Bạn đang xem bài viết ✅ Đọc: Người thiếu niên anh hùng – Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Người thiếu niên anh hùng giúp các em học sinh lớp 4 hiểu rõ ý nghĩa bài tập đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 30, 31.

Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Người thiếu niên anh hùng – Tuần 3 của Chủ đề Tuổi nhỏ làm việc nhỏ theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết Tập đọc lớp 4 tuần 3 nhé:

Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 30, 31

Khởi động

Câu 1: Giải câu đố:

Ai người tuổi trẻ tài cao
Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công?

Trả lời:

Trần Quốc Toản

Câu 2: Nói 1 – 2 câu về nhân vật em tìm được ở bài tập 1.

Trả lời:

Tiếng vang của Trần Quốc Toản và lá cờ thêu sáu chữ vàng được lan truyền khắp mọi nơi. Trần Quốc Toản đã trở thành tấm gương sáng ngời về ý chí và lòng yêu nước để các thế hệ trẻ Việt Nam noi theo.

Tham khảo thêm:   3 cách làm sò huyết xào thơm ngon nức mũi ai cũng thèm

Bài đọc

Người thiếu niên anh hùng

Năm 1964, chiến tranh tiếp tục diễn ra ác liệt. Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán dưới hầm.

Ngày 04 tháng 4 năm 1965, máy bay địch ném bom, bắn phá xã Quang Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Lúc ấy, người lớn đã ra đồng làm việc, ở nhà chỉ còn trẻ con. Nghe tiếng máy bay, Ngọc vội chạy xuống hầm. Bỗng, Ngọc nghe thấy tiếng khóc thét bên nhà hàng xóm. Ngọc nhào lên, chạy sang nhà Khương thì thấy bạn của mình đã chết vì trúng bom. Các em của Khương đang kêu khóc. Không ngần ngừ, Ngọc ôm em Oong bé nhất đưa về hầm nhà mình trú ẩn. Thấy bom đạn vẫn tiếp tục dội xuống, một lần nữa Ngọc chui lên vừa bế, vừa dìu hai em Đơ, Toanh xuống hầm.

Cứu được ba em nhỏ rồi, Ngọc mới biết mình bị thương. Mặc dù được đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, Ngọc đã hi sinh. Năm ấy, em mới mười bốn tuổi.

Trung Kiên kể

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Vì sao Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán?

Trả lời:

Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải học trong cảnh sơ tán vì chiến tranh tiếp tục diễn ra ác liệt.

Câu 2: Kể những việc làm của Nguyễn Bá Ngọc khi nghe thấy tiếng khóc thét bên nhà hàng xóm.

Tham khảo thêm:  

Trả lời:

Những việc làm của Nguyễn Bá Ngọc khi nghe thấy tiếng khóc thét bên nhà hàng xóm:

Ngọc nhào lên, chạy sang nhà Khương thì thấy bạn của mình đã chết vì trúng bom.

Các em của Khương đang kêu khóc. Không ngần ngừ, Ngọc ôm em Oong bé nhất đưa về hầm nhà mình trú ẩn.

Thấy bom đạn tiếp tục dội xuống, một lần nữa Ngọc vừa chui lên vừa bế, vừa dìu hai em Đơ, Toanh xuống hầm.

Câu 3: Theo em, vì sao Ngọc không biết mình bị thương trong khi cứu ba em nhỏ?

Trả lời:

Ngọc không biết mình bị thương trong khi cứu ba em nhỏ bởi vì Ngọc chỉ chú tâm đến việc cứu ba em nhỏ, đặt tính mạng của ba em nhỏ lên trên hết, hơn hết nỗi đau khi tận mắt chứng kiến người bạn của mình chết vì trúng bom còn đau hơn trăm ngàn lần nỗi đau của việc bị thương. Điều đó đã thôi thúc Ngọc cứu ba em nhỏ mà quên việc bảo vệ bản thân mình.

Câu 4: Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về Nguyễn Bá Ngọc.

Trả lời:

Bản thân em cảm thấy khâm phục, ngưỡng mộ và biết ơn anh hùng Nguyễn Bá Ngọc – một con người dũng cảm, nhân ái và có lòng yêu nước nhiệt thành.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đọc: Người thiếu niên anh hùng – Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Top 10 phim ma Hong Kong gay cấn, kịch tính nhất bạn nên xem

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *