Cách tiết kiệm điện khác của em:

  • Tắt bếp điện sớm một chút.
  • Sử dụng quạt thay cho điều hòa nếu thời tiết không quá nóng
  • Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện.
  • Sử dụng thiết bị phát hiện chuyển động để tránh lãng phí điện.
  • Sử dụng thiết bị điều chỉnh độ sáng đèn điện.
  • Sử dụng công tắc thông minh.
  • Sử dụng công cụ giám sát thiết bị điện trong nhà.
  • Giặt rửa bằng nước lạnh.
  • Sử dụng nước rửa rau để tưới cây,…

III. Luyện tập GDCD 6 bài 8

Luyện tập 1

❓Em hãy cùng các bạn trong nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:

a. Liệt kê những biểu hiện lãng phí đồ dùng học tập và cách tiết kiệm đồ dùng học tập của học sinh.

b. Liệt kê những biểu hiện lãng phí thời gian và cách tiết kiệm thời gian của học sinh.

Trả lời:

a. Những biểu hiện lãng phí đồ dùng học tập và cách tiết kiệm đồ dùng học tập của học sinh:

  • Những biểu hiện lãng phí đồ dùng học tập là: Viết giấy chưa hết trang đã bỏ, dùng bút vẽ bậy vào tập, xé giấy vứt bừa bãi; sử dụng quá nhiều loại bút mực không cần thiết; sách giáo khoa cũ sẽ bỏ đi; những quyển truyện đọc xong bị bỏ đi,…
  • Cách tiết kiệm đồ dùng đồ dùng học tập của học sinh: bảo quản dụng cụ học tập tốt, không dùng viết vẽ bậy, thu gom giấy vụn gây quỹ cho lớp, gom các lon vỏ chai làm kế hoạch nhỏ; sử dụng đúng loại bút mực được yêu cầu; những quyển sách và truyện cũ nên để lại quyên góp từ thiện,…

b. Những biểu hiện lãng phí thời gian và cách tiết kiệm thời gian của học sinh:

  • Những biểu hiện lãng phí thời gian: Học sinh sử dụng tivi hay thiết bị điện tử quá nhiều; đam mê chơi game; sắp xếp thời gian không hợp lý vào việc học tập và sinh hoạt; quên lịch học bài; ngủ dậy muộn dẫn đến việc đi học muộn,…
  • Cách tiết kiệm thời gian: lập thời gian biểu cho học tập và công việc khác hợp lý; kiên trì thực hiện đúng thời gian biểu; không sử dụng điện thoại, tivi hay thiết bị điện tử quá nhiều,…
Tham khảo thêm:  

Luyện tập 2

❓Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây:

a. Khi ăn tự chọn ở nhà hàng, Lan chỉ lấy vừa đủ thức ăn.

b. Dương thường bật điều hòa, quạt trần, tivi suốt ngày ngay cả khi ra sân chơi với các bạn.

c. Quân rủ Tuấn ra quán chơi điện tử, tiêu hết cả số tiền mẹ mới cho để mua sách.

Trả lời:

Từ các hành vi của các bạn dưới đây em có nhận xét:

a) Khi ăn tự chọn ở nhà hàng, Lan chỉ lấy vừa đủ thức ăn.

=> Bạn là người biết tiết kiệm thức ăn tránh lấy quá nhiều thức ăn sau đó không ăn hết gây lãng phí.

b) Dương thường bật điều hòa, quạt trần, ti vi suốt ngày cả khi ra sân chơi với các bạn. => Hành động của Dương như vậy gây lãng phí điện của nhà trường.

c) Quân rủ Tuấn ra quán chơi điện tử, tiêu hết cả số tiền mẹ cho để mua sách.

=> Hành vi của Tuấn trước tiên là không trung thực lấy số tiền mẹ cho để mua sách đi chơi điện tử, không những vậy Tuấn còn lãng phí tiền, lãng phí điện, lãng phí thời gian.

Luyện tập 3

❓Xử lý tình huống:

1. Gia đình Lan sống bằng những đồng lương ít ỏi của bố. Mấy hôm nữa là đến sinh nhật Lan, nhóm bạn thân trong lớp gợi ý Lan tổ chức sinh nhật ở nhà hàng cho “sang trọng”.

Nếu em là Lan, em sẽ làm gì?

2. Từ hôm được mẹ mua cho chiếc điện thoại để liên lạc, Hùng không muốn rời nó lúc nào. Ngoài những giờ học trên lớp, Hùng lại mở điện thoại lướt web, lên mạng xã hội tán chuyện với bạn bè, chơi điện tử nên đã sao nhãng chuyện học hành. Cô giáo và bố mẹ nhắc nhở nhưng Hùng vẫn không thay đổi vì cho rằng đó là cách để thư giãn, giảm bớt căng thẳng sau giờ học.

a. Em có nhận xét gì về việc sử dụng thời gian của Hùng? Điều này sẽ ảnh hưởng gì đến kết quả học tập?

b. Em có lời khuyên gì cho Hùng?

3. Tuyết luôn nhận mình là sống tiết kiệm, thích mua hàng giá rẻ nhưng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Bạn thường không chia sẻ đồ dùng của mình với các bạn vì cho rằng cần phải tiết kiệm.

Em có đồng ý với cách tiết kiệm của Tuyết không? Vì sao?

Trả lời:

1. Nếu là Lan em sẽ từ chối các bạn, và nói các bạn gia đình mình còn khó khăn nên phải biết tiết kiệm không nên lãng phí tiền và những thứ chưa quan trọng được.

2. Em có nhận xét về cách sử dụng thời gian của Hùng đang rất là lãng phí, sử dụng không hợp lí. Điều này sẽ làm cho kết quả học tập của bạn ngày càng đi xuống và không có kết quả tốt.

Em có lời khuyên cho Hùng: không nên sử dụng thời gian của mình vào những việc vô bổ như vậy, hãy dành thời gian đó cho học tập, phụ giúp bố mẹ.

3. Em không đồng tình với cách tiết kiệm của Tuyết. Vì với Tuyết làm như vậy không phải là tiết kiệm.

IV. Vận dụng GDCD 6 bài 8

Vận dụng 1

❓Em hãy cùng các bạn trong lớp xây dựng và thực hiện dự án thực hành tiết kiệm “Làm kế hoạch nhỏ” (ví dụ: thu gom sách báo, truyện cũ,…)

Trả lời:

Em cùng các bạn trong lớp xây dựng và thực hiện dự án thực hành tiết kiệm “Làm kế hoạch nhỏ” theo bảng kế hoạch sau:

Kế hoạch “Làm kế hoạch nhỏ”

Mục tiêu của kế hoạch

– Tạo ra nguồn quỹ tặng cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó

Cách thức thực hiện kế hoạch

– Thu gom giấy vụn, chai, vỏ lon các loại.

– Tiết kiệm tiêu dùng, nuôi heo đất, …

Thời gian thực hiện kế hoạch

– Trong năm học

Dự kiến kết quả

– Mỗi bạn mỗi tháng tiết kiệm khoảng 10 nghìn, nhân lên với sĩ số lớp là 30 bạn là 300 nghìn,…

Ý nghĩa của việc thực hiện kế hoạch

– Tiết kiệm, bảo vệ môi trường, tái chế sử dụng các vật liệu phế thải…

Vận dụng 2

❓Em hãy cùng các bạn thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về tiết kiệm điện, nước.

Trả lời:

Hiện nay, nắng nóng gay gắt đang diễn ra trên diện rộng, kéo dài liên tục ở mức 39-40 độ C dẫn đến nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao đột biến. Theo thông tin dự báo, thời tiết năm nay sẽ còn có diễn biến phức tạp, nắng nóng có xu hướng tăng cao bất thường. Vì vậy, tình hình tiêu thụ điện, dự báo sẽ tiếp tục ở mức rất cao làm tăng nguy cơ quá tải, sự cố mất điện, thậm chí khả năng cháy nổ, gây mất an toàn và nguy hiểm đến tính mạng con người, nắng nóng gay gắt đã làm cho một số địa phương thiếu nước cục bộ.

Với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề thiếu điện, nước ngày càng trầm trọng, chúng em đưa ra một số nội dung tuyên truyền về tiết kiệm điện, nước như sau:

Trước tiên, cần biết tại sao phải tiết kiệm điện, nước. Nước bao phủ 70% bề mặt trái đất, nhưng chỉ có 1% lượng nước trong đó là con người có thể tiếp cận được dễ dàng. Bởi nước là nguồn sống thiết yếu của trái đất. Tiết kiệm điện, nước chính là tiết kiệm tiền cho bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội; góp phần tiết kiệm lượng điện, nước không cần thiết và hạn chế phần nào sự thiếu điện, nước tại khu vực sinh sống. Bên cạnh đó, tiết kiệm điện, nước còn góp phần gìn giữ tài nguyên, môi trường cho thế hệ tương lai…

Tham khảo thêm:  

Vậy cần làm gì để tiết kiệm điện, nước. Muốn tiết kiệm điện, mỗi cá nhân phải hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tiết kiệm điện đối với cuộc sống và sự phát triển của xã hội bởi thực tế vẫn còn rất nhiều người chưa có ý thức tiết kiệm điện, nước thậm chí còn lãng phí. Đặc biệt trong tình hình đất nước đang gặp khó khăn vì phải gồng mình chống dịch (COVID-19) như hiện nay thì mỗi người chúng ta lại càng phải có ý thức và trách nhiệm hơn bao giờ hết trong việc thực hiện tiết kiệm điện, nước.

Để tiết kiệm điện chúng ta:

  • Để tiết kiệm điện, hãy tận dụng ánh sáng tự nhiên nhiều hơn vì ánh sáng mặt trời tự nhiên sẽ tạo ra một môi trường học tập thoải mái hơn so với ánh sáng của bóng đèn điện thường có trong các lớp học, giúp tập trung, tỉnh táo và cải thiện hớn tâm trạng người học. Nếu như ánh sáng mặt trời đủ chiếu sáng phòng học, hãy tận dụng tối đa nguồn năng lượng thiên nhiên này bằng cách tắt các bóng đèn để tiết kiệm điện. Ngoài ra, việc tắt đèn còn giúp phòng học mát hơn trong thời tiết nắng nóng đỉnh điểm mùa hè như hiện nay. Và đừng quên tắt đèn, tắt quạt khi ra khỏi phòng học.
  • Trong các phòng học, không nên để quạt chạy ở tốc độ quá cao, như vậy sẽ rất tốn điện. Bật quạt chạy ở chế độ vừa phải. Bên cạnh sử dụng quạt trần, ta có thể mở thêm các cửa sổ để đón gió tự nhiên.
  • Tắt đèn và các thiết bị điện khi không thật sự cần thiết. Chỉ cần mỗi lớp học tắt bớt một bóng đèn hay một máy quạt vào giờ cao điểm (từ 9h – 11h) là đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho nhà trường.
  • Không để các thiết bị điện ở trạng thái chờ vì điều đó vẫn làm tiêu hao năng lượng điện.

Để tiết kiệm nước chúng ta hãy bắt đầu từ những việc làm từ những việc làm nhỏ hàng ngày như:

  • Khóa vòi nước trong khi đánh răng, …
  • Đặt chai nhựa hoặc phao nổi vào ngăn chứa nước xả của bồn nước…
  • Sử dụng vòi hoa sen tiết kiệm, hiệu quả…
  • Tận dụng nguồn nước mưa,

Với những nội dung tuyên truyền trên, hi vọng các bạn không chỉ vận dụng tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt hàng ngày, mà còn trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong việc vận động người thân, cộng đồng xã hội, lan tỏa đến mọi người ý thức thực hiện sử dụng điện tiết kiệm, an toàn và hiệu quả. Đó cũng cách các bạn thể hiện tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia, bảo vệ môi trường và an ninh năng lượng. Cuối cùng, mong các bạn hưởng ứng và thực hiện thật tốt chủ trương tiết kiệm điện, nước của nhà nước.

Lý thuyết Tiết kiệm

1. Tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm

– Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

– Tiết kiệm biểu hiện ở việc:

  • Chi tiêu hợp lí;
  • Tắt các thiết bị điện và khoá vòi nước khi không sử dụng;
  • Sắp xếp thời gian làm việc khoa học;
  • Sử dụng hợp lí và khai thác hiệu quả tài nguyên (nước, khoáng sản,…);
  • Bảo quản đồ dùng học tập, lao động khi sử dụng, bảo vệ của công…

2. Ý nghĩa của tiết kiệm

Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác; đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công.

3. Cách thực hiện tiết kiệm

a. Thực hiện tiết kiệm tiền

  • Ghi vào giấy những vật dụng cần thiết và mua đúng như vậy, tránh lãng phí
  • Em bỏ tiền mừng tuổi vào nuôi lợn đất.
  • Không xin tiền bố mẹ để ăn quà vặt
  • Bảo quản tốt dụng cụ học tập
  • Không mua những vật dụng không cần thiết.

b. Thực hiện tiết kiệm thời gian

  • Lập cho mình thời gian biểu hợp lí và thực hiện theo một cách nghiêm túc
  • Không dùng thời gian làm những việc không có ích.
  • Luôn luôn đúng giờ, tiết kiệm thời gian cho mình và người khác

c. Thực hiện tiết kiệm điện

  • Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện.
  • Sử dụng thiết bị điều chỉnh độ sáng đèn điện.
  • Sử dụng công tắc thông minh.
  • Sử dụng công cụ giám sát thiết bị điện trong nhà
  • Giặt, rửa bằng nước lạnh.
  • Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

d. Thực hiện tiết kiệm nước

  • Kiểm tra rò rỉ do bồn vệ sinh.
  • Khóa vòi nước trong khi không sử dụng.
  • Đặt chai nhựa hoặc phao nổi vào ngăn chứa nước xả của bồn nước.
  • Sử dụng vòi hoa sen tiết kiệm, hiệu quả…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm Giáo dục công dân lớp 6 trang 35 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *