Phép trừ là một kiến thức cơ bản không chỉ được ứng dụng trong toán học mà trong hầu hết các lĩnh vực, cho đến đời sống thực tế vẫn được sử dụng. Vậy phép trừ gọi là gì? Làm sao giúp bé nắm vững kiến thức khi học phép trừ hiệu quả? Hãy cùng Wikihoc khám phá rõ hơn trong bài viết sau.

Phép trừ là gì?

Trong toán học, phép trừ là một trong 4 phép toán cơ bản bao gồm cộng, trừ, nhân và chia. Phép trừ số học sẽ bao gồm trừ 2 hoặc nhiều phần từ để có được kết quả cuối cùng, đó chính là phần tử gốc bị giảm bởi phần tử bị trừ.

Ký hiệu phép trừ là “-“.

Cấu tạo của phép trừ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Đối với phép trừ thường được dùng cho số tự nhiên, phân số, số thập phân, số nguyên, số phức và số thực. Một phép tính trừ sẽ được cấu tạo bởi: a – b = c.

Trong đó:

  • a là số bị trừ

  • b là số trừ

  • c là hiệu

Điều kiện để thực hiện phép trừ chính là số bị trừ phải lớn hơn hoặc bằng số trừ. Khi thực hiện phép tính trừ 2 số tự nhiên, ta chỉ cần thực hiện theo thứ tự từ phải sang trải. Để chắc chắn kết quả, ta thực hiện phép tính hiệu cộng với số trừ, nếu kết quả là số bị trừ thì phép tính chính xác.

Ví dụ: 15 – 8 = 7. Điểm kiểm tra kết quả chính xác không thì ta lấy 7 + 8 = 15.

Tính chất của phép trừ

Trong toán học, phép tính trừ có tính chất sau:

  • Phép trừ cho chính số đó: a-a = 0
  • Trừ với số 0: a-0 = a
  • Hiệu của phép trừ cho 0 bằng chính số đó.

Các dạng phép toán trừ thường gặp

Cũng tương tự như phép cộng, trong phép tính trừ cũng sẽ có 2 dạng là trừ có nhớ và không nhớ. Cụ thể:

Có 2 dạng phép trừ cơ bản trong toán học. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Phép trừ không nhớ

Phép trừ không nhớ là phép toán cơ bản, khi ta thực hiện phép tính từ phải sang trái theo từng hàng với số bị trừ lớn hơn số trừ.

Ví dụ: 67 – 15 = 52

Trong đó

  • Số 67: Được gọi là số bị trừ.

  • Số 15: Được gọi là số trừ.

  • Số 52: Là kết quả của phép trừ được gọi là hiệu. 

Phép trừ có nhớ

Đây là phép trừ nâng cao hơn nhưng cũng được thực hiện theo thứ tự từ phải sang trái, nhưng trong cùng một hàng chữ số bị trừ bé hơn số trừ ta sẽ phải mượn 1 ở hàng tiếp theo để trừ (nhớ 1). Đến khi khi thực hiện phép tính trừ ở hàng tiếp theo ta cộng 1 ở số trừ vào để tính.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ (Dàn ý + 6 Mẫu) Thu hứng của Đỗ Phủ

Ví dụ: 35 – 17:

Hàng đơn vị: 5 không trừ được 7, lấy 15 trừ 7 bằng 8, viết 8 nhớ 1.

Hàng chục: 1 cộng 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1. Kết quả là 18

Các dạng bài tập liên quan tới phép trừ thường gặp

Với các bé mới bắt đầu học với phép tính trừ, các con sẽ được làm quen với những dạng toán cơ bản sau đây:

Có nhiều dạng bài tập liên quan tới phép tính trừ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạng 1: Thực hiện phép tính

Với dạng toán này có thể là tính nhẩm hoặc đặt tính rồi tính. Nhiệm vụ của bé chính là thực hiện phép tính trừ theo thứ tự từ phải sang trái để tìm đáp án chính xác.

Ví dụ: Tính nhẩm 34 – 12 = 22

Dạng 2: Giải toán có lời văn

Phương pháp giải: Đầu tiên các em sẽ phải đọc và phân tích kỹ đề bài đã cho những số liệu nào, số lượng giảm hay tăng, yêu cầu đề bài đưa ra là gì. Sau đó dựa vào từ khóa của bài như tìm “còn lại”, “tất cả”,… cùng yêu cầu của bài toán để xác định phép tính phù hợp.

Tiếp đến sẽ phải trình bày lời giải, phép tính và viết đáp số chính xác. Cuối cùng sẽ phải kiểm tra lời giải bài toán và kết quả đưa ra.

Ví dụ: Mẹ đi chợ về mua 10 quả táo, mẹ cho An 3 quả, cho Hoa 2 quả. Hỏi mẹ còn lại mấy quả.

Lời giải:

Mẹ còn lại số quả táo là:

10 – 3 – 2 = 5 (quả)

Đáp số: 5 quả.

Dạng 3: Tìm chữ số còn thiếu trong phép tính trừ

Phương pháp giải: Các em cũng sẽ phải thực hiện phép tính trừ từ trái sang phải. Nếu là phép toán trừ có 3 giá trị, đề bài cho biết hai trong 3 giá trị thì ta sẽ tính nhẩm để tìm giá trị còn thiếu.

Ví dụ: Điều chữ số thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành phép tính:

5…. –  13 = ….2

Giải:

Nhẩm từ hàng đơn vị đến hàng chục

  • Hàng đơn vị: Số nào trừ với 3 bằng 2. Ta có: 5 – 3  = 2 nên số tìm được là số 5.
  • Hàng chục: Nhẩm 5 – 1 = 4 nên số cần điền vào chỗ trống còn lại là 4

Vậy điền các số vào chỗ trống để được phép tính như sau:

55 – 13 = 42

Dạng 4: Tìm x

Phương pháp giải: Ta sẽ phải xác định vai trò của x cần tìm là số bị trừ, số trừ hay là hiệu để áp dụng quy tắc tìm một số chưa biết là “Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết hoặc muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.”.

Ví dụ: x – 7 = 15

x = 15 + 7

x = 22

Bí quyết giúp bé học, ghi nhớ và ứng dụng kiến thức về phép trừ hiệu quả

Để giúp quá trình học toán nói chung, phép tính trừ với bé dễ dàng, hiệu quả hơn thì bố mẹ có thể áp dụng những bí quyết sau đây:

Học toán theo phương pháp tích cực cùng Wikihoc Math

Toán học là một bộ môn với những con số, phép tính khô khan nên để giúp quá trình học của bé trở nên thú vị hơn thì bố mẹ có thể chọn Wikihoc Math để đồng hành với bé. Với phương pháp dạy học tích cực thông qua trò chơi, hoạt động tương tác, video và vận động thô đảm bảo sẽ giúp bé có sự hứng thú hơn với môn học này.

Tham khảo thêm:   Bộ sách giáo khoa Lớp 2: Kết nối tri thức với cuộc sống (Sách học sinh) SGK lớp 2 năm 2023 - 2024

Học toán thông qua trò chơi cùng Wikihoc Math. (Ảnh: Wikihoc)

Cụ thể, Wikihoc Math là ứng dụng dạy học toán tiếng Anh với nội dung bám sát chương trình GDPT mới, dựa trên việc phát triển năng lực thay vì truyền thụ kiến thức như Bộ GDĐT đặt ra. Chính vì vậy, những giây phút học toán cùng Wikihoc Math sẽ là những niềm vui mà vẫn đảm bảo bé hiểu và thực hành chính xác.

Ở đây, trước khi bé bắt đầu vào bài học sẽ được xem video hoạt hình hướng dẫn bài học trước để con nắm rõ được kiến thức. Sau đó bé sẽ tiến hành tham gia các hoạt động tương tác trên ứng dụng để xem bé hiểu gì về bài học, ôn tập và thực hành với kiến thức được học thông qua nhiều trải nghiệm thú vị khác nhau.

Cuối cùng, bé sẽ được vận động thô và tinh với sách bài tập bổ trợ mà Wikihoc cung cấp. Để qua đó bé sẽ được tham gia những hoạt động học thú vị vừa phát triển đồng đều kiến thức, cảm xúc và kỹ năng giúp việc học tập đạt kết quả tốt hơn.

Làm quen phép trừ từ những điều đơn giản

Với các bé bắt đầu học toán sẽ thường gặp nhiều khó khăn, bé dễ “học trước quên sau” cũng như con dễ chán ghét những việc có tính lặp lại cao như học phép trừ. Nên bố mẹ cần phải thực sự kiên nhẫn trong việc dạy bé học.

Chính vì vậy, thay vì ép buộc trẻ học chúng thì bố mẹ nên tạo cho bé những cách tiếp cận với kiến thức này một cách nhẹ nhàng, từ những điều đơn giản như giúp bé thấy được giá trị của phép toán trừ, khuyến khích con bằng những phần thưởng, cùng con tham gia các trò chơi toán học,… điều này sẽ giúp bé cảm thấy sẵn sàng và hứng thú hơn khi học tập.

Học phép trừ trong ngữ cảnh hàng ngày

Thay vì chỉ dạy bé học phép tính trừ trên sách vở, bố mẹ có thể giúp bé học thông qua các ngữ cảnh hàng ngày như tính toán các đồ vật trong nhà như trừ số kẹo, bát đĩa, đếm số đồ chơi,…Ban đầu khi học nên thực hiện các phép trừ với số lượng nhỏ trước, đến khi bé hiểu và quen dần mới tăng mức độ tính toán.

Giúp bé ứng dụng toán học trong ngữ cảnh hàng ngày. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Sử dụng công cụ hỗ trợ dạy bé học toán trừ

Để gia tăng tính trực quan, hình dung cho bé hiểu phép trừ bố mẹ có thể dùng những đồ vật quen thuộc làm công cụ hỗ trợ. Ví dụ bố mẹ có thể đưa ra 10 viên bi, đưa cho bé 4 viên hỏi bố mẹ còn bao nhiêu viên. Như vậy bé sẽ có thể hiểu phép trừ một cách trực quan hơn.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên khuyến khích bé tư duy, tưởng tượng khi học toán hơn. Ví dụ với phép trừ thì hãy cho bé tưởng tượng trong một khu rừng có 5 con ngựa, 2 con chạy ra ngoài thì còn lại mấy con….

Tham khảo thêm:   Soạn bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng - Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 43 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Thay đổi hình thức học

Thay vì chỉ học phép trừ trên sách vở, bố mẹ hãy đa dạng phương pháp dạy bé học từ trên ứng dụng Wikihoc Math, học qua trò chơi, thi đố, thực tiễn,… để bé không bị nhàm chán. Nếu thực hành phép trừ bằng que, thẻ,.. mà con bắt đầu thấy chán thì bố mẹ nên thử giới hạn thời gian học bằng các hoạt động tương tác để giúp thay đổi không khí giúp bé học hào hứng hơn.

Đừng quên luyện tập thường xuyên

Bên cạnh việc nắm được bản chất của phép trừ, bố mẹ cũng nên yêu cầu bé làm bài tập thường xuyên. Ngoài bài tập trên trường, bạn cũng có thể tự sưu tầm nhiều dạng bài tập liên quan khác nhau để bé thử sức và được luyện tập đều đặn, giúp con học hiểu và tránh bị quên kiến thức.

Việc luyện tập cùng bé thường xuyên rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tổng hợp một số bài tập phép trừ để bé luyện tập

Dưới đây là một số bài tập phép tính trừ để bé có thể cùng luyện tập:

Bài 1: Đặt tính rồi tính

a. 60 – 5    b. 58 – 9       c. 50 – 4     d. 15 – 8      e. 60 – 27

f. 30 – 14  g. 40 – 15     g. 90 -43     h. 80 – 22   i. 60 – 17

Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống:

Bài 3: Tính nhẩm:

60 – 10 – 30 = ….                                20 – 7 – 3 = …..

100 – 20 – 40 = …..                             15 – 5 – 18 = …..

25 – 5 – 12 = …..                      52 – 2 – 17 = …..

73 – 3 – 44 = …..                       48 – 8 – 26 = ….

Bài 4: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm

60 ……..  93 – 26                                 59 …….. 72 – 19

33 …….. 61 – 28                                  68 …….. 68 – 0

Bài 5: Hoa có một số bóng bay. Mẹ Hoa cho Hoa thêm 5 quả nữa là Hoa có chẵn hai chục quả. Hỏi lúc đầu Hoa có bao nhiêu quả bóng bay?

Bài 6: Tổng số tuổi của 2 bố con hiện nay là 40 tuổi. Năm nay con 7 tuổi. Đố các bạn biết hiện nay bố bao nhiêu tuổi ?

Bài 7: Gói kẹo cà phê và gói kẹo dừa có tất cả là 90 cái.Riêng gói kẹo dừa là 43 cái. Hỏi:

A. Gói kẹo cà phê có bao nhiêu cái?

B. Phải bớt đi bao nhiêu cái kẹo ở gói kẹo cà phê để số kẹo ở 2 gói bằng nhau?

Bài 8: Tóm tắt bằng sơ đồ bài toán sau rồi giải:

Chị Lan mua sách hết 50 nghìn đồng. Lan mua sách hết ít hơn chị Lan 15 nghìn đồng.

A. Tính số tiền Lan mua sách?

B. Cả hai chị em mua sách hết tất cả bao nhiêu tiền?

Bài 9: Bể thứ nhất chứa được 865l nước, bể thứ hai chứa được ít hơn bể thứ nhất 200l nước. Hỏi bể thứ hai chứa được bao nhiêu lít nước?

Bài 10: Tìm x:

a) x – 4 = 8;                  b) x – 9 = 18;

c) x – 10 = 25               d) x – 8 = 24;

e) x – 7 = 21;                g) x – 12 = 36.

Kết luận

Trên đây là những thông tin kiến thức cơ bản về phép trừ. Đây được xem là phép tính nền tảng để học kiến thức toán cao hơn, cũng như ứng dụng trong thực tiễn. Nên bố mẹ có thể áp dụng những chia sẻ trên của Wikihoc để giúp việc học của bé hiệu quả hơn nhé.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *