Bạn đang xem bài viết Có thật kem đánh răng trị được bỏng, cùng xem giải thích từ chuyên gia tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Khi bạn vô tình chạm vào pô xe, bàn ủi, hay bất cứ vật gì đang nóng khiến da bị bỏng thì bạn thường sử dụng kem đánh răng như là liệu pháp giúp làm dịu da, trị bỏng hiệu quả.

Thế nhưng cũng có những ý kiến cho rằng bị bỏng bôi kem đánh răng rất hại cho vết thương. Vì sao lại có ý kiến trái chiều như vậy? Cùng xem chia sẻ từ chuyên gia về việc này nhé.

Có nên bôi kem đánh răng để trị bỏng?

Tham khảo thông tin từ PGS.TS Nguyễn Tuấn Ngọc cho biết: “Vì tính the của kem đánh răng khi bôi lên da có tính mát, do đó nhiều người lầm tưởng bôi kem đánh răng có thể làm dịu vết bỏng nhanh chóng. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác”.

Trong kem đánh răng có chứa kiềm, khi tiếp xúc với vết thương do bỏng có thể dẫn đến tình trạng bỏng kiềm, nhiễm trùng, làm vùng da bị bỏng trở nên đau đớn và tăng mức độ bỏng cũng như kéo dài thời gian điều trị lâu hơn.

Tham khảo thêm:   Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa trang 7 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 1 - Tiếng Việt Lớp 5 tập 1

Có thật kem đánh răng trị được bỏng, cùng xem giải thích từ chuyên gia

Cách sơ cứu vết thương bỏng

Khi bị bỏng bạn đừng tự ý bôi bất cứ thành phần nào lên vết thương vì như thế có thể khiến vết bỏng trở nên nặng và khó trị hơn. Bỏng có đến 3 cấp độ, tùy vào từng cấp độ mà sẽ có cách sơ cứu khác nhau.

Bỏng mức độ 1:

Da bị đỏ, đau, sưng nhẹ. Vết bỏng trở thành màu trắng khi ấn lên và da trên vết bỏng sẽ lột sau 1-2 ngày.

Ngâm phần bị bỏng vào nước mát ít nhất năm phút, nước mát làm giảm sưng, hạ nhiệt khỏi vết bỏng. Sau đó, thoa vết bỏng bằng sản phẩm dưỡng da có tác dụng bảo vệ, làm lành da như lô hội, thuốc mỡ kháng sinh.

Bạn có thể quấn vết thương bằng băng gạc lỏng để bảo vệ vùng bị thương.

Có thật kem đánh răng trị được bỏng, cùng xem giải thích từ chuyên gia

Bỏng mức độ 2:

Vết bỏng này dày hơn, rất đau và tạo mụn nước trên da. Da rất đỏ, sưng nhiều, loang lổ.

Nhúng vết bỏng vào nước ít nhất 15 phút. Nếu vết bỏng nhỏ, có thể đắp vải ướt lạnh chừng vài phút mỗi ngày, sau đó thoa thuốc mỡ kháng sinh. Băng vết bỏng bằng băng gạc khô không dính, thay băng mỗi ngày, rửa sạch tay rồi rửa vết bỏng, thoa thuốc mỡ kháng sinh rồi băng lại.

Cùng với đó, bạn cần kiểm tra vết bỏng hàng ngày để xem có dấu hiệu bị viêm nhiễm như sưng đau, đỏ hơn hay không. Tránh bóc da lột từ vết bỏng để tránh nhiễm trùng, không gãi.

Tham khảo thêm:   Top 13 loại kem chống nắng dạng xịt toàn thân tốt nhất hiện nay

Vết bỏng sẽ trở nên nhạy cảm với ánh sáng tới chừng một năm, nên dùng kem chống nắng khi ra ngoài.

Bỏng mức độ 3:

Gây tổn thương cho tất cả lớp da, da chuyển màu trắng hoặc cháy xém. Vết bỏng có thể đau rất ít hoặc không đau vì dây thần kinh và mô da đã bị tổn thương.

Khi bị bỏng nặng, nên tới bệnh viện ngay lập tức. Tránh bất cứ vải vóc, quần áo nào dính vào vết thương, không nhúng vết bỏng vào nước hay bất cứ loại thuốc mỡ nào.

Nếu có thể, hãy nâng phần bị bỏng cao hơn tim, có thể băng phần bỏng bằng băng ẩm, mát, sạch.

Những lưu ý khi bị bỏng

Không nên thoa bơ hay trứng gà lên vết bỏng hoặc thực hiện theo các phương pháp trị bỏng dân gian, không đặt băng, nước đá trực tiếp lên vết bỏng mức độ 2 trở lên. Nếu vết bỏng kết vảy, không làm vỡ chúng khiến da càng tổn thương hơn.

Có thật kem đánh răng trị được bỏng, cùng xem giải thích từ chuyên gia

Khi bị bỏng điện, bỏng hóa chất thì nên tới bệnh viện ngay. Bỏng điện có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới nội tạng.

Bị bỏng hóa chất có thể xối thật nhiều nước mát để rửa, cởi bất cứ quần áo hay nữ trang nào dính hóa chất, không đặt thứ gì lên vết thương, kể cả thuốc mỡ, vì chúng có thể gây phản ứng hóa chất nặng hơn. Có thể băng vết bỏng với gạc khô, vô trùng.

Tham khảo thêm:   10 cách nấu canh chua thơm ngon, dễ làm ăn bao nhiêu cơm cũng hết

Bỏng là trường hợp thường gặp phải trong sinh hoạt hàng ngày và cách trị bỏng hiệu quả nhất là để vết bỏng ở dưới nước mát. Nếu tình trạng bỏng nặng thì nên đến trực tiếp cơ sở y tế để được kiểm tra. Tuyệt đối đừng bôi kem đánh răng lên vết bỏng.

Nguồn: Theo Sức khỏe và Đời sống

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Có thật kem đánh răng trị được bỏng, cùng xem giải thích từ chuyên gia tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *