Bạn đang xem bài viết ✅ Chuyên đề các bài toán chuyển động lớp 5 Bài tập Toán chuyển động lớp 5 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu học tập môn Toán lớp 5, Wikihoc.com xin giới thiệu đến các bạn tài liệu Chuyên đề các bài toán chuyển động lớp 5 được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây.

Chuyên đề các bài toán lớp 5 chuyển động là tài liệu học tập vô cùng bổ ích, trình bày chi tiết các kiến thức cần nắm, công thức cần ghi nhớ cũng như phương pháp giải bài toán chuyển động đều lớp 5, các dạng bài tập toán chuyển động đều. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu Chuyên đề các bài toán chuyển động lớp 5 tại đây.

Bài tập Toán chuyển động lớp 5

PHẦN 1: NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I. Các đại lượng trong toán chuyển động

– Quãng đường: kí hiệu là s

– Thời gian: kí hiệu là t

– Vận tốc: kí hiệu là v.

II. Các công thức cần nhớ:

S = v × t; v = s/t; t = s/v

III. Chú ý: Khi sử dụng các đại lượng trong một hệ thống đơn vị cần lưu ý cho học sinh:

1. – Nếu quãng đường là km, thời gian là giờ thì vận tốc là km/giờ.

– Nếu quãng đường là m, thời gian là phút thì vận tốc là m/phút.

2. Với cùng một vận tốc thì quãng đường tỉ lệ thuận với thời gian.

3. Trong cùng một thời gian thì quãng đường tỉ lệ thuận với vận tốc.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Âm mưu và tình yêu Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 129 sách Chân trời sáng tạo tập 1

4. Trên cùng một quãng đường thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

PHẦN 2: CÁC DẠNG TOÁN CƠ BẢN VÀ KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Dạng 1: Các bài toán có một chuyển động tham gia

I. Kiến thức cần nhớ:

Thời gian đi = quãng đường : vận tốc (t = s : v) = giờ đến – giờ khởi hành – giờ nghỉ (nếu có).

Giờ khởi hành = giờ đến nơi – thời gian đi – giờ nghỉ (nếu có).

Giờ đến nơi = giờ khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).

Vận tốc = quãng đường : thời gian (v = s : t)

Quãng đường = vận tốc x thời gian (s = v × t).

II. Các loại bài:

Loại 1: Tính quãng đường khi biết vân tốc và phải giải bài toán phụ để tìm thờigian.

Loại 2: Tính quãng đường khi biết thời gian và phải giải bài toán phụ để tìm vận tốc.

Loại 3: Vật chuyển động trên một quãng đường nhưng vận tốc thay đổi giữa đoạn lên dốc, xuống dốc và đường bằng.

Loại 4: Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường cả đi lẫn về.

Dạng 2: Các bài toán có hai hoặc ba chuyển động cùng chiều

I. Kiến thức cần nhớ:

– Vận tốc vật thứ nhất: kí hiệu V1

– Vận tốc vật thứ hai: kí hiệu V2.

– Nếu hai vật chuyển động cùng chiều cách nhau quãng đường S cùng xuất phát một lúc thì thời gian để chúng đuổi kịp nhau là:

t = s : (V1 – V2)

– Nếu vật thứ hai xuất phát trước một thời gian t0 sau đó vật thứ nhất mới xuất phát thì thời gian vật thứ nhất đuổi kịp vật thứ hai là:

t = V2 x t0 : (V1 – V2)

Tham khảo thêm:   Tổng hợp giftcode và cách nhập code Hải Trình Huyền Thoại

(Với V2 x t0 là quãng đường vật thứ hai xuất phát trước vậth thứ nhất trong thời gian t0.)

II. Các loại bài:

1. Hai vật cùng xuất phát một lúc nhưng ở cách nhau một quãng đường S.

2. Hai vật cùng xuất phát ở một địa điểm nhưng một vật xuất phát trước một thời gian to nào đó.

3. Dạng toán có ba chuyển động cùng chiều tham gia.

Dạng 3: Các bài toán có hai chuyển động ngược chiều.

I. Kiến thức cần ghi nhớ:

– Vận tốc vật thứ nhất kí hiệu là V1.

– Vận tốc vật thứ hai kí hiệu là V2.

– Quãng đường hai vật cách nhau trong cùng thời điểm xuất phá là S.

– Thời gian để hai vật gặp nhau là t, thì:

t = s : (V1 + V2)

Chú ý: S là quãng đường hai vật cách nhau trong cùng thời điểm xuất phát. Nếu vật nào xuất phát trước thì phải trừ quãng đường xuất phát trước đó.

II. Các loại bài:

Loại 1: Hai vật chuyển động ngược chiều nhau trên cùng một đoạn đường và gặp nhau một lần.

Loại 2: Hai vật chuyển động ngược chiều nhau và gặp nhau hai lần.

Loại 3: Hai vật chuyển động ngược chiều và gặp nhau 3 lần trên một đường tròn.

Dạng 4: Vật chuyển động trên dòng nước

I. Kiến thứ cần ghi nhớ:

  • Nếu vật chuyển động ngược dòng thì có lực cản của dòng nước.
  • Nếu vật chuyển động xuôi dòng thì có thêm vận tốc dòng nước.
  • Vxuôi = Vvật + Vdòng.
  • Vngược = Vvật – Vdòng.
  • Vdòng = (Vxuôi – Vngược) : 2
  • Vvật = (Vxuôi + Vngược) : 2
  • Vxuôi – Vngược = Vdòng x 2

Dạng 5: Vật chuyển động có chiều dài đáng kể

Các loại bài và kiến thức cần ghi nhớ:

Loại 1: Đoàn tàu chạy qua cột điện: Cột điện coi như là một điểm, đoàn tàu vượt qua hết cột điện có nghĩa là từ lúc đầu tàu đến cột điện cho đến khi toa cuối cùng qua khỏi cột điện.

Tham khảo thêm:   16 giống chó cảnh đẹp, dễ chăm sóc phổ biến tại Việt Nam

+ Kí hiệu l là chiều dài của tàu; t là thời gian tàu chạy qua cột điện; v là vận tốc tàu. Ta có:
t = l : v

– Loại 2: Đoàn tàu chạy qua một cái cầu có chiều dài d: Thời gian tàu chạy qua hết cầu có nghĩa là từ lúc đầu tàu bắt đầu đến cầu cho đến lúc toa cuối cùng của tàu ra khỏi cầu hay Quãng đường = chiều dài tàu + chiều dài cầu.

t = (l + d) : v

– Loại 3: Đoàn tàu chạy qua một ô tô đang chạy ngược chiều (chiều dài ô tô không đáng kể).
Trường hợp này xem như bài toán chuyển động ngược chiều nhau xuất phát từ hai vị trí: A (đuôi tàu) và B (ô tô). Trong đó: Quãng đường cách nhau của hai vật = quãng đường hai vật cách nhau + chiều dài của đoàn tàu.

Thời gian để tàu vượt qua ô tô là: t = (l + d) : (Vôtô + Vtàu).

Loại 4: Đoàn tàu vượt qua một ô tô đang chạy cùng chiều: Trường hợp này xem như bài toán về chuyển động cùng chiều xuất phát từ hai vị trí là đuôI tàu và ô tô.

t = (l + d) : (Vtàu – Vôtô).

– Loại 5: Phối hợp các loại trên.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chuyên đề các bài toán chuyển động lớp 5 Bài tập Toán chuyển động lớp 5 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *