Bạn đang xem bài viết Chó chăn cừu: Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi, giá bán tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Với thể lực và tính cách ưu việt, loài chó đáng yêu này đang rất được yêu thích bởi các tín đồ yêu chó trên khắp thế giới. Hãy cùng Bách Hoá XANH tìm hiểu xem giống chó này có gì mà lại được yêu thích như thế nhé!

Tìm hiểu về giống chó chăn cừu:

Nguồn gốc chó chăn cừu

Giống với cái tên của nó, chó chăn cừu vốn được sinh ra và huấn luyện nhằm mục đích chăn dắt những bầy gia súc lớn như cừu ở các nông trại.

Loài chó này có nguồn gốc và lịch sử của mỗi giống đều khác nhau hoàn toàn nhưng mục đích chung ban đầu của chúng đều để giúp đỡ người dân trong nom gia súc. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế ngày càng phát triển, ngày nay người ta thường nuôi chó chăn cừu với mục đích làm thú cưng nhiều hơn, thậm chí một số giống còn được chọn để diễn xiếc. Dù không được huấn luyện bài bản như trước đây nhưng loài chó này vẫn giữ được bản chất ưu việt của mình, có lẽ đó là lý do mà các sen rất yên tâm khi chọn chúng làm thú cưng.

Nguồn gốc chó chăn cừuNguồn gốc chó chăn cừu

Phân loại chó chăn cừu

Chó chăn cừu Đức (Becgie)

Đây là một trong những giống chó phổ biến nhất trên thế giới và cũng là giống chó hàng đầu được quân đội lựa chọn để huấn luyện làm chó nghiệp vụ. Chúng sở hữu vóc dáng cao ráo, khỏe mạnh cùng hàm răng cực kỳ sắc bén và một trí thông minh đặc biệt. Giống chó này sẽ phát triển tốt nhất khi được huấn luyện bài bản, thế nhưng đôi khi chúng cũng sẽ hành động theo hình thức tự vệ bản năng và cắn người.

Chó chăn cừu Đức BecgieChó chăn cừu Đức Becgie

Chó chăn cừu Border Collie

Chó Border Collie là một trong ba nhánh chó thuộc dòng Collie và có nguồn gốc xuất xứ từ Scotland. Chúng có ngoại hình cân đối, sáng sủa kết hợp cùng bộ lông dài mượt, đôi mắt sắc sảo và ánh nhìn đầy quyền uy. Đặc biệt, Border Collie cũng được công nhận là loài chó thông minh bậc nhất trên thế giới. Chúng không chỉ học hỏi nhanh mà còn rất khéo léo, linh hoạt. Chính vì thế, giống chó này là sự lựa chọn tuyệt vời cho các màn trình diễn xiếc.

Tham khảo thêm:   Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa trang 38 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 4 - Tiếng Việt Lớp 5 tập 1

Chó chChó chăn cừu Border Collieăn cừu Border CollieChó chăn cừu Border Collie

Chó chăn cừu Úc (Australian Shepherd hay Aussie)

Giống chó này có nguồn gốc từ Mỹ và được du nhập vào Úc khoảng thế kỷ XIX. Gần giống với chó Becgie, Australian Shepherd cũng là một giống chó cực kỳ phổ biến và sở hữu thân hình chắc khỏe, đầu óc lại thông minh, nhanh nhạy nên rất dễ trong việc huấn luyện chúng. Tuy nhiên, thay vì môi trường quân đội thì chúng được xem là một lực lượng lao động cần thiết canh gác trang trại hay canh giữ trẻ em, người già.

Chó chăn cừu Úc - Australian ShepherdChó chăn cừu Úc – Australian Shepherd

Chó Corgi

Corgi là giống chó chăn cừu có nguồn gốc từ Pembrokeshire, xứ Wales. Khác biệt hoàn toàn với những giống chó chăn cừu khác, Corgi đốn tim cộng đồng những người yêu chó với vẻ ngoài đáng yêu, chân ngắn, mông to. Không chỉ vậy, “chú chó lùn” này còn rất thông minh và nhanh nhẹn, đó cũng là lý do mà chúng rất “được việc” khi giám sát các bầy gia súc, Ngay sau khi du nhập vào Việt Nam, ngoại hình nhỏ nhắn cùng tính cách lanh lợi, đáng yêu của Corgi đã lập tức làm mưa làm gió giới thú cưng.

Chó CorgiChó Corgi

Các màu lông chó chăn cừu phổ biến

Vì chó chăn cừu có rất nhiều các giống loài và nguồn gốc nên màu lông của chúng cũng rất đa dạng. Một số màu lông phổ biến như: nâu sẫm, đen, trắng, socola,…

Các màu lông chó chăn cừu phổ biếnCác màu lông chó chăn cừu phổ biến

Đặc điểm ngoại hình chó chăn cừu

Chó chăn cừu vốn được nuôi nhằm mục đích kiểm soát bầy gia súc cho các trang trại. Vậy nên, đa phần các giống chó chăn cừu đều có ngoại hình khỏe khoắn, cân đối cùng đôi mắt sắc bén cực kỳ dũng mãnh. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ với thân hình nhỏ nhắn, đáng yêu như những chú chó nấm lùn Corgi.

Đặc điểm tính cách

Tất cả những giống chó chăn cừu đều cực kỳ hiếu động, tinh nghịch và rất thân thiện với con người. Ngoài ra, chúng còn được biết đến với các đặc tính ưu việt, vô cùng thông minh, nhanh nhẹn nhưng đôi khi lại có chút bướng bỉnh.

Tham khảo thêm:   Muốn da sạch khỏe thì cần phải biết thời điểm sử dụng sữa rửa mặt đúng chuẩn

Đặc điểm tính cách chó chăn cừuĐặc điểm tính cách chó chăn cừu

Cách nuôi chó chăn cừu

Thức ăn của chó chăn cừu

Vì chó chăn cừu thường xuyên chạy, nhảy và hoạt động rất nhiều nên trong mỗi bữa ăn, chúng cần phải nạp đủ nguồn năng lượng và bổ sung đủ nước. Thức ăn cho chó chăn cừu bao gồm: protein và một ít chất béo: Thịt bò, thịt gà, thịt heo,…; chất xơ: Cà rốt, bông cải,…; tinh bột: Khoai tây, khoai lang, cơm,…; vitamin và khoáng chất: rau củ, trái cây,…

Lưu ý: Bạn không nên cho chúng ăn những thức ăn có chứa quá nhiều gia vị.

Thức ăn của chó chăn cừuThức ăn của chó chăn cừu

Cách chăm sóc, vệ sinh chó chăn cừu

Chó chăn cừu nên được tắm rửa ít nhất từ 3–4 lần/tháng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các ký sinh trùng sống bám trên da và lông của chúng cũng như giúp cơ thể chúng được sạch sẽ, thơm tho.

Ngoài ra, bạn cùng có thể thường đưa chúng đến công viên hay những nơi có sân rộng rãi để chúng có thể thỏa sức chạy nhảy, vui chơi nhé!Cách chăm sóc, vệ sinh chó chăn cừu

Các vấn đề về sức khoẻ chó chăn cừu thường gặp

Mặc dù chó chăn cừu vốn có thể trạng khỏe mạnh, nhưng đôi khi chúng vẫn có thể xảy ra các vấn đề sức khỏe:

  • Bị sốc nhiệt: Hầu hết các giống chó chăn cừu đều có nguồn gốc từ xứ lạnh sẽ rất dễ bị tình trạng sốc nhiệt với khí hậu nắng nóng tại Việt Nam. Có thể nhận thấy chó sẽ thở gấp, khò khè – thè lưỡi liên tục, nghiêm trọng hơn là bất tỉnh, mất nhận thức hoàn toàn. Bạn nên hạn chế đưa chó ra giữa trưa nắng hoặc những khu vực có nhiệt độ chênh lệch cao.
  • Bệnh viêm dạ dày, đường ruột: Đây là bệnh phổ biến xảy ra quanh năm, nhất là vào mùa hè và thời tiết nóng ẩm. Khi bệnh chó sẽ ăn ít dần và bỏ ăn, nôn mửa và tiêu chảy liên tục, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vậy nên, hãy cho chó ăn uống sạch sẽ và chín đồng thời thực hiện tẩy giun định kỳ cho bé.
  • Bệnh xương khớp: do chó chăn cừu thường xuyên chạy nhảy và vận động nhiều, nếu như chúng ta không “kiềm” chúng lại bớt, chúng sẽ dễ vận động quá hăng và dẫn đến bị mỏi, đau chân và thời gian lâu dài sẽ gây ra bệnh xương khớp.
Tham khảo thêm:   Lá ngón: Độ nguy hiểm, độc tính và cách sơ cứu khi ngộ độc

Các vấn đề về sức khoẻ chó chăn cừu thường gặpCác vấn đề về sức khoẻ chó chăn cừu thường gặp

Lưu ý khi nuôi chó chăn cừu

Bạn nên cho thú cưng tiêm vacxin và tẩy giun theo đúng định kỳ. Đồng thời, bạn cũng có thể điều chỉnh khẩu vị và lượng thức ăn cho chó phù hợp hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về thực đơn nếu cần. Cuối cùng, vì chó chăn cừu rất hiếu động, bạn nên để chúng ra ngoài chơi mỗi ngày, chúng chạy nhảy, nô đùa, vui chơi để thấy thoải mái hơn.

Lưu ý khi nuôi chó chăn cừuLưu ý khi nuôi chó chăn cừu

Kinh nghiệm mua chó chăn cừu

Bảng giá chó chăn cừu

Tuỳ vào giống chó mà giá thành của chúng dao động khác nhau. Đối với những giống chưa phổ biến ở Việt Nam như chó Becgie thì giá thành khá cao, khoảng từ 10 – 40 triệu, chó chăn cừu Úc – Australian Shepherd khoảng 1200 – 2000$,… tuỳ vào nguồn gốc và xuất xứ. Mặt khác, đối với Corgi đã khá phổ biến ở Việt Nam thì giá thành sẽ “dễ chịu” hơn, từ 8-10 triệu đồng nếu Corgi sinh ra ở Việt Nam, từ 25-30 triệu nếu nhập từ trại Thái Lan và những bé được nhập từ châu u thì giá lên đến 2000$-2500$.

Bảng giá chó chăn cừuBảng giá chó chăn cừu

Lưu ý khi mua chó chăn cừu

Dù giá không hề rẻ nhưng nguy cơ xảy ra trục trặc trong khi mua chó chăn cừu thì vẫn rất cao. Vì vậy, các bạn nên “chọn mặt gửi vàng”, tìm mua ở những nơi uy tín và có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Cẩn thận với những trường hợp người bán giao sai giống chó, hoặc cố tình lừa đảo khiến người mua vừa mất tiền lại không nhận được chó.

Lưu ý khi mua chó chăn cừuLưu ý khi mua chó chăn cừu

Trên đây là những thông tin hữu ích về giống chó chăn cừu mà Wikihoc.com muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có thêm cho mình thật nhiều kiến thức để lựa chọn mua giống chó này nhé!

Mua thức ăn các loại cho cún cưng tại Wikihoc.com nhé:

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chó chăn cừu: Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi, giá bán tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *