Bạn đang xem bài viết ✅ Địa Lí 9 Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Soạn Địa 9 trang 65 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Địa 9 Bài 17 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập cuối trang 65 bài Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thuộc phần Địa lí kinh tế.

Địa 9 bài 17 Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 9.

Lý thuyết Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

– Ở phía Bắc đất nước:

+ Diện tích lớn nhất nước ta (30,7 % diện tích cả nước năm 2002).

+ Dân số trên 12 triệu người (17,4% dân số cả nước năm 2002).

– Tiếp giáp : Trung Quốc, Lào, đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

– Đường bờ biển kéo dài, vùng biển giàu tiềm năng phát triển.

=> Ý nghĩa: dễ dàng giao lưu kinh tế – xã hội với các khu vực trong nước và ngoài nước, lãnh thổ giàu tiềm năng phát triển kinh tế, có ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a) Thuận lợi.

– Địa hình có sự phân hóa rõ rệt :

+ Núi cao, cắt xẻ mạnh ở phía bắc và địa hình núi trung bình ở phía đông bắc.

+ Vùng đồi bát úp xen cánh đồng thung lũng bằng phẳng ở vùng trung du Bắc Bộ thuận lợi cho

=> Sự đa dạng của địa hình tạo thế mạnh để phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp; vùng đồi bát úp là địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.

– Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh tạo nên cơ cấu cây trồng đa dạng gồm cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

– Khoáng sản giàu có, đa dạng nhất cả nước, nhiều loại có trữ lượng lớn.

– Nhiều sông lớn, có trữ lượng thủy điện dồi dào.

Tham khảo thêm:   Hóa học 12 Bài 7: Luyện tập Cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat Giải Hóa học 12 trang 37

– Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa.

– Vùng biển Quảng Ninh thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển (du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, vận tải biển,…).

Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

b) Khó khăn.

– Địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho giao thông vận tải, sản xuất và đời sống.

– Khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp.

– Xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét…do nạn chặt phá rừng bừa bãi.

3. Đặc điểm dân cư xã hội

– Đặc điểm:

+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Tày, Nùng…

+ Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc

+ Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc Đổi mới.

– Thuận lợi:

+ Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới…).

+ Đa dạng về văn hóa.

– Khó khăn:

+ Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.

+ Đời sống người dân con nhiều khó khăn.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện giao lưu kinh tế – xã hội với Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, đồng thời với các tỉnh phía nam Trung Quốc và Thượng Lào.

+ Tài nguyên khoáng sản và thủy điện phong phú, đa dạng. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.

+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, đời sống một bộ phận dân cư vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đang được cải thiện.

Trả lời câu hỏi Địa lí 9 Bài 17

(trang 61 sgk Địa Lí 9): – Quan sát hình 17.1 (SGK trang 62), hãy xác định và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

– Phía Bắc giáp với Trung Quốc (các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây), phía tây giáp Lào (vùng Thượng Lào), phía đông nam giáp biển, phía nam giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ.

– Ý nghĩa của vị trí địa lí:

+ Nằm gần sát với chí tuyến Bắc, nên khí hậu phân hóa có mùa đông lạnh làm cho tài nguyên sinh vật trở nên đa dạng

+ Có điều kiện giao lưư kinh tế và văn hoá với Trung Quốc, Lào và Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

(trang 62 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào hình 17.1 (SGK trang 62), xác định vị trí các mỏ: than, sắt, thiếc, apatít và các dòng sông có tiềm năng phát triển thuỷ điện: sông Đà, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy.

Tham khảo thêm:   Top game zombie hay nhất dành cho mobile

Trả lời:

Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định:

– Vị trí các mỏ khoảng sản :

– Than: Quảng Ninh.

– Sắt: Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên.

– Thiếc: Cao Bằng, Tuyên Quang.

– Apatit: Lào Cai.

– Các dòng sông có tiềm năng phát triển thủy điện: sông Đà, Sông Lô, Sông Gâm, sông Chảy.

(trang 63 sgk Địa Lí 9): – Căn cứ vào bảng 17.1 (SGK trang 63), hãy nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Trả lời:

– Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên:

+ Đông Bắc: Núi trung bình và núi thấp, các dãy núi hình cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

+ Tây Bắc: Núi cao, địa hình hiểm trở. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn.

– Thế mạnh kinh tế:

+ Đông Bắc: Khai thác khoáng sản (than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, đá xây dựng). Phát triển nhiệt điện (Uông Bí). Trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. Du lịch sinh thái (Sa Pa, hồ Ba Bể,…). Kinh tế biển (nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch vịnh Hạ Long).

+ Tây Bắc: Phát triển thuỷ điện (Hoà Bình, Sơn La trên sông Đà). Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu).

(trang 64 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào số liệu trong bảng 17.2 (SGK trang 64), hãy nhận xét sự chênh lệch về dân cư, xã hội của hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Trả lời:

– Mật độ dân số, tỉ lê người biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân thành thị ở vùng Đông Bắc cao hơn vùng Tây Bắc.

– Tỉ lệ gia tăng dân số của vùng Tây Bắc cao hơn vùng Đông Bắc.

– Thu nhập bình quân đầu người một tháng của vùng Đông Bắc và Tây Bắc cao hơn mức trung bình của cả nước

– Tỉ lệ hộ nghèo của vùng Đông Bắc và Tây Bắc cao hơn mức trung bình cả nước

– Nhìn chung, vùng Đông Bắc có trình độ phát triển dân cư, xã hội cao hơn vùng Tây Bắc.

Giải bài tập SGK Địa 9 bài 17 trang 65

Câu 1

Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Gợi ý đáp án

– Có vùng trung du Bắc Bộ với địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.

Tham khảo thêm:   Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý lớp 11 Trắc nghiệm Địa lý lớp 11: Liên Minh Châu Âu và Đông Nam Á

– Đất feralit rộng, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông đông lạnh thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

– Tiềm năng thuỷ điện trên các sông lớn, đặc biệt ở sông Đà.

– Tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, …

– Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch (vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới).

– Tài nguyên di lịch tự nhiên rất phong phú: Sa Pa, hồ Ba Bể,…

Câu 2

Tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế – xã hội cao hơn ở miền núi Bắc Bộ?

Gợi ý đáp án

– Vì Trung du Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi:

+ Nằm liền kề Đồng bằng sông Hồng, vùng có trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao.

+ Có nguồn nước tương đối dồi dào, mặt bằng xây dựng tốt, lại có nhiều cơ sở công nghiệp và đô thị đã hình thành và đang phát triển.

+ Là địa bàn trồng cây công nghiệp (chè, đậu tương, hoa quả), chăn nuôi gia súc.

+ Diện tích đất tương đối rộng, khí hậu không khắc nghiệt, giao thông dễ dàng hơn,… là điều kiện thuận lợi cho sinh sống.

– Miền núi Bắc Bộ có khó khăn cho sản xuất và đời sống:

+ địa hình núi ca hiểm trở.

+ Giao thông khó khăn do địa hình chia cắt sâu sắc.

+ Thời tiết diễn biến thất thường.

+ Đất nông nghiệp rất hạn hẹp, quỹ đất lâm nghiệp có rừng và đất chưa sử dụng chiếm tỉ trọng lớn nhưng tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt, muốn khai thác phải đầu tư nhiều tiền của và công sức.

+ Thị trường kém phát triển.

Câu 3

Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?

Gợi ý đáp án

Việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, vì :

– Trong điều kiện hiện nay của đất nước, việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của dân cư, về thực chất là đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.

– Trong thực tế, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt: gỗ rừng và lâm sản, đất nông nghiệp, khoáng sản, sinh vật,… đang bị khai thác quá mức. Diện tích đất trống, đồi trọc ngày một tăng lên, thiên tai diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn. Sự suy giảm chất lượng môi trường sinh thái tác động xấu đến nguồn nước các dòng sông, hồ nước của các nhà máy thuỷ điện; nguồn nước cung cấp cho Đồng bằng sông Hồng cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa Lí 9 Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Soạn Địa 9 trang 65 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *