Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 6 Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước Soạn Địa 6 trang 156 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Địa lí lớp 6 Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước giúp các em học sinh lớp 6 nhanh chóng trả lời toàn bộ các câu hỏi hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng của Bài 19 SGK Địa lí 6 trang 156, 157 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Qua đó, các em kể tên được các thành phần chủ yếu của thủy quyển, mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài 19 Chương 5: Nước trên trái đất Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời thầy cô và các em tải miễn phí:

Phần nội dung bài học

1. Thủy quyển

❓ Quan sát hình 1 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy:

  • Kể tên các thành phần chủ yếu của thủy quyển.
  • Cho biết nước ngọt tồn tại dưới những dạng nào. Nêu tỉ lệ của từng dạng.
Tham khảo thêm:   Hướng dẫn sử dụng HD Video Converter Factory Pro

Hình 1

Trả lời:

  • Các thành phần chủ yếu của thủy quyển: Nước mặn (97,5%), nước ngọt (2,5%).
  • Nước ngọt tồn tại ở 3 dạng gồm nước ngầm (30,1%), băng (68,7%), nước mặt và nước khác (1,2%).

2. Vòng tuần hoàn lớn của nước

❓Quan sát sơ đồ hình 2 và kết hợp với hiểu biết của em, hãy cho biết:

  • Nước mưa rơi xuống mặt đất sẽ tồn tại ở những đâu?
  • Hãy mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước.

Hình 2

Trả lời:

  • Nước mưa tồn tại ở ao, hồ, sông, suối, biển và đại dương, nguồn nước ngầm,…
  • Vòng tuần hoàn lớn của nước: Nước mưa rơi xuống bề mặt đất tồn tại ở: trong đất, ở sông, hồ,… đại dương, nước ngầm. Sự vận động của nước trong thuỷ quyển: trong sông, hồ, biển, đại dương nước ở trạng thái lỏng. Tuy nhiên, nước luôn luôn bốc hơi hoặc thăng hoa (băng) ở mọi nhiệt độ tạo thành hơi nước trong khí quyển. Ở mọi nơi trong tầng thấp của khí quyển luôn luôn có hơi nước. Khi bốc hơi lên cao gặp lạnh, hơi nước chuyển sang trạng thái lỏng hoặc rắn (mưa, tuyết). Nước mưa rơi xuống bề mặt đất tồn tại ở đại dương, sông, hồ,… ngấm xuống đất tạo thành nước ngầm và độ ẩm trong đất.

Phần luyện tập và vận dụng

Luyện tập

❓Nước trong các sông, hồ có tham gia vào các vòng tuần hoàn lớn của nước không? Vì sao?

Trả lời:

Nước trong các sông, hồ có tham gia vào vòng tuần hoàn lớn của nước. Vì tham gia vào các giai đoạn:

  • Bốc hơi: nước từ sông, hồ bốc hơi vào khí quyển
  • Sông, hồ là nơi chứa nước mưa
  • Nước sông, hồ, chảy ra biển, hoặc ngấm xuống đất thành nước ngầm
Tham khảo thêm:   Khí thiên nhiên là gì? Thành phần, ứng dụng và cách khai thác khí thiên nhiên

Vận dụng

❓Nguồn nước ngọt ở Việt Nam đang suy giảm về số lượng và bị ô nhiễm nghiêm trọng. Em hãy tìm hiểu và cho biết, tình trạng đó dẫn đến những hậu quả gì?

Trả lời:

Nguồn nước ngọt ở nước ta đang bị suy giảm về số lượng và ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến nhiều hậu quả:

  • Thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.
  • Xuất hiện và gia tăng các bệnh tật liên quan đến việc sử dụng nước ô nhiễm.
  • Phải mua nước ngọt từ bên ngoài,…

Lý thuyết Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước

1. Thuỷ quyển

– Khái niệm: Thuỷ quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, nằm trên bề mặt và bên trong của vỏ Trái Đất.

– Các nguồn nước:

  • Nước ở các đại dương, biển, sông, hồ, đầm lầy.
  • Nước dưới đất (nước ngầm), tuyết, băng.
  • Hơi nước trong khí quyển.

2. Vòng tuần hoàn lớn của nước

* Đặc điểm

  • Nước trong thiên nhiên không ngừng vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.
  • Nước di chuyển giữa đại dương, lục địa và không khí.
  • Nước mưa rơi xuống tồn tại ở ao, hồ, sông, suối, biển và đại dương, nguồn nước ngầm,…

* Vòng tuần hoàn nước lớn:

Chu kỳ tuần hoàn của nước là dòng chuyển động liên tục của nước và không có điểm bắt đầu, tuy nhiên chúng ta có thể bắt đầu từ sông, hồ và đại dương. Mặt Trời làm nóng bề mặt Trái Đất làm cho nước bốc hơi. Hơi nước bốc lên tầng khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành mưa. Mưa xuống, nước được giữ lại ở sông hồ hay nước ngầm, các vùng nước đóng băng,… Từ đó nước tiếp tục di chuyển theo vòng tuần hoàn của nó.

Tham khảo thêm:   20 kiểu tóc nữ Hàn Quốc cực đẹp và xinh xắn ai cũng trầm trồ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 6 Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước Soạn Địa 6 trang 156 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *