Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 7 Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu Soạn Địa 7 trang 104 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Địa lí lớp 7 Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 104, 105, 106.

Qua đó, giúp các em trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường ở Châu Âu. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 3 Chương 1: Châu Âu. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Câu hỏi Mở đầu Địa lí 7 Kết nối tri thức bài 3

Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu một số vấn đề về môi trường được các nước châu Âu quan tâm.

Trả lời:

Trước đây, do quá trình phát triển công nghiệp nhanh nên môi trường của châu Âu bị ô nhiễm. Nhờ việc nhanh chóng phát hiện ra tác động tiêu cực đến sức khoẻ của môi trường ô nhiễm và các tiến bộ khoa học, hiện nay môi trường của châu Âu đã được cải thiện rất nhiều, đặc biệt là môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật. Châu Âu cũng đầu tư và có nhiều giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tham khảo thêm:   3 cách làm bánh dứa Đài Loan chua chua ngọt ngọt, ăn là ghiền

Giải câu hỏi giữa bài Địa lí 7 Kết nối tri thức bài 3

1. Vấn đề bảo vệ môi trường

Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục 1, hãy trình bày vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu.

Mục 1

Đáp án:

Vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu:

* Bảo vệ môi trường không khí:

– Nguyên nhân ô nhiễm: hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng, vận tải đường bộ.

– Giải pháp:

  • Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển.
  • Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt với nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao.
  • Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo dần thay thế năng lượng hóa thạch.
  • Có các biện pháp giảm lượng khí thải trong thành phố.

* Bảo vệ môi trường nước

– Nguyên nhân ô nhiễm: chất thải từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

– Giải pháp:

  • Tăng cường kiểm tra đầu ra nguồn rác thải, hóa chất độc hại từ nông nghiệp.
  • Đảm bảo xử lí rác thải, nước thải từ sinh hoạt, công nghiệp trước khi thải ra môi trường.
  • Kiểm soát, xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động kinh tế biển.
  • Nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường nước,…

2. Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học

Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục 2, hãy trình bày vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn nghị luận về thái độ sống tích cực (15 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Mục 2

Đáp án:

Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu:

  • Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước được bảo tồn tương đối tốt.
  • Để giữ gìn đa dạng sinh học, các quốc gia châu Âu ban hành nhiều chính sách bảo vệ và phát triển bền vững, giảm thiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất và nước.

3. Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu

Đọc thông tin và quan sát hình 3 trong mục 3, hãy trình bày vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu.

Đáp án:

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều ảnh hưởng tới châu Âu: thời tiết cực đoan như nắng nóng bất thường, mưa lũ…

Giải pháp: trồng rừng và bảo vệ rừng để giảm hiệu ứng nhà kính, giảm nguy cơ lũ lụt và hạn hán, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở mức tối đa và phát triển năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường.

Giải Luyện tập và vận dụng Địa lí 7 Kết nối tri thức bài 3

Luyện tập

Hoàn thành bảng mẫu sau vào vở:

VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CHÂU ÂU

Loại môi trường

Biện pháp bảo vệ

– Môi trường không khí

– Môi trường nước

Đáp án:

VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CHÂU ÂU

Loại môi trường

Biện pháp bảo vệ

– Môi trường không khí

– Kiểm soát chất lượng khí thải.

– Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao.

– Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo.

– Giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên giao thông công cộng.

– Môi trường nước

– Tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn nước thải trong sinh hoạt và sản xuất.

– Xử lí rác thải, nước thải trước khi đưa ra môi trường.

– Kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ kinh tế biển.

– Nâng cao ý thức người dân.

Tham khảo thêm:   Vật lí 9 Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn Soạn Lý 9 trang 32

Vận dụng

Tìm hiểu về việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở một quốc gia châu Âu.

Đáp án:

Ví dụ: Vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở Anh

– Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Anh:

  • Tài nguyên đất: Anh có khoảng 69% tổng diện tích đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp (trồng các loại cây lúa mì, khoai tây, yến mạch, củ cải đường…).
  • Khoáng sản: Là quốc gia có nhiều khoáng sản, đặc biệt là các kim loại màu như thiếc và đồng,… Khoáng sản được sử dụng cho các ngành công nghiệp với mục đích phát triển kinh tế.
  • Tài nguyên tái tạo: Do nhu cầu sử dụng năng lượng sạch trên thế giới ngày càng cao, việc kinh doanh sản xuất điện từ gió đang phát triển nhanh chóng tại Anh.

– Bảo vệ môi trường ở Anh: Là nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 1. Vì vậy, từ những năm 1784 Anh đã phải đối mặt với ô nhiễm môi trường, đến nay do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng nên bảo vệ môi trường là vấn đề được Anh quan tâm hàng đầu.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 7 Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu Soạn Địa 7 trang 104 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *