Bạn đang xem bài viết 100g bánh dày bao nhiêu calo? Ăn bánh dày có béo không? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Bánh dày là một món ăn truyền thống của người Việt Nam với nguồn gốc vô cùng lâu đời. Vậy thì hôm nay bạn hãy cùng Wikihoc.com tìm hiểu về lượng calo có trong bánh dày, cũng như liệu ăn bánh dày có béo hay không qua bài viết bên dưới nhé.

Thành phần dinh dưỡng của bánh dày

Giá trị dinh dưỡng của bánh dày

Bánh dày là một loại bánh truyền thống của người Việt Nam ta được làm từ gạo nếp giã nhuyễn và và có nhân đậu xanh hay giò lụa. Trong 100g bánh dày nhân giò lụa sẽ cung cấp cho bạn giá trị dinh dưỡng như sau:

  • Protein: 12.4g
  • Chất béo: 2.8g
  • Tinh bột: 51.2g
  • Chất xơ: 0.4g
  • Canxi: 7.8mg
  • Sắt: 0.5mg

Ngoài ra còn có thêm một số chất dinh dưỡng khác trong gạo nếp như glucid, protid, nước, xenlulozo, phốt pho, vitamin B1, vitamin B2, PP.

Giá trị dinh dưỡng của bánh dàyGiá trị dinh dưỡng của bánh dày

Công dụng của bánh dày

  • Tốt cho phụ nữ sau sinh: Trong gạo nếp – thành phần chính của bánh dày có chứa nhiều chất sắt, giúp tăng cường hệ tuần hoàn máu, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tâm trạng và điều trị chứng thiếu máu. Đó là lý do vì sao phụ nữ sau sinh thường được khuyên ăn những món ăn từ gạo nếp.
  • Tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng: Trong gạo nếp có các loại axit amin cũng như một số các nguyên tố vi lượng khác, giúp tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ các thực phẩm khác như rau xanh, trái cây, thịt nạc,…
Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 3 năm 2022 - 2023 (Sách mới) 9 Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 3

Công dụng của bánh dàyCông dụng của bánh dày

  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Trong bánh dày có chứa lượng lớn protein và carbohydrate giúp cung cấp cho cơ thể đầy đủ những năng lượng cần thiết, cũng như giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, hỗ trợ giảm cân.
  • Tốt cho tim mạch: Chất xơ trong bánh dày giúp giảm lượng cholesterol trong máu, tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch và ngăn chặn nhiều căn bệnh nguy hiểm.

100g bánh dày có bao nhiêu calo?

Bánh dày được chia thành nhiều loại khác nhau, lượng calo trong các loại bánh dày khác nhau như sau:

  • 100g bánh dày nhân đậu xanh ngọt: Khoảng 200 kcal
  • 100g bánh dày chay: Khoảng 180 kcal
  • 100g bánh dày kẹp giò lụa: Khoảng 280 kcal
  • 100g bánh dày kẹp thịt: Khoảng 320 kcal

100g bánh dày có bao nhiêu calo?100g bánh dày có bao nhiêu calo?

Ăn bánh dày có béo (mập) không?

Lượng calo cung cấp trong 100g bánh dày chỉ khoảng từ 180 – 320 kcal, thấp hơn lượng calo cần cho mỗi bữa ăn, vì vậy bạn có thể yên tâm rằng ăn bánh dày sẽ không bị béo.

Tuy nhiên nếu bạn không kiểm soát khẩu phần ăn hợp lý và ăn quá nhiều bánh dày trong một lần thì sẽ khiến năng lượng vượt mức cần thiết, mỡ bị tích tụ và gây tăng cân.

Ăn bánh dày có béo (mập) không?Ăn bánh dày có béo (mập) không?

Bên cạnh đó, vì gạo nếp khá khó tiêu nên nếu ăn quá nhiều cơ thể bạn sẽ không thể tiêu hóa được, dẫn đến tăng cân và đầy bụng.

Tham khảo thêm:   Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn Đập đá ở Côn Lôn, sáng tác ở nhà tù Côn Đảo

Cách chế biến bánh dày tốt cho sức khỏe

Để làm bánh dày giò thì bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu cơ bản như bột gạo, bột nếp, giò cùng các loại gia vị. Phần quan trọng nhất của bánh dày đó là phần bánh bên ngoài, khi làm bạn cần cho vào bột một lượng nước vừa đủ và trộn đều tay để bánh dẻo, mịn.

Cách chế biến bánh dày tốt cho sức khỏeCách chế biến bánh dày tốt cho sức khỏe

Bột sau khi nhồi thì sẽ được cắt và nặn thành những cục bột nhỏ hình tròn rồi cho vào hấp. Sau đó bạn lấy bánh ra và cắt giò đặt vào giữa 2 cái bánh là hoàn thành. Bánh dày giò dẻo dẻo, dai dai ăn cùng với giò vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.

Tham khảo thêm: Cách làm bánh dày (bánh giầy) giò, dẻo thơm cực dễ làm

Lưu ý khi ăn bánh dày để giảm cân

Theo các bác sĩ dinh dưỡng thì mỗi người chỉ nên ăn bánh dày 1 cái/lần và ăn chỉ khoảng 2-3 lần một tuần để hạn chế tăng cân. Lý do là vì bánh dày làm từ gạo nếp nên nếu ăn quá nhiều sẽ khó tiêu và cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng được.

Bên cạnh đó, vì bánh dày làm từ gạo nếp – một nguyên liệu có tính ấm nên không thích hợp với những người mắc bệnh về tim mạch, dạ dày, sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da hay có vết thương hở trên da. Ngoài ra thì trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn yếu, người già, người đang bị bệnh hoặc mới khỏi bệnh cũng nên tránh hoặc hạn chế ăn các món ăn từ gạo nếp như bánh dày.

Tham khảo thêm:  

Lưu ý khi ăn bánh dày để giảm cânLưu ý khi ăn bánh dày để giảm cân

Để hạn chế tăng cân, bạn nên ăn bánh dày chay thay vì bánh dày mặn và ăn kết hợp với các loại rau xanh, hoa quả. Bạn có thể uống thêm trà để giải độc, thanh lọc cơ thể, kết hợp tập luyện các bài tập thể dục thể thao và áp dụng theo thực đơn không tăng cân như bữa sáng uống sữa và ăn hai cái bánh dày chay, bữa trưa và tối ăn như thường ngày để giảm cân.

Trên đây là những thông tin dinh dưỡng cũng như lưu ý khi ăn bánh dày để giảm cân mà Wikihoc.com muốn mang đến cho bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích.

Nguồn: Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết 100g bánh dày bao nhiêu calo? Ăn bánh dày có béo không? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *